Một Thiên Chúa duy nhất trong Thần khí - 'Thần khí của Cha và của Con' (tiếp theo)

Cha và Con cùng chung nhau một thần khí. Thần khí vừa phân biệt Cha với Con, vừa hợp nhất hai Đấng. Thần khí là “cộng đồng của hai Đấng”, là lời giải thích cho mầu nhiêm “ba mà một”, số nhiều và số ít.

Thần khí giống tình yêu của hai người, là “một ngôi trong hai ngôi kia” (câu tuyệt vời của H. Mulhen)

Khi sinh hạ Con, Cha không ban cho Con thần khí Người, Thần khí đó vẫn là Thần khí của Cha nhưng cũng thành Thần khí của Con.Trong-Ba-Ngoi

  • Con lại yêu lại Cha bằng chính Thần khí ấy.
  • Thành ra thần khí chủ vị hóa, phân biệt Cha với Con, phân ra hai cực, nhưng cũng kết hai cực lại với nhau, nhờ Thần khí mà có sự kết nhất. Trong Thần khí, Cha và Con nói “Chúng ta” là một (Yn 10, 30).
  • Tình yêu giữa hai người giúp hiểu điều đó: Tình yêu như một nguồn lực thứ ba, làm hai người khác nhau, nhưng cũng kết hợp họ trong sự hiệp thông. Hai người nói “tình yêu của chúng ta”

Có điều Thần khí khác tình yêu nhân loại:

  • Tình yêu có thể tắt lịm nơi một người.
  • Thần khí tồn tại mãi trong Cha và Con, vì là hiện thân của ý muốn quyền năng, sự thánh, tình yêu, sự sống của Cha và Con.

Ngài là chủ vị nội tại không thể phân ly trong hai chủ vị, nên vừa tồn tại, ràng buộc chặt chẽ với hai chủ vị, vừa hợp nhất cách toàn diện và tuyệt đối hai chủ vị kia. Bởi đó, Thiên Chúa là một, không do một ban tính phi chủ vị, mà vì hai Đấng ơ trong một Ngôi vị Thần khí ‘như hai người ở trong một tình yêu’. Thần khí chính là sự duy nhất mà hiện thân làm một Ngôi vị Thiên Chúa.

  • Ở đây Thần khí lại chứng tỏ Ngài ở đầu và ở cuối: Ngài triến xuất từ sự duy nhất Cha – Con. và Ngài lại viên toàn sự duy nhất đó.
  • Cha và Con duy nhất, mọi hoạt động đều chung ‘các việc, các lời’. Trong sự hiệp thông, không còn gì là của riêng Đấng nào, trừ sự kiện là Cha và là Con. Đức Giêsu đã nói đến sự duy nhất đó: Ta và Cha là một, các lời Ta nói, các việc Ta làm là của Cha (Yn 10,30. 5, 36…)

Thần khí tao sự duy nhất vì Ngài là chuyến động ‘âm dương’.

  • Thần khí được gọi là ‘mối giây hợp nhất’: mối giây này không là một sự vật, mà là một mãnh lực, một chuyển động. Ngài di chuyển từ Cha sang Con và từ Con sang Cha trong một tiến trình âm dương, qua lại, tung ra, hút vào, hai chiều xay ra một trật nhưng không tiêu hủy lẫn nhau.

Ta khó hình dung được loại chuyên động như thế, nhưng có thể khám phá qua các hoạt động của Thần khí trong tạo thành và trong lịch sử cứu độ.

  • Ví dụ khi Thiên Chúa tạo dựng. Người khơi dậy một sự vật. Người như ra khỏi mình, nhưng Người cũng tạo nên hữu thể đó bằng cách gọi nó đến với hữu thể Người.
  • Đức Giêsu cũng vậy: Ngài ý thức mình vừa được thánh hiến trong Cha, vừa được sai vào trần gian (Yn 10, 36). Ngài xuất khỏi Thiên Chúa và là mình khi về cùng Thiên Chúa (Yn 8, 42…) trong cuộc Vượt qua: Ngài vừa được siêu thăng vừa đến trong thế gian
  • Thánh Phaolô tự cho là ‘tông đồ, được sai đi: vì được gọi’ (Rm 1, 1.1C 1, 1).
  • Chuyền động kiểu âm dương của Thần khí lộ rõ ở khắp nơi: Ngài làm cho Thiên Chúa ra khỏ mình trong Người Con và đưa Người Con ấy về lại với Cha sinh thành.

Duy nhất mà đa phương:

  • Thần khí là nguyên lý sự duy nhất, nhưng Ngài không xóa bỏ sự đa phương. Ngài là nguyên lý cả sự đa phương nữa. Sự duy nhất lại thể hiên trong sự đa phương và bởi chính sự đa phương:

Nếu chỉ có ‘cái một’ thôi thì nó nghèo nàn, vì nó là ốc đảo, đóng kín. Khi chưa thành ‘cái nhiều’. Cái nhiều lại tản mác, vụn vặt khi chưa là cái một.

Sự phong nhiêu của cái một nằm trong cái nhiều mà nó qui tụ – sự thắng lợi của cái nhiều ở trong cái một mà nó thể hiện.

Nơi Thiên Chúa, sự duy nhất không gò bó trong các giới hạn như sự duy nhất trong tạo thành. Nó tỏ rõ tính siêu việt và vô biên của nó bằng cách luôn vượt qua sự hạn hẹp. Nó giống tình yêu vô biên: khơi dậy được cái tha và mãn nguyện vì có cái tha ấy bằng cách ôm lấy nó trong sự duy nhất (vừa tung ra, vừa kéo vào): duy nhất ở chỗ hiệp thông tuyệt đối. Có thể nói, Thần khí khiến nổ ra thành các chủ vị rồi chập vào lại trong duy nhất.

Ta hiểu được sự duy nhất mà đa phương đó phần nào:

  • Vì chính Thần khí là Đấng vừa duy nhất vừa đa dạng: Ngài duy nhất tuyệt đối, nhưng tự đa dạng hóa mình để thành Thần khí trong Cha và Thần khí trong Con, tuy vẫn là chính mình.
  • Vì trong Hội Thánh, Thần khí cũng tác tạo sự duy nhất của Nhiêm thể Đức Kitô bằng cách khơi động một hiện tượng đa dạng chập chùng. Đây là một nghịch lý chỉ hiểu được do bản chất ‘một mà nhiều’ của chính Thần khí và do khẳng định ban đầu của ta về Thần khí: Ngài là chính hố thẳm của mầu nhiệm Thiên Chúa vừa là một vừa là nhiều.

Thần khí cũng bảo đảm sự bình đẳng giữa các Ngôi vị

Chẳng những Thần khí hỗ trợ sự duy nhất, Ngài còn bảo đảm sự bình đẳng, sự bằng vai của các Ngôi vị.

  • Nơi loài người, có bất bình đẳng vì người ta sở hữu (quyền hành, cửa cải vật chất hay của cải tinh thần) mà không chia sẻ cho nhau.
  • Còn Thiên Chúa thụ hưởng sự giầu có hay kho tàng duy nhất là Thánh Thần, nhưng không hưởng để sở hữu mà chia sẻ cho nhau: Cha ban Thần khí cho Con, Con trao lại Thần khí cho Cha, bởi tự bản thân, Thần khí là hiến ban. Vậy có sư bình đẳng nơi Thiên Chúa vì tất cả là chia sẻ, là hiêp thông.
  • Đây là bài học lớn cho loài người:
  • Sự bình đẳng không có do xóa bỏ các di biêt, nhưng nó thể hiện trong sự yêu thương nhau.
  • Tam quí: tự do, bình đẳng, huynh đệ sẽ tuyệt vời và chan hòa hơi thở Thần khí khi huynh đệ được chú trọng hàng đầu. Vì nơi nào có tình yêu, sự đa dạng sẽ tạo nên bình đẳng, nhờ biết chia sẻ và trợ giúp nhau bằng sự phục vụ. Thiếu tình yêu, tự do chỉ là yêu sách gây thiệt thòi cho kẻ khác.

Vậy ý tưởng chủ chốt của đoạn này là: Thiên Chúa duy nhất bởi vì Thần khí là tình yêu làm cho Cha Con nên duy nhất, bình đẳng.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

(Còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết