Liệu có phải ĐTC Phanxicô đã bỏ lỡ một cơ hội ở Thái Lan?

Lịch trình khá nhẹ nhàng của ĐTC Phanxicô tại vương quốc Thái Lan có thể thay đổi nếu Đức Thánh Cha thực hiện sự cuốn hút đặc biệt của mình. Người Công giáo địa phương đang tự hỏi: tại sao lại không có một cuộc gặp gỡ với những người tị nạn, hoặc  viếng thăm một trại tị nạn, có lẽ tại Mae Sot hoặc các trại tị nạn khác ở biên giới Myanmar-Thái Lan? Thực tế là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trò chuyện với những người tị nạn đến từ các quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia trong một trại tị nạn nằm ở phía nam Bangkok trong vài giờ đồng hồ.

Người Rohingya di cư trên một chiếc thuyền ngoài khơi đảo Koh Lipe phía nam Thái Lan ở biển Andaman vào ngày 14 tháng 5 năm 2015. Giáo hoàng Francis có thể sử dụng chuyến thăm Thái Lan để nhắc nhở thế giới về cuộc khủng hoảng Rohingya. (Ảnh: Christophe Archambault/AFP)

Những người di cư Rohingya trên một chiếc thuyền ngoài khơi đảo Koh Lipe phía nam Thái Lan đang lênh đênh trên vùng biển Andaman vào ngày 14 tháng 5 năm 2015. ĐTC Phanxicô có thể sẽ tận dụng chuyến viếng thăm Thái Lan để nhắc nhở thế giới về cuộc khủng hoảng của người Rohingya (Ảnh: Christophe Archambault/AFP)

Theo nhiều cách thức, ĐTC Phanxicô đang tiếp nối bước chân của vị tiền nhiệm – Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong 2 chuyến Tông du đến Thái Lan và Nhật Bản. Chuyến Tông du châu Á đầu tiên của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1981 đến Nhật Bản, và năm 1984, Ngài đã đến thăm Thái Lan.

Nhưng sự so sánh dường như kết thúc ngay tại đó – ít nhất là có liên quan đến Thái Lan. Chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô đến Nhật Bản có một vị trí hết sức đặc biệt, bên cạnh vấn đề hòa bình toàn cầu.

Tuy nhiên, chuyến viếng thăm Thái Lan của ĐTC Phanxicô dường như không có một hoạch định nào vượt ra ngoài một số hành động mang tính lấy lòng. Vatican đã không bỏ lỡ cơ hội này. Tòa Thánh dường như đã vô tình làm rơi trái bóng trong chuyến viếng thăm Thái Lan, nhưng cũng có thể vì những lý do nằm ngoài tầm kiểm soát .

 Thông điệp từ Vatican đó chính là: “Những người môn đệ Chúa Kitô, những môn đệ truyền giáo”. “Đây chính là dịp kỷ niệm 350 năm sứ mạng truyền giáo của Vatican tại Thái Lan (trước đây là Xiêm) nhưng hầu hết chuyến viếng thăm đều có các cuộc gặp gỡ với các vị chức sắc, các Giám mục và Linh mục và Thánh lễ được cử hành tại sân vận động, Thánh lễ với các bạn trẻ và chuyến viếng thăm tới một bệnh viện. Tất cả gói gọn chỉ có thế.

Giống như Thánh Gioan Phaolô II, chuyến Tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Nhật Bản có một điểm quy chiếu duy nhất – hòa bình và chấm dứt chiến tranh, vốn đã giày xéo nhân loại từ xưa tới nay. ĐTC Phanxicô tiếp bước vị tiền nhiệm của mình đến Nagasaki, nơi Ngài sẽ cử hành Thánh lễ. Và Ngài sẽ đến Hiroshima, nơi Ngài sẽ tổ chức một buổi cầu nguyện cho hòa bình. Cũng giống như vị Giáo hoàng thánh thiện, ĐTC Phanxicô sẽ kính viếng Đền thờ dâng kính 26 vị Anh hùng Tử đạo. Kế hoạch được đưa ra vào phút cuối đã khiến một số người ở Rome bối rối.

Chuyến viếng thăm Nhật Bản còn chua xót hơn  vì nó sẽ diễn ra dưới cái bóng của Nga, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên – những quốc gia được trang bị vũ khí hạt nhân. Và tại thời điểm khi mà Hoa Kỳ đã rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung, cấm các tên lửa được phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km.

Nga hiện vẫn còn tranh chấp với Nhật Bản về hòn đảo Kuril. Cả hai nước có biên giới trên biển 200 km. Điều này  tăng thêm áp lực cho chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô khi ngài đến các thành phố bị ném bom hạt nhân của Nhật Bản cũng như trong các cuộc gặp gỡ với những nạn nhân sống sót và gia đình của họ. Trong những tháng gần đây, Triều Tiên dường như là quốc gia có khả năng nhất trong ba quốc gia trên thực sự sử dụng vũ khí nếu cần. Vào thời điểm chuyến viếng thăm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Chiến Tranh Lạnh và cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân lúc đó đang hoành hành. Chúng tôi không được biết, dường như, từ ngay cả những sự việc gần đây của chúng ta.

Lịch trình chuyến viếng thăm Thái Lan của ĐTC Phanxicô quả là đáng thất vọng. Nhiều giáo sĩ địa phương và giáo dân Công giáo đã đổ lỗi cho vị Hồng y người Thái Lan, Đức TGM Francis Xavier Kriengsak Kovitvanit Địa phận Bangkok –  người bị  coi là không được lòng 1 số lượng đáng kể các giáo sĩ của mình hoặc các giáo sĩ nước ngoài ở Bangkok. Thái Lan là trung tâm hoạt động mang tầm cỡ khu vực của tổ chức từ thiện Công giáo Caritas Quốc tế và Tổ chức Dịch vụ tị nạn Dòng Tên. Nhưng các Tu sĩ này đã bị bỏ quên trong suốt chuyến viếng thăm. Đây là 1 trường hợp ngoại lệ duy nhất liên quan đến các Tu sĩ Dòng Tên -Dòng của ĐTC Phanxicô, vì trong mỗi chuyến Tông du quốc tế, Ngài đều dành thời gian để gặp gỡ các Tu sĩ Dòng này.

Người Công giáo địa phương đang tự hỏi tại sao lại không có một cuộc gặp gỡ với những người tị nạn, hoặc  viếng thăm một trại tị nạn, có lẽ tại Mae Sot hoặc các trại tị nạn khác ở biên giới Myanmar-Thái Lan? Thực tế là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trò chuyện với những người tị nạn đến từ các quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia trong một trại tị nạn nằm ở phía nam Bangkok trong vài giờ đồng hồ.

Sự bận tâm của ĐTC Phanxicô đối với những người tị nạn

Thái Lan là trung tâm của Đông Nam Á cho những người tị nạn. Có hàng trăm ngàn người tị nạn đã đăng ký xin và chưa đăng ký tại quốc gia này. Giáo hội Công giáo, dưới sự hướng dẫn của Dịch vụ Tị nạn Dòng Tên, có trụ sở của châu Á đặt tại Bangkok , đã nỗ lực để thực hiện công việc lâu dài và nhất quán trong việc giúp đỡ những người này. Mặc dù người Công giáo chỉ là một nhóm thiểu số nhỏ bé tại nước này

Người ta cho rằng không có vấn đề nào khiến ĐTC Phanxicô bận tâm hơn là vấn đề liên quan đến những người tị nạn. Ngài là một người ủng hộ không mệt mỏi đối với những người bị gạt ra bên lề xã hội. Khi cử hành Thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 29 tháng 9, nhân Ngày thế giới về Di cư và Tị nạn, lần thứ 105 , ĐTC Phanxicô đã một lần nữa lên án “sự toàn cầu hóa của sự thờ ơ” và đồng thời đề cập đến “sự thật đau lòng”. Đó chính là “thế giới của chúng ta ngày càng trở nên tinh túy hơn, tàn nhẫn hơn đối với những người bị loại trừ”. Điều tương tự có thể được đề cập với Giáo Hội Thái Lan trong chuyến viếng thăm này.

ĐTC Phanxicô tiếp tục: “Với tư cách là những người Kitô hữu, chúng ta không thể thờ ơ trước bi kịch của những hình thức nghèo đói cũ và mới, trước sự cô lập ảm đạm, sự khinh miệt và phân biệt đối xử được cảm nhận bởi những người không thuộc nhóm chúng ta”. Đồng thời cũng cho biết thêm rằng “chúng ta không thể tiếp tục vô cảm, trái tim của chúng ta không thể trở nên u mê tăm tối, trước sự khốn khổ của rất nhiều người dân vô tội. Chúng ta không thể không động lòng. Chúng ta không thể không đáp lại”.

Hoàn cảnh của những người tị nạn Công giáo Pakistan đã được ghi nhận rõ ràng trong những tin tức được đưa ra vốn đã được hướng dẫn bởi chính ấn phẩm này. Trong tuần này, chúng tôi đã tiết lộ rằng người Công giáo Pakistan tại Bangkok rất e ngại không dám tham dự các Thánh lễ do ĐTC Phanxicô cử hành. Giáo hội Thái Lan có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc này, nhưng có vẻ như họ không sẵn lòng hoặc có thể họ lo sợ về việc làm đảo lộn chính phủ mà họ có quan hệ tinh hoa ấm cúng ở cấp độ cao.

Có những vấn đề khác rất gần gũi với những ưu tư và sứ mạng của ĐTC Phanxicô vốn có thể được nêu lên ở Thái Lan và đồng thời làm hồi sinh một cuộc tiếp kiến mang tính toàn cầu giống như cách Ngài đã làm với cuộc khủng hoảng của những người Rohingya trong chuyến Tông du vào năm 2017 tới Myanmar và Bangladesh.

Có những ngư dân nô lệ xuất thân từ những người tị nạn kinh tế đến từ Miến Điện, Campuchia và Lào, những người cũng làm việc trong các công việc trong lĩnh vực xây dựng vốn thường  vô cùng nguy hiểm và bị trả lương thấp. ĐTC Phanxicô có thể nhắc nhở thế giới về cuộc khủng hoảng Rohingya đang diễn ra ở biên giới Myanmar, và có rất nhiều người tị nạn Rohingya ở Thái Lan cùng với những người đã chết trong các trại buôn người.

Kế đến, có một cuộc xung đột giáo phái ở miền nam giữa quân đội Thái Lan và phe ly khai Hồi giáo vốn đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng – một cuộc xung đột không phù hợp với thông điệp hòa bình mà ĐTC Phanxicô sẽ đưa đến Nhật Bản.

ĐTC Phanxicô có thể tăng cường chuyến Tông du của mình với chuyến viếng thăm Bảo tàng Đường sắt Burma Hellfire Pass tuyệt vời. Một cái nhìn khác về kinh nghiệm chiến tranh của Nhật Bản vốn sẽ giúp Ngài hiểu rõ hơn về cuộc sống của một tù nhân Nhật Bản, và sự tàn bạo khét tiếng của họ có lẽ là một trong những lý do người Mỹ thả bom hạt nhân thay vì hy sinh nhiều thứ khác của họ.

Khi làm như vậy, ĐTC Phanxicô có thể làm nổi bật sự tha thứ gây ấn tượng sâu sắc từ những thường dân người Úc, Anh, New Zealand và châu Á.

Mỗi một trong số này là một cơ hội bị bỏ lỡ đáng chú ý.

Lịch trình hết sức nhẹ nhàng ở Thái Lan có thể thay đổi, tất nhiên – và đây chính là nơi mà ĐTC Phanxicô có thể thực hiện sự cuốn hút đặc biệt của mình. Thật vậy, ucanews hiểu rằng những vấn đề đó đã được đặt ra ở Rome.

Vị Giáo hoàng này có thói quen giành hết tâm trí vào các chuyến Tông du quốc tế của mình. Quả thực, ĐTC Phanxicô đã né tránh các kênh ngoại giao bình thường để đến Myanmar và có thói quen thực hiện thậm chí ngay cả những tình huống đầy bất ngờ, chẳng hạn như chuyến thăm biên giới Mexico-Mỹ. Khi cử hành Thánh lễ tại Ciudad Juarez, ĐTC Phanxicô đã đưa ra lời phê phán gay gắt đối với các nhà lãnh đạo ở cả hai bên biên giới, đồng thời nhấn mạnh rằng “cuộc di cư bắt buộc” của hàng ngàn người dân Trung Mỹ là một “thảm kịch của nhân loại” và đồng thời cũng là một cuộc “khủng hoảng nhân đạo”.

Chính vì vậy, có lẽ Thái Lan cần phải chuẩn bị để đón nhận một điều đầy bất ngờ.

 Đây là bài viết thứ hai trong một loạt các bài viết trước các chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô đến Thái Lan và Nhật Bản cùng với những vấn đề xung quanh các chuyến Tông du này.

Michael Sainsbury

Minh Tuệ (theo UCA News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết