Cuốn sách mới của Đức Thánh Cha Phanxicô, với nhan đề “Mẹ Trái đất của chúng ta”, sẽ được xuất bản bởi Nhà xuất bản Vatican [Libreria Editrice Shakeana] vào ngày 24 tháng 10 năm 2019, theo Vatican News.
Cuốn sách mới của Đức Thánh Cha Phanxicô, với nhan đề “Mẹ Trái đất của chúng ta”, sẽ được xuất bản bởi Nhà xuất bản Vatican [Libreria Editrice Shakeana] vào ngày 24 tháng 10 năm 2019, theo Vatican News.
Với phần Lời mở đầu được viết bởi Thượng Phụ Đại kết Constantinople, Đức Thượng Phụ Bartholomew I, tác phẩm là một tài liệu biên soạn bao gồm các bài phát biểu, các thông điệp và bài giảng mà trong đó Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập đến việc bảo vệ môi trường và đồng thời kêu gọi việc thúc đẩy một cuộc sống xứng hợp cho tất cả mọi dân tộc.
Trong số tất cả các tài liệu đi kèm, đó chính là một văn bản chưa được công bố của Đức Thánh Cha, trong đó Ngài đề nghị rằng chúng ta phải cầu xin sự tha thứ vì tất cả những tổn hại đã gây ra cho hành tinh của chúng ta.
Sự tha thứ và ăn năn
Mặc dù cuốn sách vẫn chưa được xuất bản cho đến thứ Năm tuần sau ngày 24/10, tờ ‘Corriere della Sera’ của Ý đã tiết lộ một số trích đoạn trong cuốn sách của Đức Thánh Cha được Nhà xuất bản Vatican sao chép lại.
Trong một trong những trích đoạn, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng nếu không có sự ăn năn hối cải thực sự của con người về lối sống của họ, cuộc chiến bảo vệ môi trường sẽ trở nên vô ích. “Tôi rất mong sự tăng trưởng về mặt nhận thức và sự ăn năn thực sự từ phía tất cả chúng ta, những con người của thế kỷ 21, những người có đức tin hay không, và về phía các xã hội của chúng ta, vì đã cho phép chúng ta bị cuốn hút bởi những logic vốn gây ra sự chia rẽ, tạo ra sự đói kém, cô lập và lên án. Sẽ tốt đẹp biết bao nếu chúng ta kêu xin sự tha thứ từ những người nghèo và những người bị loại trừ. Kế đến, chúng ta có thể ăn năn một cách chân thành, bao gồm cả những sự tổn hại đã gay ra đối với trái đất, đại dương, không khí, vad các loài động vật…”.
Đức Thánh Cha cũng chỉ ra sự cần thiết cần phải kêu xin sự tha thứ và ân xá, “những hành động chỉ có thể có nơi Chúa Thánh Thần, bởi vì Ngài chính là Đấng kiến tạo sự hiệp thông, mở ra sự khép kín nơi mỗi cá nhân. Và cần phải có rất nhiều tình yêu thương hầu dẹp tan thói kiêu căng tự phụ, để nhận ra sự sai lầm và có được niềm hy vọng rằng những đường hướng mới là thực sự có thể”.
Sự ăn năn, vị Giám mục Rôma chỉ ra, “là một ân sủng để trở nên khiêm nhường được khẩn nài từ Chúa Giêsu Kitô, để thế hệ của chúng ta sẽ được ghi nhớ trong lịch sử không phải vì những lỗi lầm của nó, nhưng vì sự khiêm nhường và khôn ngoan của nó để trở nên có thể thay đổi phương hướng”.
Bản chất nhân từ và tình yêu thương
Một trích đoạn khác được tiết lộ bởi tờ báo của Ý chỉ ra mối liên hệ của tất cả mọi thứ “về bản chất nhân từ và tình yêu thương”, đó là “việc thiếu thốn tình yêu thương có những tác động đến tất cả mọi thứ”.
Đức Thánh Cha Phanxicô tin rằng cuộc khủng hoảng môi sinh mà chúng ta đang trải qua hiện nay là “một trong những ảnh hưởng, với thời gian, cái nhìn chán ghét của chúng ta đối với chính bản thân chúng ta, đối với những người khác và đối với thế giới – một cái nhìn chán ghét vốn không cho phép chúng ta nhận thức tất cả mọi thứ như là một món quà được trao ban để tự khám phá mình được yêu thương”.
Những vấn đề khác
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng chỉ ra rằng hiện nay có một sự nhận thức rằng các hiện tượng, chẳng hạn như tình trạng ô nhiễm, biến đổi khí hậu, sa mạc hóa, những người tị nạn khí hậu, việc tiêu thụ không bền vững đối với các nguồn tài nguyên của hành tinh, tình trạng axit hóa các đại dương và giảm đa dạng sinh học chính là “các khía cạnh không thể tách rời của sự bất bình đẳng xã hội”.
Như Vatican News đã đưa tin, Đức Thánh Cha cũng viết trong cuốn sách về sự tập trung quyền lực và sự giàu có ngày càng tăng trong tay một số người, về cái gọi là các xã hội thịnh vượng, về các khoản chi phí quân sự điên rồ, về văn hóa thải loại, và về việc thiếu sự quan tâm của thế giới thiếu từ quan điểm của các vùng ngoại vi, cũng như về việc thiếu sự bảo vệ đối với trẻ em và trẻ vị thành niên, những người trưởng thành dễ bị tổn thương và những đứa trẻ chưa được sinh ra.
Minh Tuệ (theo Zenit)