Một nhà tù mới đối với Giáo Hội tại Trung Quốc: việc Hán Hóa

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 18-08-2018 | 07:23:00

Đến cuối tháng 8, tất cả các Giáo phận Trung Quốc phải trình bày kế hoạch 5 năm (2018-2022) cho Hiệp hội Yêu nước Quốc gia (CCPA) và Hội đồng Giám mục (BCCCC) về cách thức họ có thể tiến hành việc Hán hóa, do Tập Cận Bình đề ra. Kế Hoạch 5 Năm Quốc Gia tăng cường sự kiểm soát về mặt thể lý đối với các thành viên của Giáo Hội (các giám mục, linh mục, giáo dân), cũng như thực hiện việc kiểm soát đối với tất cả các lĩnh vực: văn hóa, thần học, học thuyết xã hội, nghệ thuật, kiến trúc, phụng vụ. Một tài liệu chính trị và phi tôn giáo: Chúa Giêsu Kitô chỉ được đề cập một lần duy nhất; Hiệp hội Yêu nước lại được đề cập đến 15 lần.

China-_Cross-removedRome (AsiaNews) – Toàn thể Giáo hội ở Trung Quốc, chính thức và hầm trú, chuẩn bị bước vào một nhà tù mới và vĩ đại thông qua một từ ngữ thần kỳ: Hán hóa, sự đồng hóa với văn hóa và xã hội Trung Quốc và tất cả đã được đệ trình lên Đảng.

Nó sẽ cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) và Hiệp hội Yêu nước không chỉ kiểm soát vấn đề con người (các giám mục, linh mục, và các tín hữu), mà còn cả việc họ suy nghĩ điều gì và kết quả của tư duy của họ: những ghi chép lịch sử và những diễn giải, thần học, học thuyết xã hội, kiến trúc , nghệ thuật thánh và thậm chí cả sách phụng vụ và phụng vụ. Nói ngắn gọn, một sự thực dân hóa về mặt chính trị đối với cả tâm trí và lương tâm của người Công giáo Trung Quốc.

Đến cuối tháng 8, tất cả các Giáo phận Trung Quốc phải trình bày kế hoạch 5 năm (2018-2022) cho Hiệp hội Yêu nước Quốc gia (CCPA) và Hội đồng Giám mục (BCCCC) về cách thức họ có thể tiến hành việc Hán hóa. Vì lý do này, CCPA và BCCC đã soạn thảo “Kế hoạch 5 năm” quốc gia, vốn phục vụ như một mô hình và nguồn cảm hứng “nhằm thúc đẩy sự hội nhập của Giáo hội Công giáo với Trung Quốc hướng tới việc Hán hóa”.

Từ “Chúa Giêsu Kitô” được đề cập duy nhất một lần trong tài liệu dài 15 trang; từ “Tin Mừng” được đề cập 4 lần; nhưng thuật ngữ “Đảng Cộng sản” được đề cập đến 5 lần và từ “Hiệp hội Yêu nước” 15 lần. Bản dịch tiếng Anh của kế hoạch quốc gia 5 năm này đã được công bố bởi hãng tin UCAN; văn bản bằng tiếng Trung đã được ĐHY Joseph Zen, nguyên giám mục Địa phận Hồng Kông trao cho chúng tôi (xem phần đính kèm bên dưới).

Chủ đề Hán hóa  đã được đưa ra bởi chủ tịch Tập Cận Bình vào đầu tháng 5 năm 2015. Sau khi phân tích tình hình, mà trong đó Đảng Cộng sản Trung Quốc lo ngại về một số phận tương tự với Liên Xô, vào ngày 20 tháng 5 năm 2015, trong một cuộc họp với Mặt trận thống nhất, Tập đã quyết định rằng tôn giáo phải được Hán hóa” nếu muốn tồn tại ở lại ở Trung Quốc. Chủ đề tương tự cũng đã được nhắc lại tại một cuộc họp quốc gia về các vấn đề tôn giáo vào tháng 4 năm 2016, và chủ đề này cũng đã được nêu lên trong những chú thích trong bài phát biểu về vấn đề tôn giáo tại Đại hội NPCC lần thứ 19, diễn ra vào tháng 10 năm 2017.

Trong tất cả những bài phát biểu này, Tập đã đặt việc Hán hóa trong bối cảnh có liên quan đến sự tùng phục đối với ĐCSTQ, với việc độc lập khỏi những thẩm quyền hoặc chính sách tôn giáo nước ngoài (kể cả Vatican), với việc tăng cường “sự  chủ” trong các quyết định tôn giáo (tước đoạt tất cả mọi thẩm quyền tôn giáo) .

Kế hoạch 5 năm quốc gia mở rộng lĩnh vực của việc Hán hóa bằng cách bao trùm không chỉ sự kiểm soát về mặt thể lý đối với các thành viên trong Giáo hội, mà còn là sự kiểm soát đối với cả các lĩnh vực như văn hóa, thần học và phụng vụ.

Trong tài liệu gốc dài 15 trang, được chia thành 9 chương, nó không chỉ đề cập đến chủ đề về sự tùng phục đối với ĐCSTQ (số 2) và việc trung thành với chủ nghĩa xã hội với “các điểm Trung Quốc”, mà còn là sự hội nhập của Giáo hội Công giáo với văn hóa Trung Hoa ( số 4); những tiến bộ của thần học với các đặc tính của Trung Quốc; việc đọc lại lịch sử của Giáo Hội ở Trung Quốc thông qua lăng kính của việc Hán hóa (số 5); việc khám phá những cách diễn tả phụng vụ với các yếu tố Trung Quốc (số 6); làm thế nào để Hán hóa các phẩm kiến trúc, các bức tranh và Thánh nhạc (số 8).

Tất cả điều này phải diễn ra dưới sự giám sát của Hiệp hội Yêu nước Quốc gia (CCPA) và Hội đồng Giám mục (BCCCC), việc lập các viện nghiên cứu thần học tiên phong, các trung tâm nghiên cứu lịch sử, các viện văn hóa Công giáo Trung Quốc, các trung tâm phụng vụ, tất cả đều chịu sự lãnh đạo của CCPA và BCCC, người thực hiện việc chi phối, giám sát, đánh giá, để “sửa đổi”, “tạo ra sự đồng thuận”, “chống lại những ai có ý định muốn phản đối”.

Ở điểm này người ta có thể hỏi: liệu rằng một Giáo hội Công giáo đã bị Hán hóa như vậy có còn là Giáo hội Công giáo nữa chăng?

Trên thực tế, Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc phải “chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc” (số 2,3): làm thế nào để có thể thoát khỏi hệ thống kiểm soát cũng như quyền lực tuyệt đối và toàn diện? Hơn nữa, “việc thực hiện các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội cũng như việc củng cố cơ sở riêng của họ để thúc đẩy công tác truyền giáo và mục vụ” (số 2,2) thì thế nào? Đâu là mục đích của câu hỏi của Đức Bênêđictô XVI trong Lá Thư của Ngài gửi cho các tín hữu  Công giáo Trung Quốc, mà trong đó Ngài đề nghị quyền tự do để làm việc trong xã hội bằng cách nỗ lực dấn thân “vì công lý” (Lá thư của Đức Bênêđictô XVI, Số 4)? Còn về “việc Hán hóa ép buộc” này, mà trong đó một đoàn quân tiên phong tạo ra những mô hình mà những người khác phải áp dụng, “chống lại những người có ý định phản đối”?.

Theo quan điểm của Giáo hội Công Giáo, có hai vấn đề: thứ nhất là – như ĐTC Phanxicô đã khẳng định trong Tông Huấn ‘Evangelii Gaudium’ (số 115) – hội nhập văn hóa là một điều gì đó được trao phó cho toàn thể Dân Thiên Chúa. Thứ hai là trong những vấn đề của việc hội nhập văn hóa, Dân Thiên Chúa phải được tự do và không bị ép buộc.

Dự án “Hán hóa” – tức là, việc lồng ghép việc loan báo Tin Mừng vào nền văn hóa Trung Hoa – các lĩnh vực khác nhau trong đời sống của Giáo Hội phải được hoan nghênh và chia sẻ. Nhưng cần phải nói rằng cam kết này là điều mà các Kitô hữu đã cố gắng thực hiện từ lời rao giảng đầu tiên ở Trung Quốc (đó là của các Kitô hữu Syria của thế kỷ thứ VII, không được đề cập trong tài liệu, nhưng thay vào đó đề cập đến các vị Thừa sai Dòng Tên của Triều đại nhà Minh và nhà Thanh).

CINA_-_Cina_chiesaMột điểm gây tranh cãi đó là vấn đề về những tòa nhà Kitô giáo vốn ngày càng phản ánh phong cách Trung Quốc (như Khâm Sứ Tòa Thánh nuncio Celso Costantini đã đề nghị cách đây 100 năm). Nhưng người Công giáo – hoàn toàn tự do – cũng có thể thích các tòa nhà theo lối kiến trúc phương Tây. Để đưa ra một sự so sánh về mặt thế tục, những người Thượng Hải giàu có –  các thành viên của Đảng – thíchưa chuộng các tòa nhà chọc trời được thiết kế bởi các kiến trúc sư nước ngoài và thậm chí cả các tòa nhà của Bến Thượng Hải, những đồn điền tô giới xưa kia, đã trở thành một trong những tòa nhà đắt đỏ nhất trong thành phố.

Tài liệu nói rằng “các kiểu dáng cấu trúc nhà thờ, hội hoạ và Thánh nhạc đã bị Tây hóa cần phải được thay đổi” (số 8, 1), nhưng đồng thời cũng thừa nhận rằng có thể xây dựng các cấu trúc theo phong cách Trung Quốc và phương Tây. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, chúng ta đang chứng kiến những hành động bài trừ thánh tượng của các chính quyền địa phương ở Hà Nam, Nội Mông Cổ và Tân Cương, nơi mà các nhà thờ và họa tiết trang trí đã bị phá hủy vì mang dáng dấp “phương Tây”.

Sự lo ngại đó chính là động lực hướng tới việc Hán hóa này chỉ là một mắt xích và một sự kiểm soát đối với các tác phẩm thần học, lịch sử, xã hội, nghệ thuật của người Công giáo.

Rõ ràng là sự kiểm soát đó đã dẫn đến một phần sự thiên vị, có thể nhận thấy trong thực tế rằng một số trung tâm văn hóa Công giáo đã bắt đầu nhiệt tình nghiên cứu các nhân vật Công giáo và Tin Lành, những người đã lên án hay phản đối việc thực dân Nhật thuộc địa hóa Trung Quốc.

Thật không may, chẳng có chuyện gì xảy ra đối với cuộc sống của người Công giáo trong thời kỳ đầu của Mao cũng như trong cuộc cách mạng văn hóa và cuộc đàn áp và giết hại các giám mục, linh mục và giáo dân. Chẳng mấy chốc chúng ta sẽ có những cuốn sách lịch sử được khử trùng đúng cách và đáp ứng với mong muốn của bậc thân vương, theo truyền thống đế vương Trung Quốc.

Ấn tượng sâu sắc mà tài liệu này tạo ra đó chính là một tuyên ngôn chính trị với rất ít những vấn đề về tôn giáo hoặc thần học. Và thậm chí ngay cả khi nó liên tục viện dẫn cả “Hiệp hội Yêu nước Quốc gia và Hội đồng Giám mục”, sức mạnh nằm hoàn toàn ở “Hiệp hội Yêu nước Quốc gia”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết