Một nền ‘Thần học’ đúng đắn về Sinh thái học trong một cuốn sách mới của ĐTC Phanxicô

“Mẹ Trái đất của chúng ta: Sự hiểu biết Kitô giáo về những thách thức liên quan đến vấn đề môi trường”, là cuốn sách mới của ĐTC Phanxicô, được xuất bản bằng tiếng Ý vào ngày 24 tháng 10 năm 2019, bởi Nhà xuất bản Vatican [Libreria Editrice Shakeana].

Day-Of-Prayer-For-Creation-©-World-Popes-Prayer-Network

“Mẹ Trái đất của chúng ta: Sự hiểu biết Kitô giáo về những thách thức liên quan đến vấn đề môi trường”, là cuốn sách mới của ĐTC Phanxicô, được xuất bản bằng tiếng Ý vào ngày 24 tháng 10 năm 2019, bởi Nhà xuất bản Vatican [Libreria Editrice Shakeana].

Bộ sách được in trên giấy FSC (Forest Stewardship Council – Hội đồng quản lý rừng), được cung cấp từ một khu rừng và một chuỗi hậu cần được quản lý theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về độ bền vugnwx về môi trường, xã hội và kinh tế.

Nó tập hợp các văn bản thể hiện quan điểm ủng hộ việc bảo vệ môi trường của ĐTC Phanxicô, bao gồm một chủ đề về tầm nhìn của Kitô giáo về sinh thái học, Vatican News nhấn mạnh bằng tiếng Tây Ban Nha.

Phần ‘Lời nói đầu’ được viết bởi Đức Thượng Phụ Đại Kết Constantinople, Thượng Phụ Bartholomew I, người đã mô tả các giai đoạn hợp tác giữa hai nhà lãnh đạo Giáo hội về những vấn đề này, đặc biệt là Sứ điệp nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Bảo vệ Công trình Sáng tạo, được tổ chức hàng năm vào ngày 1 tháng 9.

Ngày này được thiết lập vào năm 2015, và đồng thời hiệp nhất Giáo hội Công giáo và Giáo hội Chính thống trong “những mối bận tâm chung đối với tương lai của công trình Sáng tạo”.

Cuộc hoán cải môi sinh

Chương đầu tiên, có tựa đề là “Tầm nhìn Toàn cầu”, bao gồm tuyển tập các văn bản, đặc biệt là một số trích đoạn trong Thông điệp Laudato Si’, nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ ‘Ngôi nhà chung của chúng ta’ bằng việc đồng tâm nhất trí của “đại gia đình nhân loại” hướng tới “sự phát triển bền vững và toàn diện”.

Ý tưởng sau cùng này được trình bày trong chương Từ Thử thách của thời đại cho đến ‘Cơ hội toàn cầu’”, dựa trên việc phân tích các trích đoạn trong Thông điệp Laudato Si’ liên quan đến cuộc khủng hoảng môi trường hiện nay.

Ô nhiễm, tình trạng nóng lên toàn cầu, vấn đề biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học chính là hậu quả của việc khai thác không kiểm soát dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng theo cấp số nhân trừ khi có “một sự thay đổi hướng đi” trong thời gian ngắn.

Trong bối cảnh này, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng “một cuộc hoán cải môi sinh” là hoàn toàn khả thi nếu như “một nền giáo dục sinh thái” thực sự được thúc đẩy vốn tạo ra, đặc biệt là trong các thế hệ mới, sự nhận thức và do đó, một ý thức đổi mới.

Những người bảo vệ Công trình Sáng tạo và Sự sống

Theo “Vatican News”, cuốn sách này bao gồm các bài phát biểu và bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô vốn cho thấy rằng, từ những ngày đầu tiên trong Triều đại Giáo hoàng của mình, Ngài đã đề cập đến “sự cấp bách” của việc giải quyết vấn đề sinh thái học: đó là về việc bảo vệ món quà to lớn mà Thiên Chúa trao ban cho mọi loài thọ tạo, nhưng đặc biệt là con người, người duy nhất được đón nhận “hơi thở của Thiên Chúa”.

Qua Sách Sáng Thế, Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ ra rằng việc chăm sóc Công trình sáng tạo và sự sống con người có mối liên hệ mật thiết và không thể tách rời. Do đó, việc tự do tiếp cận với các loại hàng hóa cần thiết cho sự sống còn là tuyệt đối cần thiết, ưu tiên việc tiếp cận với nguồn nước, không có sự phân biệt đối xử giữa các dân tộc.

Thần học về sinh thái

Cuốn sách kết thúc với nội dung mang tên “Mẹ Trái đất của chúng ta”. Đức Thánh Cha Phanxicô thể hiện một viễn cảnh rộng lớn hơn, không giới hạn trong việc quan tâm chăm sóc đối với môi trường. Đó là một nền “thần học thực sự về hệ sinh thái”, một bài diễn văn về tâm linh sâu sắc.

“Công trình Sáng tạo được quan niệm như là hoa trái của tình yêu của Thiên Chúa đối với mỗi loài thọ tạo của Ngài, đặc biệt, đối với con người, những người mà Ngài đã ban tặng món quà của Công trình Sáng tạo, nơi mà chúng ta được mời gọi để khám phá một sự hiện diện”.

“Chính khả năng của con người đối với sự hiệp thông quyết định tình trạng của Công trình Sáng tạo (…) Do đó, vận mạng của con người quyết định vận mệnh của vũ trụ”, vị Giám mục Rôma giải thích.

Mặt khác, mối dây liên kết giữa con người và Công trình Sáng tạo được thể hiện qua tình yêu và ngược lại, bị hủy hoại nếu họ không nhận ra món quà được trao ban cho mình. “Việc khai thác các nguồn tài nguyên một cách vô trách nhiệm”, để có được quyền lực và sự giàu có trong tay một số ít người, đưa đến “một sự mất cân bằng” vốn dẫn đến sự hủy diệt đối với thế giới và các dân tộc của nó.

Đức Thánh Cha Phanxicô băn khoăn tự hỏi không biết liệu “sự cấp bách về môi trường”, mà chúng ta đang lao vào, có thể trở thành một cơ hội để quay trở lại để “lựa chọn sự sống và đồng sửa đổi các mô hình kinh tế và văn hóa”: vốn tạo ra sự công bằng và chia sẻ thực tế mà trong đó mỗi người đều có phẩm giá và quyền riêng của mình.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại những điều mà Thánh Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh: những người không có gì “có nguy cơ không được người khác tôn trọng, bởi vì họ dường như không tồn tại; trở thành một trong những người vô hình sống ở các thành phố của chúng ta”.

Trên thực tế, vị Giáo hoàng người Ba Lan đã lên án “các cấu trúc tội lỗi”, vốn “tạo ra những tội ác, làm ô nhiễm môi trường, làm tổn thương và hạ thấp phẩm giá của người nghèo, thúc đẩy logic của sự chiếm hữu và quyền lực”.

Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, cuộc cách mạng công nghệ và sự tham gia của cá nhân không phải là những giải pháp đầy đủ, bởi vì sự ý thức được tiếp thu chủ yếu thông qua “tinh thần hiệp thông thực sự”.

Minh Tuệ (theo Zenit)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết