Một nhà lập pháp Kitô giáo người Iraq, ông Josef Sleve, đã chỉ ra rằng khoảng 1,5 triệu Kitô hữu đã rời khỏi Iraq kể từ năm 2003 khi Hoa Kỳ xâm chiếm đất nước này. Nói chuyện với một hãng tin, ông nói rằng đa số các Kitô hữu đã chạy trốn khỏi nước này do tình hình an ninh đang ngày càng xấu đi, và chủ nghĩa cực đoan.
Ông Josef Sleeve cho hay: “Con số các Kitô hữu sinh sống trong nước hiện tại vào khoảng 500.000 đến 850.000 người”. Giải thích thêm về tình hình, ông cho biết thêm: “Điều này có nghĩa là trong vòng 14 năm qua, khoảng 1,5 triệu Kitô hữu đã di cư đến các nước khác”.
Nghị sĩ Josef tiếp tục khẳng định rằng cuộc di tản của các Kitô hữu từ Iraq đã càng ngày càng lan rộng. Ông nói rằng kể từ khi nhóm khủng bố ISIS chiếm đóng các thành phố và thị trấn ở phía tây và phía bắc Iraq, dân số Kitô giáo đã giảm đáng kể trong nước. Ông nói rằng nhóm khủng bố đã gây ra rất nhiều tội ác chống lại các Kitô hữu.
“Tính đến tháng 11 năm 2016, liên minh chống ISIS do Hoa Kỳ lãnh đạo đã chiếm lại khoảng 56% lãnh thổ do tổ chức ISIS chiếm đóng trước đây tại Iraq. Ramadi và Fallujah đã bị tái chiếm vào tháng Hai và tháng Sáu, và việc giải phóng tỉnh Nineveh là một quá trình vẫn còn tiếp tục. Cuộc nổi dậy của tỉnh Mosul vẫn là phần quan trọng nhất trong cuộc chiến chống lại tổ chức ISIS, vì tỉnh Mosul – một thành phố lớn thứ ba của Iraq – là thành phố chủ yếu là những người Ả Rập dòng Sunni sinh sống giữa một tỉnh đa dạng, nơi có nhiều cộng đồng dân cư thiểu số của Iraq sinh sống”, Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế tuyên bố trong báo cáo hàng năm năm 2017.
“Dân số Kitô giáo của Mosul phần lớn đã trốn chạy vào năm 2014 trong những ngày đầu tiên của cuộc tiếp quản của tổ chức ISIS tại tỉnh Nineveh, và các Kitô đã không thể trở lại. Các chiến đấu cơ của tổ chức ISIS đã đánh dấu nhà cửa và các cơ sở kinh doanh mà những người Kitô hữu sở hữu với kí tự “ن“) tức là chữ “N” trong tiếng Ả Rập, được dùng để chỉ “Nasara” – một thuật ngữ Ả Rập để chỉ những người Kitô hữu có nguồn gốc từ chữ “Nazarene”.
Theo một số nhóm Kitô giáo ghi lại các tội ác của tổ chức ISIS, “ít nhất 33 ngôi thánh đường trong khu vực và xung quanh thành phố đã bị thiêu hủy hoặc bị phá hủy hoàn toàn hoặc một phần. Những ngôi thánh đường không bị phá hủy được sử dụng làm căn cứ quân sự của tổ chức ISIS hoặc được dùng làm các tòa nhà hành chính”, Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế thông tin chi tiết.
Minh Tuệ chuyển ngữ