Một số điểm nổi bật trong ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm Armenia

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 25-06-2016 | 15:50:51

“Diệt chủng”, phong trào đại kết, đức tin Kitô giáo đích thực, đàn áp tôn giáo

20160625 ĐTC đi Armenia

Hôm qua 24/6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có 2 bài diễn văn trong ngày đầu tiên nhân chuyến viếng thăm kéo dài 3 ngày tới quốc gia Armenia. Diễn văn đầu tiên tại Nhà Thờ Chính Tòa thuộc Giáo hội Công giáo Armenia. Và diễn văn thứ 2 với các quan chức chính phủ Armenia.

Đức Thánh Cha đã có bài phát biểu ứng khẩu về vụ thảm sát dân tộc Armenia cách đây đúng 100 năm và gọi đây thực sự là một “tội ác diệt chủng”. Mặc dù trước đây Đức Thánh Cha đã đề cập đến vụ thảm sát với hạn từ có liên quan hết sức nhạy cảm đến lĩnh vực chính trị này, sự quan tâm của quốc tế vẫn còn lưu tâm đến cách lựa chọn từ ngữ của ngài vì những ảnh hưởng tới Thổ Nhĩ Kỳ – vốn vẫn phủ nhận rằng vụ thảm sát là một tội ác diệt chủng.

Armenia là quốc gia đầu tiên đón nhận Kitô giáo với danh nghĩa là quốc giáo vào năm 310, tức là, thậm chí trước khi Hoàng đế Constantine thành lập đế chế La Mã Kitô giáo qua sắc lệnh Milan. Đức Thánh Cha đã ca ngợi dân tộc Armenia anh dũng với bề dày lịch sử Kitô giáo.

“Đối với dân tộc Armenia, niềm tin vào Đức Kitô quả thực không giống như một tấm áo được mặc vào hay dễ dàng cởi bỏ trong những lúc thuận lợi hay khi gặp nghịch cảnh, nhưng niềm tin ấy như một phần thiết yếu trong căn tính của dân tộc , niềm tin ấy như một món quà có ý nghĩa to lớn, để được đón nhận với niềm vui, được bảo tồn bằng những nỗ lực không ngừng và có khi phải trả giá bằng chính mạng sống.

Các Kitô hữu ngày nay nói riêng, thậm chí còn có thể chịu bách hại nhiều hơn vào thời điểm của các vị tử đạo tiên khởi. Ở một số nơi, các Kitô hữu đã phải chịu sự kỳ thị và bách hại trong thực tế chỉ vì tuyên xưng đức tin vào Đức Kitô.

Về vấn đề này, một điều tối quan trọng đó là tất cả những ai tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa cần phải tham gia vào việc chống lại những người sử dụng tôn giáo để thúc đẩy chiến tranh, áp bức và đàn áp bạo lực, trục lợi nhân danh Thiên Chúa”.

Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh sứ hiệp nhất Kitô giáo. Giáo Hội Tông truyền Armenia đã tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo trong thế kỷ thứ năm, khi Công đồng Chalcedon nhấn mạnh về 2 bản tính hiện hữu nơi Đức Kitô. Hơn 90% dân số của cả nước đều thuộc Giáo hội Armenia, trong khi đó Công Giáo Roma chỉ chiếm 10%.

Đức Thánh Cha cũng đã ghi nhận một số điểm nổi bật trong nỗ lực đại kết được khởi xướng bởi vị tiền nhiệm của ngài và Đức Karekin II thuộc Giáo hội Tông Truyền.

“Đáng buồn thay, thế giới chúng ta hiện nay đang lâm vào những sự chia rẽ và mâu thuẫn, cũng như những hình thức nghiêm trọng của sự nghèo nàn về vật chất và tinh thần, kể cả việc khai thác bóc lột con người, trong đó có cả trẻ em và những người cao tuổi. Thế giới hiện nay đang mong đợi những người Kitô Hữu chúng ta trở nên những chứng tá qua việc tôn trọng lẫn nhau và sự hợp tác huynh đệ có khả năng làm tỏ lộ cho hết mọi lương tâm sức mạnh và sự thật của sự phục sinh của Đức Kitô. “.

Minh Tuệ (theo Zenit)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết