Một vị hồng y bất ngờ: Đức Cha Louis Marie Ling Mangkhanekhoun, người Lào

Năm 2000, Đức Giáo  hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm  ngài là Đại diện Tông tòa của Pakse ở miền  nam Lào. Việc này  đã gây cho Cha Louis Marie Ling Mangkhanekhoun, khi ấy 56 tuổi, một  “cú sốc”. Chủ Nhật 21 tháng 5 năm 2017, sau lời nguyện “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng”, Đức Giáo  hoàng  Phanxicô  tuyên bố  vinh thăng 5 vị hồng y mới trong một công nghị sẽ được tổ chức vào ngày 28 tháng sáu tới đây. Đức Cha Louis Marie Ling Mangkhanekhoun, 73 tuổi, một trong năm hồng y mới mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố, chính là một bất ngờ…

Đức Giám mục LingSinh ngày 08 tháng 4 năm 1944 tại Bonha-Louang, thuộc dân tộc Khmu (Khmu), Đức Hồng y Louis Marie Ling được đào tạo tại Viện Voluntas Dei ở Quebec và được thụ phong linh mục vào năm 1972. Ngày 30 tháng 10 năm 2000, ngài là Đại diện Tông tòa đầu tiên được tấn phong ở Pakse kể từ khi thiết lập Tông tòa vào năm 1967. Ngài là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Lào và Campuchia (CELAC) khóa 2009-2014, được bổ nhiệm Đại diện Tông tòa của Vientiane vào tháng giêng năm 2017, và từ nay ngài sẽ là vị Hồng y đầu tiên xuất thân từ Lào.

Ở đất nước về mặt văn hóa là Phật giáo với 6,7 triệu dân, nơi mà Kitô giáo là một tôn giáo bị coi là “đạo ngoại lai”, người Công giáo chỉ có khoảng 50.000 người, chưa tới 1% dân số. Đất nước truyền giáo, bốn Tông tòa (Savannakhet tại Lào Thakhek-Center, Vientiane và Luang Prabang và Pakse tính từ bắc xuống nam) được coi sóc bởi khoảng hai mươi linh mục triều, ba giám mục và, tính đến ngày 28 tháng sáu, một hồng y. Một tình cảnh bất thường hơn đã diễn ra: ngày 11/12, mười bảy vị tử đạo của Lào hy sinh rất gần đây (từ năm 1954 đến năm 1970, trong bối cảnh chính trị phức tạp của cuộc giải phóng thuộc địa, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh lạnh), đã được tuyên phong chân phước. Nghi lễ diễn ra tại Vientiane, với sự cho phép và hiện diện của chính quyền dân sự, trong lúc tự do tôn giáo trong nước còn rất hạn chế.

Pathet Lào (Đảng Cộng sản) lãnh đạo liền mạch nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào kể từ cuộc cách mạng năm 1975, sau khi tiến hành một chính sách đàn áp chống lại Giáo hội địa phương (đóng cửa của các tổ chức tôn giáo, tịch thu tài sản nhà thờ, bệnh viện và trường học, trục xuất các linh mục và các dòng tu, cấm hoạt động tôn giáo, …), chính quyền dân sự vẫn còn dè chừng và có theo dõi chặt chẽ các hoạt động của Giáo hội Công giáo.  Việc thờ phượng, phong chức và thuyên chuyển các giáo sĩ vẫn còn phải tùy thuộc vào sự chấp thuận của chính phủ. Việc được phép cử hành lễ tuyên phong 17 Chân Phước tại Vientiane cho thấy phần nào sự sẵn sàng làm dịu tình hình của nhà chức trách.

Thụ phong linh mục một vài tháng trước khi những người cộng sản lên nắm quyền, Đức Cha Ling đã tham gia vào việc tìm kiếm “sự hài hòa” với chính quyền dân sự. Sự hiện diện của ông phó chủ tịch tỉnh Champassak trong thánh lễ tấn phong Đức Cha Ling làm Ðại diện Tông tòa Pakse vào năm 2000, cho thấy các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo đều muốn phát triển các mối quan hệ hòa bình. Vào cuối buổi lễ phong chân phước cho mười bảy vị tử đạo, và “trước sự ngạc nhiên  của quần chúng,” (theo báo cáo của Cha Roland Jacques, dòng Hiền sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm, phó thỉnh nguyện viên án phong chân phước cho các vị tử đạo), ông phó Giám đốc của Mặt trận xây dựng đất nước Lào, tổ chức nhà nước giám sát tôn giáo từ rất lâu dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bộ Nội vụ, đã ca ngợi các học thuyết và hành động Giáo hội Công giáo tại Lào. Tuy nhiên, chính phủ đang chuẩn bị một quy định mới về vấn đề tôn giáo, dường như không nhằm tạo thuận lợi cho sinh hoạt của Giáo hội Công giáo tại Lào. “Chính phủ không thách thức sự tồn tại của Giáo Hội [nhưng] tôi nghĩ rằng mọi thứ đang trở nên khó khăn hơn”, gần đây Đức Cha Ling đã giải thích cho tạp chí Eglises d’Asie như vậy.

Ở đất nước này, nơi sự hiện diện của các nhà truyền giáo nước ngoài vẫn bị cấm đoán và vì sự vắng các linh mục, Giáo hội từ lâu đã trao trách nhiệm cho giáo dân. Đức Cha Ling đặc biệt chú ý tới chất lượng của việc đào tạo các linh mục tương lai. Sau bảy năm học tập của họ trong chủng viện quốc gia duy nhất (ba năm triết học và bốn năm thần học), và một khi được truyền chức, các linh mục trẻ tiếp tục được đào tạo triết học và thần học tại Philippines. Ở Chủng viện Thánh Gioan Vianney, được thành lập vào năm 1998, việc thiếu linh mục, và do đó, thiếu những người phụ trách đào tạo, là một điều rất đáng loa ngại. Sự kiện ba tân linh mục được truyền chức thánh tại nhà thờ St Louis ở Thakhek, vào ngày 16 tháng chín năm ngoái, đã làm nên một niềm vui lớn cho Giáo hội tại một đất nước rất hiếm khi có lễ truyền chức linh mục.

Là Ðại Diện Tông Tòa Pakse và Giám quản Tông tòa Vientiane, Đức Cha Ling coi sóc một khu vực đặc biệt lớn, thực sự là vùng “ngoại vi” mà Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích Giáo hội dấn thân ở đó. Đức Thánh Cha tuyên bố rằng “các vị (tân) hồng y đến từ các nơi khác nhau trên thế giới, cho thấy tính phổ quát của Giáo hội, trải rộng trên khắp trái đất.”

Đức Cha Jean Zerbo, 73 tuổi, Tổng Giám mục Bamako (Mali), Đức Cha Anders Arborelius, 67 tuổi, Giám mục Stockholm (Thụy Điển), Đức Cha Juan José Ornella, 71 tuổi, Tổng Giám mục Barcelona (Tây Ban Nha), và Đức Cha José Gregorio Rosa Chavez, 74 tuổi, Giám mục phụ tá San Salvador (El Salvador), cũng sẽ được nâng lên bậc hồng y vào ngày 28 tháng Sáu. Ngày hôm sau, lễ hai thánh Phêrô và Phaolô, năm hồng y mới sẽ đồng tế Thánh lễ với Đức Thánh Cha.

Văn Được (theo EDA)

 

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết