Cơ quan nhân quyền của Philippine đã chỉ ra những nỗ lực của Giáo Hội nhằm để ngăn chặn các hành vi ngược đãi.
Các công việc được tiến hành trong cuộc chiến chống ma tuý đầy chết chóc đã nhận được những lời khen ngợi đặc biệt.
Ủy Ban nhân quyền của Philippine đã đánh giá cao các nhóm tôn giáo và các phóng viên tham gia cuộc chiến chống ma túy của chính phủ vì những đóng góp của họ trong việc làm sáng tỏ những hành động lạm dụng quyền lợi mà chiến dịch đã gây ra.
“Những hành động bình dị cá nhân của họ, những hành động can đảm, những hành động của tấm lòng cao thượng, những hành động vì công lý, những hành động của lòng nhân ái, đã mang lại ánh sáng cho những nơi tối tăm”, Ông Jose Luis Martin Gascon – Chủ tịch Uỷ ban Nhân quyền LHQ, cho biết.
Cơ quan nhân quyền đã ca ngợi các Linh mục và Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế vì đã “thực hiện nhiều hơn bất cứ những điều mà chúng ta có thể tưởng tượng được” trong việc giúp đỡ các nạn nhân của “cuộc chiến chống ma túy”.
Nữ tu Cres Lucero thuộc Dòng Franciscan cũng đã nhận được sự công nhận của Liên minh các Nhà Ủng hộ Nhân quyền Philippine. Nữ tu Lucero đã lên tiếng chỉ trích cuộc chiến chống ma túy của chính phủ.
Nữ tu Lucero cho biết rằng cần có thêm nhiều luật sư bênh vực các nạn nhân của các vụ lạm dụng quyền lợi và đồng thời “phá vỡ sự im lặng đối với những hành động tội ác mà không bị trừng phạt”.
Ít nhất 8.000 vụ giết người liên quan đến chiến dịch tăng cường chống lại việc buôn bán ma túy bất hợp pháp của chính phủ kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền vào tháng 6 năm 2016.
Ông Gascon cho biết các Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã tạo ra nguồn cảm hứng để thúc đẩy việc chống lại các vụ giết người bất chấp những khó khăn và thử thách.
“Đối với nhiều gia đình các nạn nhân, những người đầu tiên đáp trả lại cuộc chiến này đó chính là các linh mục và tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế qua việc cung cấp nơi ẩn náu, đem lại sự can thiệp về tâm lý cũng như xã hội”, ông Gascon cho biết.
Cơ quan nhân quyền cũng ghi nhận các nhóm tôn giáo khác đã làm việc trong âm thầm, “mà lúc này vẫn đang tiếp tục công việc của mình”.
Ông Gascon cho biết những mẫu gương điển hình của các nhóm như Dòng Chúa Cứu Thế, các nhà vận động nhân quyền và Hiệp hội các Nhà chức trách Tôn giáo chính yếu Philipine “hết sức khiêm tốn và khuyến khích mỗi người chúng ta”.
Cha Amado Picardal CSsR nhấn mạnh rằng việc công nhận của cơ quan nhân quyền chính là “sự khẳng định” sứ mạng của Giáo Hội trong việc bảo vệ nhân quyền và “hành trình đồng hành với người dân”.
“Trong khi những vấn đề [về những vụ giết hại và lạm dụng nhân quyền] xảy ra ở đó, chúng tôi cũng sẽ hiện diện ở đó”, Cha Picardal nói, đồng thời ngài cũng cho biết thêm rằng Hội Dòng Chúa Cứu Thế Chí Thánh của ngài, được gọi là “Redemp-terrorists” trong suốt những năm áp đặt tình trạng thiết quân luật nhằm chống lại chế độ độc tài và hoạt động vì nhân quyền.
“Đây chính là cam kết nhất quán của chúng tôi. Đây chính là một phần trong sứ vụ tiên tri của chúng tôi là những Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế”, Cha Picardal nói.
Cha Picardal cho biết rằng cam kết “không chỉ là việc chôn xác kẻ chết và đếm con số những vụ thương vong” mà còn là “việc cung cấp nơi ẩn náu không chỉ cho các nạn nhân mà còn cho các nhân chứng”.
Cha Picardal cho biết các nhóm tôn giáo khác nhau, bao gồm cả Hội đồng Giám mục, đã cùng cộng tác trong việc bảo vệ sự sống và nhân quyền.
“Chúng tôi không chỉ là tiếng nói nơi những khu vực xa xôi hẻo lánh, mà chúng tôi còn cộng tác với những người khác”, cha Picardal cho biết.
Cơ quan nhân quyền, sẽ kỷ niệm 30 năm thành lập trong tuần này, cho hay Philippines đã “bước vào một thời kỳ đen tối”.
Thậm chí ngay cả khi ông Gascon đã bác bỏ những điều mà ông mô tả là thiếu sự ủng hộ của công chúng đối với vấn đề nhân quyền, ông cũng ghi nhận công việc của các phóng viên báo chí bao gồm những vụ giết hại liên quan đến ma túy trong chín tháng qua.
“Họ truyền cảm hứng về một niềm hy vọng”, ông Gascon nói, đồng thời ông cũng cho biết thêm rằng các phóng viên đã không từ bỏ “nguyên tắc nhân quyền nhân quyền đang trân trọng” và “đem ánh sáng vào tăm tối”.
Ông Gascon nhấn mạnh rằng “vấn đề căn bản về nhân quyền đó chính là việc không bị trừng phạt”, ông cũng cho biết thêm rằng điều đang xảy ra tại Philipine đó chính là “những vụ giết hại tàn bạo nhất và vi phạm nhân quyền cơ bản của con người” đã không được nhìn thấy kể từ khi chấm dứt chế độ độc tài Marcos vào năm 1986.
Joe Torres, Manila
Philippines
Minh Tuệ chuyển ngữ