Liệu Đức Phanxicô sẽ trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm Triều Tiên?

Các binh sĩ Quân đội Nhân dân Triều Tiên bày tỏ lòng kính trọng trước các bức tượng của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành và Kim Jong-il tại Bình Nhưỡng vào ngày 7/7 trước lễ kỷ niệm 27 năm ngày mất của Kim Nhật Thành (Ảnh: AFP)

Các binh sĩ Quân đội Nhân dân Triều Tiên bày tỏ lòng kính trọng trước các bức tượng của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành và Kim Jong-il tại Bình Nhưỡng vào ngày 7/7 trước thềm kỷ niệm 27 năm ngày mất của Kim Nhật Thành (Ảnh: AFP)

Giáo hội Hàn Quốc và các nhà lãnh đạo chính trị coi chuyến viếng thăm Bình Nhưỡng của Đức Thánh Cha Phanxicô là một công cụ cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.

Một chính trị gia cấp cao của Hàn Quốc đã tuyên bố rằng các nỗ lực cấp nhà nước hiện đang được tiến hành cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Triều Tiên, đồng thời coi đây như là tiền đề cho hòa bình và hòa giải trên Bán đảo Triều Tiên.

Park Jie-won, một chính trị gia cấp cao và giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc, gần đây cho biết rằng các nỗ lực cấp nhà nước hiện đang được tiến hành cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Triều Tiên.

Ông Park Jie-won đã nói về chuyến viếng thăm có thể xảy ra của Đức Thánh Cha Phanxicô tới quốc gia cộng sản trong một buổi lễ đặc biệt nhằm đánh dấu việc Vatican công nhận Nhà thờ Công giáo Sanjeong-dong tại Mokpo thuộc Tổng giáo phận Gwangju là Tiểu Cương Cung Thánh Đường vào ngày 6 tháng 7, Hãng thông tấn Fides của Vatican đưa tin.

Ông Park cho biết ông đã tham gia vào công việc chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô và ông sẽ sớm gặp Đức Tổng Giám mục Hyginus Kim Hee-jong Địa phận Gwangju và Đức Tổng Giám mục Alfred Xuereb, Sứ thần Tòa Thánh tại Hàn Quốc, để nói về việc Đức Thánh Cha sẽ đến thăm Bình Nhưỡng, thủ đô của miền Bắc Hàn.

Ông Park là một cựu nghị sĩ đến từ Mokpo. Ông từng là thư ký của Tổng thống Kim Dae-jung (1998-2003) và là Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ông được cho là người đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên vào năm 2000.

Những bình luận của ông Park là bài viết mới nhất trong một loạt những quan điểm lạc quan của các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị ở Hàn Quốc về chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới khu vực phía bắc của Bán đảo Triều Tiên.

Vào tháng 3, các nhà lãnh đạo Công giáo ở Hàn Quốc đã phát động một chiến dịch cầu nguyện đặc biệt cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Triều Tiên và vì hòa bình trong khu vực.

Trong cuộc họp của Ủy ban Hòa giải Nhân dân Triều Tiên vào ngày 11 tháng 3, các Giám mục đã bày tỏ hy vọng rằng một ngày nào đó Đức Thánh Cha sẽ có chuyến viếng thăm tới Triều Tiên.

“Có những rào cản khác nhau đối với hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, nhưng chúng tôi hy vọng một cách mạnh mẽ rằng một ngày nào đó Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ có chuyến viếng thăm Triều Tiên. Chúng tôi đã xuất bản nhiều cuốn sách khác nhau về hòa bình, hòa giải và thống nhất để củng cố và thức tỉnh hòa bình trong tâm trí mọi người”, Đức Giám mục Peter Ki-heon Lee Địa phận Uijeongbu, Chủ tịch Ủy ban này, cho biết.

Cựu đại sứ Hàn Quốc tại Vatican, Lee Min-Baek, người cũng tham dự cuộc họp, lưu ý rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô và sự cam kết ngoại giao là vô cùng quan trọng cho hòa bình ở Đông Bắc Á.

“Nếu chính sách đối ngoại của Đức Thánh Cha Phanxicô và Tòa Thánh được kết hợp với việc tái kích hoạt tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc thiết lập hòa bình ở Đông Bắc Á bao gồm cả Bán đảo Triều Tiên”, ông Lee nói.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Fides sau khi được bổ nhiệm làm tân Tổng Trưởng Bộ Giáo sĩ của Vatican, Đức Tổng Giám mục Lazarus You Heung-sik người Hàn Quốc cũng đã bày tỏ cảm xúc tương tự.

Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khi ông đến dự buổi tiếp kiến riêng tại Vatican vào ngày 18 tháng 10. (Ảnh của Alessandro Di Meo / AFP)

Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong buổi tiếp kiến riêng tại Vatican vào ngày 18 tháng 10 (Ảnh: Alessandro Di Meo/ AFP)

Trong cuộc hội kiến Đức Thánh Cha Phanxicô vào năm 2018, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã gửi lời mời từ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về chuyến viếng thăm tới quốc gia này, Đức Tổng giám mục Lazarus You Heung-sik cho biết. Đức Thánh Cha trả lời một cách khẳng định rằng ngài sẵn sàng cho chuyến viếng thăm này.

Đức Phanxicô trong chuyến viếng thăm Nam Hàn ngày 16 tháng 8 năm 2014

Đức Phanxicô trong chuyến viếng thăm Nam Hàn ngày 16 tháng 8 năm 2014

“Khi nghe tin Đức Thánh Cha Phanxicô sẵn sàng cho chuyến viếng thăm này, tôi thực sự xúc động. Kể từ đó tôi đã không ngừng cầu nguyện để chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tới Triều Tiên được diễn ra. Gần 10 triệu người dân Hàn Quốc sống trong cảnh bị chia cắt do sự chia cắt giữa hai miền nam và bắc. Cuộc đối đầu tồn tại trên Bán đảo Triều Tiên là một trong những nỗi đau khổ nghiêm trọng nhất của nhân loại ngày nay”, Đức Tổng Giám mục Lazarus You Heung-sik chia sẻ trong cuộc phỏng vấn.

“Nói một cách cụ thể, sự hòa giải của Đức Thánh Cha có thể là một cơ hội thuận lợi để chấm dứt xung đột, kết quả của sự ngờ vực lẫn nhau giữa hai phần của bán đảo vốn đã kéo dài quá nhiều thập kỷ. Tôi cầu nguyện và cố gắng làm những gì có thể, với hy vọng ít nhất một tia hy vọng nhỏ nhoi sẽ mở ra cho sự thông cảm hiểu biết lẫn nhau, vượt qua tình hình căng thẳng và đối đầu như hiện nay”.

Triều Tiên có dân số khoảng 24 triệu người dưới sự lãnh đạo của Kim Jong-un, người thừa kế độc tài của gia tộc Kim quyền lực, vốn đã cai trị một quốc gia cộng sản và chính thức vô thần kể từ khi thành lập.

Hiến pháp của Triều Tiên công nhận các quyền đối với đức tin nhưng trên thực tế, các quyền tự do cơ bản bao gồm tự do tôn giáo không tồn tại ở nước này.

Sau khi chấm dứt ách thống trị của đế quốc Nhật Bản (1905-1945) sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hàn Quốc bị chia cắt làm hai, dẫn đến cuộc Chiến tranh Triều Tiên chết chóc (1950-1953). Với sự hậu thuẫn từ Trung Quốc và Nga, các lực lượng cộng sản Bắc Triều Tiên đã tham gia vào các hành động tàn bạo chống lại miền Nam dân chủ chủ yếu, vốn được sự ủng hộ của phương Tây bao gồm cả Mỹ.

Hầu hết các Kitô hữu đều đã chạy trốn khỏi Triều Tiên sau một cuộc đàn áp và giết chóc tàn bạo vì những người cộng sản gián cho họ cái mác là những kẻ gián điệp và điệp viên của phương Tây.

Mặc dù không có dữ liệu xác định, nhưng các nghiên cứu khác nhau cho thấy hầu hết người dân Bắc Triều Tiên không theo tôn giáo, nhưng các cộng đồng nhỏ bao gồm các Phật tử và các Kitô hữu vẫn tồn tại trong bối cảnh của chế độ cầm quyền kiểm soát và đàn áp nghiêm ngặt.

Hiệp hội Công giáo Hàn Quốc, một cơ quan do nhà nước kiểm soát, tuyên bố rằng Triều Tiên có khoảng 3.000 người Công giáo, trong khi các ước tính độc lập cho thấy con số này không quá 800.

Triều Tiên không có bất kỳ quan hệ ngoại giao nào với Vatican và cũng chưa có vị Giáo hoàng nào đến thăm đất nước này.

Kim Jong-il, cựu Chủ tịch và cha của Kim Jong-un, đã mời Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đến thăm đất nước này sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên vào năm 2000. Đức Cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II cho biết rằng sẽ là “một phép màu” nếu ngài có thể đến thăm nước này và điều đó đã không bao giờ xảy ra.

Vatican đã phản hồi bằng cách tuyên bố rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tới Triều Tiên sẽ khả thi nếu các Linh mục Công giáo được chấp thuận và Giáo hội được phép hoạt động một cách độc lập.

Tháng trước, trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình quốc gia KBS Radio, Tổng thống Hàn Quốc Moon, một người Công giáo, cho biết ông đang nỗ lực hướng tới chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tới Triều Tiên “nhằm  cứu vãn di sản hòa bình liên Triều”.

Minh Tuệ (theo UCA News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết