Tất cả các Kitô hữu đích thực phải là hiện thân của lòng trắc ẩn như người Samaritanô nhân hậu, biết lưu tâm đến những người đau khổ. Đó là ý chính trong bài suy niệm hướng dẫn tĩnh tâm của cha Ermes Ronchi cho Đức Thánh Cha Phanxicô và Giáo Triều Rôma vào hôm thứ Năm 10.03 tại nhà tĩnh tâm ở Ariccia, nằm trên các ngọn đồi ở ngoại thành Rome.
Những suy tư của cha giảng rút ra từ câu chuyện trong Tin Mừng ghi lại những giọt nước mắt của Maria Mađalêna sau khi đến viếng mộ Chúa Giêsu và thấy ngôi mộ trống. Tiếng nấc của cô bị gián đoạn bởi tiếng nói vang lên “Tại sao con khóc, con đang tìm ai?”
3 động từ diễn tả động lòng thương
Chúa Giêsu Phục Sinh là Chúa của sự sống và Ngài lưu tâm đến những giọt nước mắt của Maria Mađalêna. Trong giờ phút cuối cùng trên Thánh Giá vào chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, Chúa Giêsu cũng đã nhìn thấy sự đau đớn và thống khổ của tên trộm. Và trong những giờ phút đầu tiên của ngày Phục Sinh, Ngài đã lưu tâm đến nỗi đau của cô Maria Mađalêna.
“Chúa Giêsu là Người của cuộc gặp gỡ. Ngài không bao giờ xét đến tội lỗi của một người nào đó, nhưng luôn lưu tâm đến nỗi đau khổ và những nhu cầu của họ.”
Chúng ta cũng có thể học từ Ngài mối bận tâm này và cũng học nơi lòng trắc ẩn của người Samaritanô nhân hậu. Ông ta đã “đã nhìn thấy, dừng lại và chạm đến”. Đó là ba động từ đó diễn tả lòng trắc ẩn của người Samaritanô nhân hậu và ông hành động để cải thiện tình trạng đau khổ của người khác.
Rất nhiều lần trong Tin Mừng Chúa Giêsu động lòng thương khi chứng kiến cảnh đau khổ của con người. Từ “động lòng thương” trong văn bản tiếng Hy Lạp là ám chỉ đến “nỗi đau quặn lên bên trong ruột gan.” Động lòng thương không phải là một ý niệm tư duy trừu tượng hay cao vời nhưng một “cú hích” đụng đến trong ruột gan mình. Khiến cho người Samaritanô nhân hậu không để “đi qua” trước người đau khổ gặp nạn như ông Thượng tế và ông Lêvi.
“Sự khác biệt thực sự không phải là giữa các Kitô hữu, tôi là người Hồi giáo hay Do Thái nhưng khác biệt thực sự không là giữa những người tin và những người không tin. Sự khác biệt là giữa những người dừng lại, hành động và những người bỏ đi không giúp đỡ người bị nạn … Nếu tôi bỏ ra một giờ gánh lấy nỗi đau của một người, tôi sẽ hiểu về người đó tốt hơn; tôi sẽ cảm nghiệm sâu hơn về con người. Điều ấy làm đầy vốn sống cho tôi”.
Lòng thương xót không có “khoảng cách”
Cha Ronchi gợi đến động từ thứ ba, “chạm vào”. “Bất cứ khi nào Chúa Giêsu đến đâu Ngài cũng chạm vào”. Ngài chạm đến người bị bệnh phong cùi – là hạng người bị khinh miệt và loại trừ. Ngài chạm vào con trai bà góa thành Nain và chấp nhận vi phạm lề luật vì không được phép làm. Ngài nâng cậu bé đã chết trỗi dậy và trả cậu lại cho mẹ”.
Khi chúng ta nhìn đến những người cần lòng thương xót nơi chúng ta- những người tị nạn, di cư, đói nghèo – chúng ta nên được thôi thúc dừng lại và chạm đến họ.
“Nếu tôi nhìn thấy, dừng lại và chạm đến. Nếu tôi lau đi một giọt nước mắt, tôi biết tôi không thay đổi thế giới; tôi không thể thay đổi cấu kết của sự gian ác, nhưng tôi sáng suốt thấy rằng cái đói không phải là bất khả chiến bại. “
“Lòng thương xót là tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống con người … Và Thiên Chúa tha thứ như thế này: Không phải trừu tượng nhưng với hai bàn tay, chạm đến, và ôm lấy.”
HV dịch