Nebraska làm nổi bật cuộc chiến chống lại án tử hình của Giáo hội Công giáo

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 27-04-2017 | 22:22:59

Dường như cứ mỗi vài tuần lễ, những tin tức về án tử hình lại xuất hiện trên các phương tiện truyền thông quốc gia, thường dưới hình thức của những trò khôi hài đáng thương. Một đề xuất đã được đưa ra tại Alabama nhằm tiếp tục các đội xử bắn. Tiểu bang Arizona muốn yêu cầu những người bị lên án tự mua thuốc độc. Arkansas cố gắng thi hành án tử hình đối với 8 người đàn ông trong 10 ngày trước khi thuốc hết hạn. Nebraska đã vượt lên những kỳ vọng về chính trị khi cơ quan lập pháp của tiểu bang này thực hiện lệnh cấm đối với án tử hình, nhưng một năm sau, các cử tri đã áp đảo quyết định đưa hình phạt này trở lại. 

Trong trường hợp của tiểu bang Nebraska, Giáo hội Công giáo đã tự đặt mình vào một cuộc tranh luận dày đặc. Chiến dịch ngắn gọn nhưng hết sức mạnh mẽ nhằm duy trì lệnh cấm đối với án tử hình vào năm ngoái đã làm sáng tỏ một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của Giáo Hội đó là: cổ võ Giáo huấn Xã hội Công giáo theo một cách thế vốn thực sự thay đổi xã hội.

Nỗ lực thuyết phục người Công giáo tại Nebraska phản đối án tử hình liên quan đến các cuộc thảo luận xung quanh các khái niệm như “vấn đề cần phải hết sức thận trọng”, “cái ác nội tại” và “vấn đề không thể thương thảo”. Chiến dịch nêu lên một vấn đề vốn xuất hiện nhiều lần trong các tổ chức Công giáo: Liệu chúng ta có thể “xếp loại” các nguyên tắc luân lý, đặc biệt là xung quanh vấn đề bảo vệ sự sống không?

Nó cũng đặt ra những vấn đề về cách Giáo Hội ủng hộ một vấn đề về công lý khi Giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề đó đã phát triển theo thời gian. Liệu có phải sự lãnh đạo của Giáo Hội đã thất bại trong nhiều năm qua trong việc giáo huấn các tín hữu về toàn bộ Giáo huấn Xã hội của mình? Liệu một người Công giáo phải có nghĩa vụ tuân giữ mọi Giáo huấn mới nhất của Giáo Hội chăng? Liệu có những trường hợp – ở một số nơi và vào một thời điểm nào đó, bất kể rằng Giáo Hội đã chiến đấu một cách hăng hái thế nào – vị thế của Giáo Hội Công giáo không có cơ hội chăng?

Vào tháng 1/2015, Thượng nghị sĩ Ernie Chambers của tiểu bang Omaha đã đệ trình một dự luật bãi bỏ án tử hình tại tiểu bang Nebraska, đây là lần thứ 21 ông đã làm như vậy kể từ năm 1976, khi Toà án Tối cao Hoa Kỳ chấm dứt lệnh cấm đối với án tử hình.

chambersÔng Chambers là một nhân vật nổi tiếng nhưng đầy tranh cãi trong nền chính trị Nebraska. Thường mặc quần jeans và áo thun đen hoặc xám ngắn tay, nhà lập pháp người Mỹ gốc Phi được một số người coi là một trang sư anh hùng bảo vệ người nghèo và các cộng đồng thiểu số, một số khác lại xem ông như một kẻ chống phá Giáo hội, một kẻ phá rối đầy khiêu khích. Ông có thể vừa là một chính trị gia đáng ghét nhất vừa là một người đáng ngưỡng mộ nhất tại tiểu bang này.”Ông đã nói với chúng ta những điều mà chúng ta không muốn nghe”, Cha James Novakowski của Nhà Thờ Chúa Thánh Thần ở Bắc Platte, Neb cho biết. Và trong 40 năm qua, ông Chambers đã trở thành tiếng nói không mệt mỏi của tiểu bang ở vùng đất hoang vu hẻo lánh để kêu gọi việc chấm dứt án tử hình. 

Vào ngày 20 tháng 5 năm 2015, cuối cùng ông cũng đã thành công trong việc bãi bỏ bản án này thông qua cơ quan lập pháp phi đảng phái của tiểu bang, được ủng hộ bởi liên minh các thượng nghị sĩ bảo thủ và tự do và được trợ giúp bởi những nỗ lực vận động hành lang của giáo dân Công giáo cũng như các quan chức giáo hội. Khi Thống đốc đảng Cộng hòa Pete Ricketts – cũng là một người Công giáo – phản đối việc bãi bỏ án tử hình, cơ quan lập pháp đã vượt quá số phiếu ủng hộ cho ông chỉ với một phiếu. Dự luật này đã trở thành luật, đặc biệt bởi vì đây là lần đầu tiên kể từ năm 1973, một “tiểu bang đỏ” đã thực hiện lệnh cấm đối với án tử hình.

Nhưng ngay sau đó, một nhóm có tên gọi là ‘Nebraskans for the Death Penalty’ – đã thực hiện một bản kiến nghị thành công để đặt vấn đề này trong cuộc bỏ phiếu vào năm 2016. Thống đốc Ricketts đã chi 300.000 đôla Mỹ nhằm ủng hộ nỗ lực khôi phục hình phạt tử hình. Việc tiếp tục thi hành án tử hình tại Nebraska đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của ông.

Giáo hội hiện diện khắp nơi

Người Công giáo chiếm khoảng một phần tư dân số của tiểu bang Nebraska, và nhiều người phản đối án tử hình cảm thấy họ chính là nhân tố quyết định để đánh bại cuộc trưng cầu dân ý. Giáo hội Nebraska đã dành rất nhiều nguồn lực trong cuộc chiến đấu nhằm “tiếp tục việc bãi bỏ án tử hình”.

Hội đồng các Giám mục Công giáo của tiểu bang và tổ chức ‘Catholic Mobilizing Network’ đã gửi những thùng tài liệu đến tất cả 237 giáo xứ trong tiểu bang; trong đó bao gồm các áp phích, tờ rơi và các thông điệp bằng video được ghi lại từ mỗi Giám mục, cùng với những chỉ dẫn dành cho các linh mục nhằm phát biểu về án tử hình trong các bài giảng. 

Một chiến dịch truyền thông xã hội đã được đưa ra. Các Giám mục đã thực hiện việc phát thanh và dành nhiều mục cá nhân trong các tờ báo của Giáo phận để bàn về vấn đề này. Giáo hội đã tài trợ cho một nhóm có tên gọi là ‘Đường Hy Vọng’ – Journey of Hope, dẫn đầu bởi các thành viên trong các gia đình có nạn nhân bị giết hại. Tổ chức này đã tiến hành một chuyến công tác giáo dục cộng đồng trên khắp tiểu bang nhằm thảo luận về những lựa chọn thay thế cho án tử hình.

Dave Zabolsky – một giáo dân thuộc Giáo xứ Chúa Kitô Vua tại tiểu bang Omaha – cho biết ông chưa bao giờ thấy một động thái với mục tiêu duy nhất nào như thế của Giáo hội trong bất cứ vấn đề nào.

Alex Kelly – giám đốc tổ chức ‘Catholic Mobilizing Network’ của tiểu bang Nebraska – nói rằng hầu hết các giáo xứ đã xác nhận rằng họ đã sử dụng các tài liệu đã được gửi cho họ. “Mọi người đang phản ứng tốt với vấn đề này”, ông cho biết, đồng thời cũng trích dẫn lời của một số linh mục đã chia sẻ: “Việc chuyển sang đối thoại đối với án tử hình đã trở nên dễ dàng hơn đối với tôi. Ông có thể gửi cho tôi thêm những tài liệu như thế?” 

Tuy nhiên, một nhà hoạt động lâu năm chống lại án tử hình – bà Marilyn Felion – cho biết rằng tại nhiều giáo xứ vốn thận trọng trong vấn đề chính trị, giáo dân Công giáo đã thúc đẩy các Cha sở của mình phải lên tiếng công khai về vấn đề này. “Nó cũng giống như việc mở miệng một người vậy”, bà cho biết.

Cha Tom Fangman, thuộc Nhà thờ Thánh Patrick, ở Elkhorn, Neb., đã liên hệ với Thống đốc Ricketts – người mà trước đó ngài đã cùng cộng tác trong một chương trình hỗ trợ cho việc đào tạo giáo dục trong thành phố.

“Tôi thực sự ấn tượng khi ông ta đã gọi lại cho tôi và nói, ‘Liệu chúng ta có thể nói chuyện được không?’”, Cha Fangman cho biết. “Và chúng tôi đã kết thúc cuộc trò chuyện trong một tiếng 10 phút. Tôi thực sự đánh giá cao ông ấy vì đã muốn nghe những điều tôi muốn trình bày”. 

Tuy nhiên, cuối cùng, Thống đốc cũng đã không hề do dự. Ông Ricketts đã trích dẫn những giáo huấn của Thánh Augustinô và Thánh Thomas Aquinas, công lý cho các gia đình có nạn nhân bị giết hại và việc bảo vệ các sĩ quan cải huấn là những lý do mà ông muốn duy trì án tử hình. (Khi yêu cầu về một cuộc phỏng vấn vào tháng 11 được đưa ra, văn phòng báo chí nói rằng thống đốc đã quá bận rộn. Văn phòng thống đốc đã không đáp lại yêu cầu gần đây để sắp xếp một cuộc phỏng vấn).

Là cha xứ, cha Novakowski cho biết ngài đã phát biểu về vấn đề này gần như mỗi tuần trong chiến dịch tại giáo xứ của mình ở Bắc Platte – một cộng đồng chuyên về lĩnh vực nông trại, chăn nuôi gia súc và đường sắt nằm giữa tiểu bang. “Một vài người sẽ cảm thấy không được vui khi tôi nói những điều chẳng hạn như, “Anh chị em không thể cởi bỏ việc mình là một môn đệ Chúa Kitô để vứt nó bên ngoài phòng bỏ phiếu và rồi lại khoác lên cho mình cái danh nghĩa ấy trên đường trở về”, cha Novakowski nói.

Deathpenalty2_3Vào ngày 9/11, chiến dịch giành lại án tử hình đã giành chiến thắng với tỉ lệ 61% trên 39%. Ở một số quận phía Tây, cuộc trưng cầu dân ý đã giành chiến thắng một tỷ lệ từ 4 trên 1. Những người phản đối án tử hình chiếm hầu hết chỉ ở Quận Lancaster, bao gồm thủ phủ của tiểu bang Lincoln. 

Bất chấp sự nhộn nhịp của những hoạt động trong những tháng trước cuộc bầu cử, bà Felion và một số nhà hoạt động khác đã giữ vị thế của Giáo hội như một phần không thể thiếu trong kết quả của cuộc trưng cầu dân ý. Nếu các Giám mục đưa vấn đề này trở thành vấn đề ưu tiên trong vài năm gần đây – các nhà hoạt động nhấn mạnh – thì lúc ấy, một nền tảng vững chắc hơn của người Công giáo sẽ được phát triển để có thể chống lại chiến dịch khôi phục án tử hình.

 Một linh mục của tiểu bang Omaha nói với tôi rằng ngài cảm thấy như thể các Giám mục đã “thất bại trong dân chúng”.

Tom Venzor – giám đốc điều hành tổ chức ‘Nebraska Catholic Conference’, một tổ chức vận động chính trị của Giáo hội – cho biết rằng qua nhiều năm, tổ chức này đã “làm những công việc không thể tin được trên khắp tiểu bang nhằm chất vấn và tố cáo lương tâm mọi người dân”.

Lời kêu gọi đối với sự trừng phạt

Tại sao án tử hình lại được phục hồi theo kiểu không thể lấn át được như vậy? Một số đã trích dẫn một lằn ranh công lý đình trệ, hoặc lời kêu gọi mắt đền mắt; những người khác tự hỏi liệu cụm từ “giữ lại việc bãi bỏ án tử hình” có đang gây nhầm lẫn cho cử tri. Đối với Don Regan – một cư dân Omaha, một người đã bình chọn việc khôi phục án tử hình – vấn đề này không chỉ là việc ngăn chặn tội ác của án tử hình, mà còn là những gì ông học được từ các lớp triết học tại trường Đại học Creighton – một trường học thuộc dòng Tên.

“Những luật lệ tự nhiên là khá rõ ràng”, ông Regan cho biết. Thêm vào đó, những quan điểm đã thay đổi của Giáo hội về vấn đề này qua nhiều năm cho phép đưa ra những ý kiến khác nhau.

Ông Venzor – một thành viên thuộc tổ chức ‘Nebraska Catholic Conference – cho biết rằng đối với nhiều người, cuộc bỏ phiếu là do “một cảm giác tự nhiên trực quan về công lý theo khía cạnh mang tính chất trừng phạt của nó”. Trong khi hầu hết mọi người dân Nebraskans đều không cảm thấy như vậy – ông Venzor nói – “Một số người lại có một ý thức không lành mạnh khi cho rằng công lý phải đồng nghĩa với việc trừng phạt, [và] kêu gọi nợ này phải trả bằng máu”.

Cha Novakowski cho biết một giáo dân, sau khi nghe những bài giảng của ngài chống lại án tử hình, đã tự tìm tòi nghiên cứu trên internet và sau đó nói với ngài rằng, “Tôi đã bỏ phiếu chống lại cha”. Như vậy – cha Novakowski nói – ” một khi ông ta đã tuyên bố rằng Internet trở thành kinh thánh của chúng tôi, chúng ta chắc chắn sẽ gặp phiền toái”. 

Các vụ bạo loạn gần đây tại các nhà tù, các vụ vượt ngục cũng như những tay giết người nghiêm trọng cũng đã đi sâu vào tâm trí của các cử tri Nebraska vào tháng 11 năm ngoái. Một trường hợp, kể từ năm 2014 liên quan đến một người đàn ông tên là Nikko Jenkins – một người đã được ân xá,  hắn ta có liên quan đến một số vụ giết người và, vì việc bãi bỏ án tử hình tạm thời – đã thoát khỏi án tử hình.

Một yếu tố khác là tính chất kì dị của cuộc bầu cử năm 2016. “Nguyên nhân số 1 hoặc tầm ảnh hưởng hoặc sự thất bại đó chính là chu kỳ bầu cử tổng thống”,   Ông Kelly – thành viên tổ chức Catholic Mobilizing Network, cho biết. “Có rất nhiều sự chú ý của quốc gia về mặt chính trị ở cấp quốc gia”.

Cuộc bầu cử được phân chia ra rõ ràng thành hai đảng phái khác nhau mà tất cả các nguyên nhân khác đều bị cuốn vào đảng phái này hoặc đảng phái kia. “Với vấn đề như án tử hình, đó là một vấn đề công bằng xã hội”, ông Kelly nói, “nếu quý vị không ủng hộ án tử hình, quý vị được xem như là một Đảng viên đảng cấp tiến thuộc xã hội tự do”.

 Không có cuộc thăm dò ý kiến nào lớn hơn cho thấy người Công giáo tiểu bang đang đứng đâu về vấn đề này, nhưng với kết quả mong manh, dường như hầu hết mọi người dân đều bỏ phiếu bình chọn việc khôi phục án tử hình. Một lý do có thể là cách tiếp cận của Giáo hội trong việc giảng dạy về một vấn đề như án tử hình đã trở nên quá phức tạp.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã phải nỗ lực gấp đôi

Năm 1992, Giáo hội Công giáo đã phê chuẩn cuốn giáo lý phổ quát đầu tiên của mình trong hơn bốn thế kỷ. Điều này bao gồm giáo huấn truyền thống dạy rằng án tử hình được cho phép trong việc bảo vệ trật tự công cộng. Nhưng vào thời điểm của ấn bản cuối cùng, ấn bản chính thức bằng tiếng Latinh được công bố năm 1997, giáo huấn đó đã bị thay đổi. Sự thay đổi này đã bị ảnh hưởng bởi thông điệp ‘Evangelium Vitae’ năm 1995 của Đức Gioan Phaolô II, trong đó nói rằng, “vì những cải tiến liên tục trong việc tổ chức hệ thống hình sự”, những trường hợp mà trong đó việc thi hành án tử hình là “một sự cần thiết tuyệt đối” là “rất hiếm”, nếu không phải nói là trong thực tế không tồn tại”. 

Đức Bênêđictô XVI đã tái khẳng định giáo huấn này của Giáo hội, và lập trường của Rôma chống lại án tử hình đã lên đến đỉnh điểm với Triều đại Giáo hoàng của Đức Phanxicô. Vào mùa thu năm 2015, ĐTC Phanxicô trước Quốc hội Hoa Kỳ đã lên tiếng ủng hộ việc “bãi bỏ án tử hình”.

Lập trường của Giáo hội chống lại án tử hình lan rộng khắp tất cả các mặt trận. Nó không phải là một biện pháp ngăn chặn – các lập luận khẳng định – và vấn đề an toàn công cộng vẫn có thể được duy trì mà không cần đến nó. Ngoài ra: sự hiểu biết của các nhà thần học về luật tự nhiên đã phát triển theo thời gian; Lòng thương xót là nền tảng cho đời sống Kitô hữu; không nên loại trừ việc khôi phục đối với các phạm nhân; và lập trường mặc định của tất cả các Kitô hữu phải là – khá đơn giản – không được giết chết bất cứ một ai khác. Hơn nữa, bản án tử hình không thể mang lại một cái kết đích thực cho các gia đình của nạn nhân. (Như Cha Damian Zuerlein đến từ tiểu bang Omaha đã lập luận rằng: điều mà gia đình các nạn nhân thực sự mong muốn không phải là “công lý”, nhưng là họ muốn những người yêu của mình có thể trở lại với họ). 

Ngay cả ý niệm rằng án tử hình giúp ngăn chặn các tù nhân khỏi việc tấn công các viên cai ngục đã bị các nhà nghiên cứu bác bỏ trong một bài viết trong ấn bản năm 2017 của Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo và Xã hội. Bài viết cho thấy rằng “về cơ bản, không thể kiểm tra, bởi một người đã bị ngăn chặn khỏi việc phạm tội thì không thể phát hiện. Chúng ta không có cách nào để biết liệu có bất kỳ tù nhân nào đã từng bị ngăn chặn vì giết người trong tù vì họ sợ án tử hình không”.

Tạp chí này tiếp tục chỉ ra rằng một cách nào đó, hình phạt tử hình thậm chí có thể là động lực cho những vụ giết người trong tù. Một số tù nhân – phải đối diện với viễn cảnh của việc hàng ngàn ngày bị giam giữ trong tù mà không hề có bất kì cơ hội nào để được tha – sẽ sử dụng án tử hình như là động cơ giết người, để rồi nhận án tử hình và chấm dứt nỗi khổ sở của chính mình. Những người chống lại án tử hình đã gọi những trường hợp này là “tự tử bằng cách mượn tay thống đốc”.

Tuy nhiên, mặc dù Giáo hội đã lên tiếng chống lại án tử hình, thế nhưng một số quan chức Giáo hội vẫn duy trì việc bỏ ngỏ cho những cuộc tranh luận về án tử hình. Đây có thể được xem là điều khó hiểu.

Một vấn đề cần phải hết sức thận trọng

Omar F. A. Gutierrez, thuộc Văn phòng Truyền giáo và Công lý của Tổng Giáo phận Omaha, nói rằng sự nhận định của một cá nhân Công giáo về tính giá trị của hình phạt tử hình “đã sụp đổ theo thứ bậc của các vấn đề”. Ông nói, “Nguyên Giáo Hoàng Benedict đã nói về ‘những vấn đề không thể thương lượng được’. Những tệ nạn nội tại là gì, trong việc sử dụng ngôn ngữ của Hội đồng các giám mục Công giáo Hoa Kỳ, và những vấn đề thận trọng hơn là gì? “. 

Cho dù mọi người thậm chí còn quen thuộc với thuật ngữ, “vấn đề cần thận trọng” là điều tạo cơ hội cho những bất đồng chính kiến. Vấn đề thận trọng, đặt một cách khiêu khích, giống như một lối thoát cho người Công giáo.

Ông Gutierrez nói: “Khi quý vị áp dụng những gì Giáo hội dạy đối với một bối cảnh cụ thể, thì nó trở thành một vấn đề cần phải thận trọng, bởi vì khi đánh giá bối cảnh cụ thể, các Giám mục trên thực tế có thể có những điều sai lầm”.

 “Vì vậy, nguyên tắc vốn không sai, giáo huấn cũng không sai, nhưng việc ứng dụng nó trong bối cảnh cụ thể này lại có thể có những sai lầm”.

Chẳng hạn như, Thống đốc bang Nebraska có thể biết được các tình huống giảm nhẹ, các yếu tố của Giáo hội không phải là bí mật trong việc khiến án tử hình trở nên cần thiết trong một trường hợp cụ thể. (Ví dụ, một trường hợp giảm nhẹ có thể quan tâm đến sự an toàn của các cán bộ cai ngục). Theo ý nghĩa như vậy, cho phép thống đốc và những người Công giáo khác ủng hộ hình phạt tử hình.

Điều đó không có nghĩa là người Công giáo có thể đơn giản bác bỏ giáo huấn của Giáo hội một cách dễ dàng. “Khi người Công giáo nghe từ ‘thận trọng’, lẽ trái hoặc lẽ phải” – ông Gutierrez nói – “họ chỉ nghe và họ không phải chú ý đến nó. ‘Nếu đó là một vấn đề thận trọng, tôi có thể bỏ qua nó’. Và tôi có được điều này thuộc bên trái và bên phải của phổ chính trị. “Đó là một quyết định mang tính cá nhân”.

 Nhưng nhà thần học luân lý Margaret Pfeil nói rằng sẽ rất khó khăn cho một người Công giáo khi tranh luận về hình phạt tử hình bằng cách sử dụng phán đoán thận trọng như đã được chỉ dẫn bởi việc hình thành lương tâm: “Liệu một lương tâm được hình thành đúng cách sẽ không phải thực sự coi trọng thông điệp (” Evangelium Vitae”) và cuốn giáo lý đã được sửa đổi chăng?”. Bà nói rằng rất khó để tưởng tượng được những lập luận mà một người Công giáo có thể đưa ra để phản đối hai văn kiện này. “Nếu câu trả lời là ‘phán xét thận trọng’, thì vấn đề là “phán xét đó đến từ đâu”, nếu không phải là giáo huấn của chính Giáo hội? “Người ta đã dùng điều gì để hình thành lương tâm của họ?”.

 Thầy Phó tế Al Aulner thuộc Nhà thờ Thánh Gia tại tiểu bang Omaha đã sinh trưởng trong cộng đồng nông nghiệp ở Hastings, thuộc trung tâm bang Nebraska. Thầy đã từng là một người ủng hộ hình phạt tử hình. Đối với Thầy, án tử hình đã trở thành một vấn đề thận trọng đối với một điều gì đó không thực sự dẫn đến tranh luận. Thầy Aulner cho biết việc thay đổi quan điểm của mình về vấn đề này đã diễn ra trong nhiều năm. “Tôi đã cảm thấy yêu mến Giáo hội cùng với những giáo huấn của Giáo hội”, Thầy Aulner cho biết. ” Giáo hội đã mang theo những giáo huấn của Chúa Kitô. Nếu tôi yêu mến Chúa Kitô, tôi phải tuân giữ những giáo huấn của Giáo hội”.

Những lời của Đức Gioan Phaolô II cũng ảnh hưởng đến Thầy rất nhiều: “Qua việc chìm đắm trong cầu nguyện, tôi nhận ra rằng tôi cần phải chấp nhận cho dù tôi có thích hay không. Tôi không thể chọn cho mình những giáo huấn mà tôi sẽ tuân theo”.

Nhưng ít người Công giáo trở thành các Phó tế, không đề cập đến các Phó tế, những người đã tham gia vào một quá trình cầu nguyện và phản ánh sự hiểu biết đối với những giáo huấn của Giáo hội về những vấn đề gai góc như án tử hình.

Theo một số nhà quan sát, hệ thống phẩm trật của Giáo hội Hoa Kỳ đã không làm cho người Công giáo dễ dàng thay đổi tâm hồn cũng như Thầy Aulner đã làm. Sự thất bại thông thường của Giáo hội Công giáo trong việc thừa nhận phạm vi rộng rãi những lập trường về công lý xã hội của Giáo hội là kết quả của một “vết thương tự gây ra” của các Giám mục, như lời một linh mục đã nói.

Một phần, đó là vì chính khái niệm “những vấn đề không thể thương lượng” – những vấn đề mà người Công giáo có nghĩa vụ phải tuân theo những Giáo huấn của Giáo hội. Cụm từ này được sử dụng nhiều lần bởi một số nhà lãnh đạo Công giáo liên quan đến một vài vấn đề – điển hình như việc phá thai, cái chết êm ái và hôn nhân đồng giới. Việc chỉ đưa ra những vấn đề này là những vấn đề “không thể thương lượng” đã trở thành một đầu mối cho một số người Công giáo rằng tất cả các vấn đề khác đều “có thể thương lượng” hoặc ít gây ra những sai lầm về mặt xã hội hơn. Chúng đã trở thành những vấn đề mà Giáo hội đã không thực sự đề cập đến.

Có một trường hợp tương tự với một cụm từ phổ biến khác trong những bài diễn văn về luân lí Công giáo. Các nhà thần học như Cathleen Kaveny lập luận rằng việc liên tục sử dụng thuật ngữ “cái ác nội tại” – một hành động mà theo bản chất của nó thì đó luôn luôn là sai – cũng gây ra việc người ta cho là thứ yếu đối với những vấn đề như án tử hình. Khi một hành vi phạm tội về luân lý không lên đến mức để bị coi là “cái ác nội tại”, người Công giáo có thể giả định rằng nó ít quan trọng hơn và đòi hỏi việc nhận định về luân lý ít hơn.

Điều này cắt đứt những vấn đề về luân lý, khiến cho việc thuyết phục các giáo dân Công giáo ủng hộ án tử hình trở nên khó khăn hơn bao giờ hết – như ông Gutierrez nhấn mạnh – gánh nặng chứng minh rằng đối với họ cần phải có được một sự giải thích tại sao họ tin rằng án tử hình là hợp pháp. Việc lập luận chống lại Giáo hội đối với sự cần thiết của việc thi hành án tử hình phải là một trường hợp mà đối với người Công giáo rất khó để thực hiện, nếu không phải nói là không thể. Nhưng chính ngôn ngữ mà Giáo hội sử dụng khi nói về hình phạt tử hình có thể cho phép một số tín hữu Công giáo cảm thấy họ không phải đưa ra tranh cãi gì cả.

Những ưu tiên trong phẩm giá của sự sống

Áp dụng vào những vấn đề về sự ác nội tại cũng như những vấn đề không thể thương lượng là một điều xa hơn nữa đối với việc “xếp hạng” những vấn đề liên quan đến việc ủng hộ sự sống.

Chẳng hạn như tại một số vùng của tiểu bang Nebraska, việc tập trung giống như việc chiếu tia laser vào án tử hình đã khiến một số người ngạc nhiên, ông Kelly – thành viên tổ chức Catholic Mobilizing Network, cho biết. “Chúng tôi đã nghe người ta nói rằng, ‘Tại sao tất cả quý vị chỉ tập trung vào án tử hình? Còn về việc phá thai thì sao?’ “Đột nhiên chúng ta đã rút lui khỏi căn tính việc bảo vệ sự sống, và chống phá thai”.

 Trong các bài giảng của mình, Cha Novakowski đã thảo luận về cuộc trưng cầu dân ý bằng cách cố gắng điều hòa cả hai nguyên nhân. “Các giáo xứ của tôi đều biết rằng quan điểm của tôi về việc bảo vệ sự sống đó là nhận biết rằng Thiên Chúa chính là tác giả của mọi sự sống, kể từ lúc thụ thai cho đến lúc chết đi một cách tự nhiên”, Cha Novakowski nói. “Và điều đó bao gồm việc người ta không có quyền tước đi sự sống của người khác”. Nói cách khác, một phần của việc bảo vệ sự sống đó chính là phản đối án tử hình.

Thế nhưng cách tiếp cận này đụng độ với một cuộc tranh luận không ngừng nghỉ của các nhà hoạt động trong Giáo hội Công giáo. Có một hiện tượng trong cuộc nói chuyện của người Công giáo cho thấy cuộc đấu tranh nhằmchấm dứt việc phá thai dã bị xao lãng khi người ta tính đến những nguyên nhân khác như là một phần của lập trường “bảo vệ sự sống”. Chẳng hạn như, một linh mục trong bài giảng Thánh lễ đã nói về việc bảo vệ các thai nhi. Sau đó, ngay lập tức ngài đã đưa ra một loạt các vấn đề “liên quan đến sự sống” khác chẳng hạn như- bảo đảm vấn đề chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ người nhập cư, chấm dứt án tử hình. Liệu có phải rằng ngài đang cố gắng thu hút sự chú ý từ một quan điểm nóng bỏng nhất và một quan điểm Công giáo gây chia rẽ nhất trong tất cả, điều đó có thể gây phiền lụy cho một nửa còn lại? Liệu rằng ngài có đang chôn vùi những chất liệu phóng xạ nhân tạo đối với những giáo huấn về việc chống phá thai?

 Mặt khác, việc nhận diện với toàn bộ những “vấn đề liên quan đến sự sống” được một số xem như cung cấp sự tin cậy sâu sắc hơn đối với nguyên nhân của những người đấu tranh thay mặt cho các thai nhi.

 Khi làm việc về vấn đề án tử hình – ông Kelly nói – điều quan trọng là cần phải nêu rõ vị thế của Giáo hội đối với những vấn đề liên quan đến sự sống “mang tính chất trọng yếu”. “Thật là vô cùng quan trọng để có thể bắt đầu với sự hiểu biết về việc khi nào sự sống bắt đầu”, ông Kelly nói. “Đó là lý do tại sao những hành động như phá thai, cái chết êm dịu, nghiên cứu tế bào gốc … nếu như quý vị không thể đồng ý rằng khi nào sự sống thực sự bắt đầu, thì niềm tin quan trọng rằng án tử hình là hợp với luân lý hoặc là bất công không hề có”.

Dave Zabolsky đã tổng hợp cách tiếp cận truyền thống của Giáo hội Công giáo đối với những vấn đề về luân lý này một cách ngắn gọn. “Một cuộc đời bị đánh mất bởi án tử hình quả thực là vô cùng bi thảm”, ông Zabolsky nói. “Một sinh linh bị tước đoạt sự sống do phá thai là một tội ác, bởi vì chúng vô tội”. Ông cho biết ông đã phải đấu tranh với vấn đề rằng liệu án tử hình có nên được hợp pháp hóa hay không, nhưng ông cho biết rằng cuối cùng ông đã đồng ý với quan điểm của Giáo hội. Cha Novakowski cho biết ngài đã nhấn mạnh các nguyên tắc cơ bản của Kitô giáo. “Điều đó không phải là chống lại bất kỳ những vấn đề về việc bảo vệ sự sống hay là ủng hộ chúng. Đó là về việc đầu phục ý muốn của chúng ta để tuân theo Thánh ý Thiên Chúa và chấp nhận rằng chỉ có Thiên Chúa mới chính là tác giả của mọi sự sống”,

ông Zabolsky nói. Người Công giáo không thể nói họ là những người ủng hộ việc bảo vệ sự sống – ông Zabolsky cho biết – nếu như họ chỉ chống phá thai. Trong trường hợp đó, ông Zabolsky nói, “Qúy vị  mới chỉ một phần nào đó thể hiện việc bảo vệ sự sống. Nếu như quý vị ủng hộ việc bảo vệ sự sống, quý vị phải cổ võ tất cả những điều trên”.

Nhưng ngay cả khi Giáo hội Hoàn vũ đã sửa đổi toàn bộ cách phát biểu về những vấn đề liên quan đến công lý, và thậm chí nếu như các Giám mục Nebraska đã làm việc không mệt mỏi trong nhiều năm qua để giáo dục các tín hữu về án tử hình, thì có lẽ đã có ít thay đổi với cuộc bỏ phiếu của người Công giáo vào tháng 11 năm ngoái. Những ngày tháng mà những người tín hữu ngồi trong các băng ghế trong nhà thờ và rồi thi hành chính xác những điều mà các linh mục giảng dạy với họ đã trôi qua lâu rồi. Đối với những vị lãnh đạo tôn giáo ngày nay, việc thi hành ý chí tự do còn sống động hơn bao giờ hết.

Kế đến là ông Ernie Chambers – một người không tin vào Thiên Chúa – đã không sử dụng một tôn giáo có tổ chức nào để tuyên bố rằng người da trắng là ma quỷ. (“Hiện tại, khi tôi nói điều này, điều đó không có nghĩa là tất cả những người da trắng”, ông Chambers nói với tôi).

Nhưng ông Chambers đơn giản chỉ tin rằng án tử hình là một điều hoàn toàn sai lầm. Ông thừa nhận rằng lập trường của ông đã bắt rễ từ giáo xứ nơi ông lớn lên, “điều đó đã khiến tôi trưởng thành hơn”, ông Chambers nói. Đối với ông, vấn đề cần phải thận trọng là một điều: “Tôi chưa bao giờ tin rằng tiểu bang thực hiện án tử hình đối với bất cứ ai”. 

Vào ngày 17 tháng 1, ông Chambers đã giới thiệu một dự luật mới cho cơ quan lập pháp của tiểu bang – đây là dự luật thứ 23 của ông – chấm dứt án tử hình tại tiểu bang Nebraska. Buổi điều trần đã diễn ra vào ngày 24 tháng 3. Tuy nhiên, cuộc thảo luận không được đưa ra trước ngày 2 tháng 6 khi hội nghị kết thúc.

Trong thời gian chờ đợi, một dự luật đã được đưa ra cho phép Bộ phận Quản chế của tiểu bang Nebraska ẩn danh tính của các nhà cung cấp các liều thuốc phục vụ việc tử hình bằng phương pháp tiêm thuốc độc. Dự luật này được hỗ trợ bởi thống đốc tiểu bang.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết