Một thập kỷ chiến tranh và các biện pháp trừng phạt đã khiến dân số Kitô giáo tại Syria sụt giảm

SIRIA_-_fuga_cristianiok

Từ khoảng 8-10% trước chiến tranh, cộng đồng Kitô giáo đã giảm xuống chỉ còn 3% hiện tại. Không có số liệu thống kê chính thức nhưng sự sụt giảm là rõ ràng “đặc biệt là ở những người trẻ tuổi”, nguồn tin phát biểu với AsiaNews. Nếu châu Âu và Canada “mở cửa cho người nhập cư”, sẽ có một nguy cơ thực sự về một cuộc di cư khác. Các đảng phái Kitô giáo đang nỗ lực xây dựng sự thống nhất.

Khoảng 2/3 dân số Kitô giáo của Syria đã bỏ trốn khỏi đất nước kể từ khi bắt đầu cuộc nội chiến tàn khốc vào mùa xuân năm 2011, theo Tổ chức Dân chủ Assyrian (ADO), một đảng có liên hệ với chính quyền tự trị của người Kurd ở đông bắc Syria (Rojava).

Cách đây một thập kỷ, các Kitô hữu chiếm khoảng 8-10% dân số Syria; giờ đây họ chỉ chiếm 3%. Đây là trường hợp ở các khu vực đa số người Kurd, như Jazira ở phía đông bắc, nơi con số giảm từ 150.000 xuống chỉ còn 55.000.

Tuy nhiên, sự sụt giảm cũng đã được báo cáo ở các khu vực do chính phủ kiểm soát, nơi khó khăn về kinh tế, thiếu thốn nguồn lực, tình trạng nghèo đói nói chung do các biện pháp trừng phạt và đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy cuộc di cư.

Một nguồn tin Công giáo giấu tên ở thủ đô phát biểu với AsiaNews rằng “không có số liệu thống kê chính xác” về số lượng các Kitô hữu đã rời bỏ đất nước; tuy nhiên, có thể nói rằng sự hiện diện của họ “đã giảm đi rất nhiều trong suốt 10 năm chiến tranh đã qua”.

Một số Giám mục, Linh mục và Mục sư “cũng đã nhận thấy sự suy giảm này, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi”.

“Trong trường hợp châu Âu và Canada mở cửa cho người nhập cư, nhiều người dân Syria, đặc biệt là các Kitô hữu, sẽ rời bỏ khu vực”.

Cha Ibrahim Alsabagh, Cha sở Giáo xứ Công giáo Latinh ở Aleppo, gần đây đã chia sẻ về những khó khăn của cộng đồng Kitô hữu trong khu vực, đặc biệt là giới trẻ, trong “Thư gửi bạn bè thân hữu”.

SIRIA_-_ibrahim_aleppo_ok

Đối với vị Tu sĩ 50 tuổi thuộc Dòng Phanxicô, “có nhiều vấn đề cản trở sự phục hồi khả thi của Syria” và điều đó dẫn tới việc di cư liên tục.

Trong tương lai, Linh mục Alsabagh cảnh báo, “ưu tiên của hoạt động mục vụ là nhắm vào những người trẻ và các cặp đôi”, những người có ý định kết hôn vào một thời điểm lịch sử, trong đó “kết hôn là một hành động đức tin đầy can đảm”.

Ở cấp độ chính trị, các nhóm Kitô giáo khác nhau đang thực hiện một số sáng kiến hướng tới sự thống nhất và cộng tác, cách duy nhất để có được tầm ảnh hưởng lớn hơn về kinh tế, xã hội và chính trị.

Về vấn đề này, những lời khẳng định khác đã được đưa ra liên quan đến quyết định của Tổ chức Dân chủ Assyrian (ADO) và Đảng Liên minh Syriac (SUP) để bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm “tăng cường sự ảnh hưởng của họ trong nước”.

Lãnh đạo SUP Henna Sewime phát biểu với Rudaw, một mạng lưới truyền thông tin tức của người Kurd, rằng các cuộc đàm phán xoay quanh ba vấn đề cơ bản: sự hiệp nhất Kitô giáo, một đất nước Syria thống nhất, và sự công nhận đôi với các Kitô hữu trong hiến pháp tương lai của đất nước.

Minh Tuệ (theo Asia News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết