Nạn tội phạm vi tính

Trong các ngày từ 14 tới 18 tháng 5 vừa qua phiên họp thường niên lần thứ 27 của “Ủy ban phòng ngừa tội phạm và công lý tội phạm” đã diễn ra  tại thủ đô Vienne bên Áo. Phiên họp lần này có đề tài là “Cybercrimilalità Tội phạm vi tính”. Đây là một hiện tượng tội phạm tân tiến, vì các tay tội phạm sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử để phạm tội. Một số các vụ tội phạm này nhằm mục đích khai thác thương mại hệ thống liên mạng và gây nguy hại cho các hệ thống thông tin của nền an ninh quốc gia của một nước hay một chính quyền.

Trong số các người tham dư và phát biểu tại đại hội về đề tài  Cybercriminalità cũng có ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Trong bài phát biểu ĐHY Parolin cho biết ĐTC Phanxicô rất chú ý tới phiên họp này của “Ủy ban phòng ngừa tội phạm và công lý tội phạm”. Các tiến bộ kỹ thuật đem lại nhiều kết quả tích cực, nhưng không thể đánh giá thấp khía cạnh đen tối của thế giới vi tính. Một trong những khía cạnh trầm trọng nhất là việc phổ biến các hình thức mới của các hoạt động tội phạm, hay các hình thức cũ nhưng được thực hiện với các dụng cụ mới rất hùng mạnh. Chống lại chúng một cách hữu hiệu là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách của ủy ban. Chúng ta tất cả đều phải  lo lắng làm sao để mọi người đều có thể hưởng sự phát triển thăng tiến nhân phẩm, có thể lớn lên một cách lành mạnh và quân bình hòa hợp trong thân xác cũng như tinh thần, trong một xã hội tiếp đón và che chở họ. Liên Hiệp Quốc dấn thân hướng dẫn nỗ lực chung này với chương trình Phát triển có thể thực hiện được. Trong số các mục tiêu đáng chú ý là mục tiêu thứ 16 cho hòa bình, công lý và các cơ cấu phải bảo đảm chúng. Một cách đúng đắn nó nêu bật sự cấp thiết chấm dứt mọi hình thức bạo lực chống lại trẻ em.CreditCardTheft

ĐTC Phanxicô xác tín rằng các trẻ em là tương lai của gia đình nhân loại, chúng là trọng tâm sự chú ý, được ưu tiên và che chở trong các năm định đoạt việc lớn lên của chúng. Vì thế vào cuối “Hội nghị toàn cầu về phẩm giá  trẻ vị thành niên trong thế giới vi tính” ngày mùng 6 tháng 10 năm ngoái ĐTC đã xác tín ủng hộ “Tuyên ngôn Roma” kêu gọi nỗ lực của các chính quyền, các vị lãnh đạo tôn giáo, các nhà nghiên cứu, các kỹ nghệ, các tổ chức xã hội dân sự góp phần vào việc cùng nhau đương đầu với một vấn đề vượt quá các khả năng của các cá nhân.

** Tiếp tục bài phát biểu ĐHY Parolin nói: Sự lan tràn các hình ảnh bạo lực và dâm ô ngày càng tột độ làm hư hỏng sâu xa tâm lý và cả hoạt động não bộ của trẻ em nữa. Rồi ĐHY kể ra vài hiện tượng thường xảy ra trên mạng vi tính hiện nay như: Cyberbulling tức là liên tục tấn công

ức hiếp xúc phạm trên mạng; sexting tức gửi các hình ảnh hay sứ điệp tình dục; và sextortion tức gửi hình ảnh hấp dẫn làm quen với các lý do nhằm lừa gạt để có các hình ảnh khỏa thân và đe dọa phổ biến các hình ảnh đó, nếu nạn nhân không trả một số tiền nào đó. Tất cả những điều này làm hư hỏng các tương quan liên bản vị và các liên lạc xã hội giữa con người với nhau. Các hình thức cám dỗ tình dục qua mạng, chiếu trực tiếp các vụ hãm hiếp và bạo lực, cũng như tổ chức mại dâm trên mạng hay buôn người, xúi giục bạo lực và khủng bố phá hoại… tất cả đều là các thí dụ tội phạm hiển nhiên kinh khủng không thể nhân nhượng được trong bất cứ cách nào.

Tòa Thánh và Giáo Hội công giáo ý thức về phần đóng góp của mình cho việc đào tạo lương tâm luân lý và ý thức công cộng. Vì thế, mỗi tổ chức,  trong sinh hoạt riêng của mình, muốn cộng tác với các quyền bính chính trị và tôn giáo, cũng như tất cả mọi thành phần xã hội dân sự, nhất là các ý tưởng gia và các giới chức điều hành các kỹ thuật, để các trẻ em có thế lớn lên với sự thanh thản trong một môi trường an ninh. Do đó trong một thế giới biến chuyển liên tục, vai trò của Liên Hiệp  Quốc và một cách chuyên biệt của Văn phòng Liên Hiệp Quốc kiểm soát ma túy và phòng ngừa tội phạm, đặc biệt chính yếu. Vì vậy ĐTC Phanxicô cầu chúc thành công tốt đẹp nhất cho các công việc của Ủy Ban này và gửi tới tất cả các tham dự viên lời chào chúc lành của ngài.

Tội phạm vi tính là một hiện tượng tội phạm sử dụng các kỹ thuật vi tính dưới mọi hình thức của nó để thực hiện tội phạm. Việc cần thiết phạt các tội phạm vi tính đã bắt đầu hồi cuối thập niên 1980. Ngày 13 tháng 9 năm 1989 Hội đồng Âu châu đã công bố môt Khuyến cáo về nạn tội phạm vi tinh, trong đó các thái độ lạm dụng vi tính được thảo luận.

** Các tội phạm vi tính được chia thành hai danh sách. Danh sách thứ nhất gồm các tội phạm mà các chính quyền được mời gọi đưa ra các trừng phạt  hình sự. Nó bao gồm: việc lừa đảo vi tính làm hư hại một tiến trình soạn thảo các dữ kiện với mục đích kiếm lợi nhuân bất công; giả dối trong các tài liệu vi tính; làm hư hại các dữ kiện và các chương trình; phá hoại vi tính; lạm dụng gia nhập vi phạm các biện pháp an ninh của hệ thống; can thiệp mà không được phép; lấy lại các chương trình được che chở mà không có phép; lấy lại các hình ảnh mà không được phép. Trong khi danh sách tội phạm vi tính thứ hai bao gồm việc làm hư hại các dữ kiện hay chương trình không gây hại nhưng không được phép; gián điệp vi tính được hiểu như  việc thông tin tức  liên quan tới bí mật kỹ nghệ hay thương mại; việc sử dụng không được phép của một người soạn thảo hay của một mạng lưới soạn thảo; việc sử dụng  không được phép  của một chương trình vi tính được che chở, nhưng bị lạm dụng tái sản xuất.

Tiếp theo đó sau Hội nghị lần thứ 15 của Hiệp hội quyền hình sự quốc tế  năm 1990, người ta thấy cần phải kết án không phải chỉ các tội đã được tiên liệu bởi danh sách tối thiểu, nhưng cả các thái độ được miêu tả trong danh sách tùy nghi nữa. Các luật lệ vi tính khác nhau ra đời sau này đều chú ý tới các chỉ dẫn của Hiệp hội quốc tế về Luật hình sự năm 1990 và của Hội đồng Âu châu công bố hồi tháng 9 năm 1994. Hội đồng âu châu cho thêm hai tội phạm vào danh sách các thái độ có thể bị truy tố theo luật hình sự: mua bán các chìa khóa xâm nhập một cách bất hợp pháp và phổ biến các vi rút và sóng xấu.

Bắt đầu từ năm 2000 phân bộ quốc phòng Hoa Kỳ đã minh nhiên rằng tội phạm vi tính đã có các hình thức liên lụy đến cả các chiến thuật chính trị toàn cầu nữa. Năm 2007 đã xảy ra các vụ tấn công chống lại hệ thống vi tính nước Estonia từ phía các tin tặc gốc Nga. Cũng thế năm 2008 Nga đã tố cáo các tấn công từ phía tin tặc Ceceni. Vì sợ các cuộc tấn công vi tính này có thể diễn tả trước việc trải rộng xung đột có các tầm mức rộng rãi hơn, các lực lượng gián điệp quân sự  đã kích hoạt các hệ thống chiến thuật nhận diện chuông báo động và phòng ngừa các xung đột trong tương lai. Vụ kết án dài hạn nhất chống tội phạm vi tính trước năm 2012 là vụ kết án ông Alberrt Gonzalez bị tù 20 năm.

** Các vụ kết án tiếp theo dài nhất là 13 năm tù cho ông Max Butler, 108 tháng cho Brian Salcedo năm 2004, được Tòa Thượng Thẩm Hoa Kỳ tái xác nhận năm 2006, và 68 tháng tù cho ông Kevin Mitnick năm 1999.

Tội phạm vi tính có thể được định nghĩa một cách tổng quát như là một hoạt động tội phạm liên tụy tới cấu trúc kỹ thuật thông tin, bao gồm cả việc xâm nhập trái phép; ngăn chặn với các phương tiện kỹ thuật chuyển tải không công khai các dữ liệu thông tin tới hay từ hoặc bên trong một hệ thống vi tính; can thiệp vào các dữ kiện bằng cách làm hư hại, xóa bỏ, gây suy thoái, làm sai lạc hay hủy bỏ các dữ liệu vi tính; các hệ thống can thiệp: can thiệp với hoạt động của một hệ thống vi tính qua việc xâm nhập, chuyển tải, làm hư hại, xóa bỏ, làm suy thoái, hư hỏng hay hủy bỏ các dữ kiện vi tính; sử dụng không đúng các bộ phận; giả bắt chước, ăn cắp căn tính, lừa đảo vi tính và điện tử. Những người phạm các tội này nếu bị bắt, sẽ bị kết án  vì các tội phạm vi tính như xâm nhập trái phép các máy vi tính hay các mạng vi tính.

Các loại tội phạm trên liên mạng có thể thuộc nhiều loại: từ sứ điệp xúc phạm gửi đi qua bưu điện điện tử cho tới việc phổ biến các hình ảnh bêu xấu hay dâm dục và ấu dâm, hoặc lấy xuống sao chép các dữ liệu được che chở bởi tác quyền. Tuy nhiên, việc nhận diện tác giả của các tội trên mạng này phức tạp vì có nhiều yếu tố rắc rối: trong một hệ thống như internet không được kiểm soát bởi một quyền bính siêu quốc cho phép các người sử dụng hoàn toàn vô danh, nơi các dữ kiện được phổ biến với tốc độ rất nhanh chóng vượt ngoài biên giới các quốc gia, và nơi việc xóa bỏ các dấu vết tương đối đơn sơ, thì việc nhận diện kẻ có trách nhiệm về một tội  là một điều thật sự phức tạp và khó có thể thành công.

Sau đây là vài tội phạm vi tính được chia thành hai loại. Loại thứ nhất là việc sử dụng kỹ thuật vi tính để thực thi một lạm dụng gồm spam và Malware. Spam là gửi điện thư với mục đích thương mại bất hợp pháp. Trong khi các luật lệ chống gửi điện thư spam mới có đây, thì các loại truyền thông không được chờ đợi này đã có từ lâu. Spammare cũng ám chỉ bỏ vào nghĩa  trang thư tín một bài viết trên một diễn đàn hay gửi liên tục các sứ điệp nhiều khi không được ưa chuộng. Malware là sử dụng phần mềm với ác ý, tà tâm. Loại thứ hai là việc một chuyên viên soạn thảo sử dụng với mục đích Cyberstaking tức sách nhiễu một nạn nhân bằng cách gửi điện thư hay sứ điệp, lừa đảo giả các tài liệu vi tính, tấn công sự toàn vẹn của các dữ kiện, tấn công chống sự kín đáo của các dữ kiện và thông tin, sử dụng căn tính giả, chiến tranh tin tức sử dụng mọi hình thức và trên bất cứ bình diện nào nhằm bảo đảm ưu thế quân sự, đặc biệt trong một bối cảnh quân sự phối hợp hay sát nhập, và sau cùng là lừa đảo qua hệ thống vi tính. Ngoài ra cũng còn có tội dùng hệ thống vi tính để bán các chất bất hợp pháp như ma túy và dùng hệ thống vi tính cho mục đích khủng bố phá hoại.

Linh Tiến Khải Radio Vatican

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết