(Hà Lan) Jan Haen, một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, là người đang tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống thông qua nghệ thuật. Điều gì làm cho Cha Jan khác biệt là triết lý của mình đối với nghệ thuật. Cha không vẽ cho mọi người, nhưng với mọi người. Theo cha “nghệ thuật là ngôn ngữ của Linh hồn dưới mọi hình thức.” Với phương châm ‘Đưa màu sắc vào cuộc sống’, cha Jan đã thực hiện hơn 100 dự án vẽ tranh tường quốc tế, tại nhà thờ, trường học, tổ chức xã hội và những nơi khác. Hiện tại, cha thực hiện việc ‘Chuyển thể’ Kinh Thánh, Cựu Ước và Tân Ước thành ‘truyện tranh’.
Mặc dù Cha sinh năm 1944 tại Eindhoven, Hà Lan nhưng cha phải chuyển đến Nam Phi vào năm 1953 cùng với cha mẹ. Trong khi ở Nam Phi, cha tìm thấy ơn gọi của mình trong đời sống tu sĩ và gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế ở Pretoria, Nam Phi vào năm 1956. Sau khi hoàn thành Tập viện tại Heathfield, Cape, Nam Phi năm 1963 cha chuyển đến Hawkstone, Anh để nghiên cứu thêm từ năm 1964 đến năm 1970. Cha được thụ phong linh mục, tại Hawkstone vào ngày 31 tháng 8 năm 1969. Cha Jan nghiên cứu Tâm lý học và Lịch sử Nghệ thuật tại Đại học Pretoria, Nam Phi, nơi sau này cha phục vụ với tư cách là sinh viên Chaplain từ 1970-1978. Cha phục vụ trong vai trò là thư ký cho Hội đồng Giám mục Công giáo Nam Phi ở Pretoria trong giai đoạn 1974-1978. Do sự thay đổi chính trị ở Nam Phi, cha bị Chính phủ Apartheid trục xuất khỏi nước này vào năm 1978. Sau đó, cha gia nhập Tỉnh Dòng Clement. Cha là một nghệ sĩ của Tổ chức Hợp tác Nghệ thuật Quốc tế, Hà Lan từ 1995 đến 2017.
Cha Jan Haen nói: “Nghệ thuật luôn ở trong cuộc đời tôi. Công việc nghệ thuật nghiêm túc, giống như các dự án nghệ thuật mà tôi đã làm cho các nhà thờ, bắt đầu vào năm 1994, điều đó xảy ra khi tôi có thể quay trở lại Nam Phi sau khi bị trục xuất vào năm 1978. Tôi được một người yêu cầu vẽ cho một Nhà thờ nhỏ. Tôi đã chủ động vẽ nhà thờ với những người thổ dân. Đầu tiên, tôi đã nói chuyện với các giáo dân, và tôi phân bổ một không gian trên các bức tường của nhà thờ cho mỗi người trong số họ. Tôi hỏi họ hình ảnh mà họ muốn vẽ lên tường. Câu trả lời rất thú vị. Theo sở thích của họ, tôi nhanh chóng vẽ phác thảo của tất cả các hình ảnh mà họ thích nhìn thấy trên tường và yêu cầu họ vẽ. Như vậy, điều đó đã tạo ra ấn tượng khiến cho những người bạn đã yêu cầu tôi trở lại một lần nữa và sau một năm tôi đã vẽ thêm cho hai nhà thờ khác. Đó là sự khởi đầu của một dự án nghiêm túc của các nhà thờ vẽ tranh. Rất nhiều người trong số họ ở các địa phương nghèo ở Nam Phi.” Cha Jan cũng đã thực hiện rất nhiều dự án ở châu Âu. Cha đã tham gia vào một số dự án xã hội cho những người sống trên đường phố ở Đức và Anh. Cũng có một số dự án khác của cha ở Ireland, Áo và Ukraine. Gần đây, cha Haen đã thực hiện một số bức chân dung của các vị Thánh và Chân phúc Dòng Chúa Cứu Thế.
Hầu hết các dự án nghệ thuật của cha đều tập trung vào những người nghèo. Cha đã vẽ trong các nhà tù và đường phố, cố gắng để mang lại một số màu sắc trong cuộc sống của họ. Hành động liên quan đến những người trong bức tranh đã cho tiến trình của họ thêm nhiều trọn vẹn. Họ thảo luận về nghệ thuật, phát triển những cảnh nghệ thuật và tạo nên cuộc sống cho trí tưởng tượng bằng cách đặt chúng lên tường. Nghệ thuật trở thành câu chuyện của họ và họ tìm thấy một số ‘sắc màu’ trong cuộc sống của họ. Tất cả các tác phẩm chính của Jan Haen đều là những bức bích họa. Đối với cha, nghệ thuật là một nỗ lực để miêu tả câu chuyện của Chúa Kitô cho tất cả những ai đang tìm kiếm Thiên Chúa. Vì là thừa sai DCCT, cha coi nghệ thuật thị giác là lĩnh vực rao giảng của mình. Cha nói về truyền thống DCCT, “Thánh An phong và Thánh Giêrađô là những nghệ sĩ đã cố gắng truyền đạt thông điệp Tin Mừng với những người của thời đại của mình. Những bức tranh về Đức Kitô bị đóng đinh là những công cụ tuyệt vời để rao giảng cho những người bình dân. Tôi cũng đang cố gắng hướng đến với những người bị tổn thương trong thời đại của chúng ta với món quà nghệ thuật.”
Thời điểm sáng tạo là thời gian suy ngẫm cho Jan Haen. “Khi tôi vẽ (không phải khi thực hiện các dự án lớn), đó là một kinh nghiệm suy tư cho tôi. Suy ngẫm tạo ra một không gian để sử dụng trí tưởng tượng của chúng ta. Đó là một thời gian tuyệt vời của ân sủng,” cha nói. “Chúng ta cần phải cởi mở với những cách tiếp cận mới với mọi người … cần phải sáng tạo trong việc hình dung và thể hiện … Hãy mạnh dạn phá vỡ truyền thống,” cha Jan lưu ý những người trẻ tuổi. Khi bắt đầu làm việc ở Nam Phi, cha rất thận trọng về văn hóa và não trạng của người dân đối với nghệ thuật. Vì vậy, cha luôn luôn cố gắng để chuyển tải phúc âm trong ngữ nghĩa Châu Phi bằng nghệ thuật. Đó là lý do tại sao cha luôn miêu tả các nhân vật và hình dạng người Châu Phi khi cha ở đó, để mọi người có thể tự nhận dạng mình bằng các nhân vật Kinh Thánh dễ dàng hơn.
Biju Madathikunnel, CSsR
Tịnh Trí Thiên theo cssr.news