Liệu các cuộc biểu tình phản đối của người dân Iran có thể đem lại tự do tôn giáo cho các Kitô hữu?

Các cuộc biểu tình đang diễn ra tại Iran có thể là một dấu hiệu hy vọng cho các nhóm tôn giáo thiểu số bị đàn áp, nếu như những người biểu tình đòi hỏi rằng các quyền lương tâm cần phải được tôn trọng, một nhà báo người Iran đã trở lại đạo Công giáo vào năm 2016, cho biết.

Mặc dù hầu hết những người biểu tình trên đường phố Iran đều được sinh ra sau cuộc cách mạng 1979, vốn dẫn tới chế độ Hồi giáo hiện nay, “nhiều người trong số họ đang hô to những khẩu hiệu mang tính chất hoài cổ về kỷ nguyên cách mạng”, Sohrab Ahmari cho biết.

December_29_2017_protests_in_Kermanshah_Iran_Public_Domain_via_Wikimedia_CNA“Vào thời điểm Iran không có nền dân chủ”, phóng viên Ahmari cho biết, nhưng chế độ tiền cách mạng “đã ít đàn áp hơn và người ta vẫn giữ được nhiều quyền tự do cá nhân và xã hội, nếu không có chính trị”.

Phóng viên Ahmari sinh ra tạiTehran. Ông đã sinh sống ở Hoa Kỳ trong hai thập kỷ và làm việc cho tờ Wall Street Journal trong nhiều năm trước khi trở thành một nhà văn cấp cao cho tạp chí Commentary.

Ông Ahmari đã phát biểu với hôm 2 tháng 1 vừa qua, khi những người dân Iran phản đối những bất bình về kinh tế và xã hội đã tràn ngập các ngả đường phố của quốc gia Trung Đông.

Kể từ khi các cuộc biểu tình hiện tại nổ ra vào ngày 28 tháng 12, ít nhất 21 người đã thiệt mạng và 450 người đã bị bắt giữ, theo CNN.

Đây là những cuộc biểu tình lớn nhất trong nước kể từ Phong trào Xanh vào năm 2009, khi hàng ngàn người tụ tập phản đối cuộc bầu cử tổng thống mà họ tuyên bố là có sự gian lận.

Chính phủ Iran đã phản ứng trước các cuộc biểu tình hiện nay bằng cách cắt cử các đội ngũ cảnh sát chống bạo động và hạn chế việc truy cập internet và phương tiện truyền thông xã hội.

Các cuộc biểu tình nổ ra đối với các vấn đề về kinh tế. Một năm sau khi Hoa Kỳ, Liên hiệp quốc và Liên minh Châu Âu dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Iran, các công dân Trung Đông vẫn chưa nhận thấy được sự phục hồi kinh tế mà nhiều người đã từng mong đợi. Tinh trạng thất nghiệp trong giới thanh niên hiện đang ở mức cao, và giá lương thực và xăng dầu đã gia tăng một cách đáng kể.

Tuy nhiên, khi các cuộc biểu tình đã phát triển lớn mạnh, thì đã nảy sinh những bất bình, với những dấu hiệu và những khẩu hiệu chống lại những gì mà nhiều người coi là một chế độ tham nhũng vốn đã đàn áp các quyền công dân của người dân.

“Tôi không nghĩ rằng quý vị có thể tách biệt vấn đề kinh tế ra khỏi lĩnh vực chính trị”, Reza Marashi, giám đốc nghiên cứu của Hội đồng Người Mỹ gốc Iran Quốc gia, phát biểu với CNN.

Phóng viên Ahmari đồng ý rằng tình trạng bất ổn của đất nước cho thấy một sự bất mãn sâu sắc.

“Những người dân Iran đang đổ ra các ngả đường phố đã có được nó với một chế độ tư tưởng vốn đã đàn áp họ và thậm chí không thể cung cấp vấn đề an ninh kinh tế cơ bản”, ông Ahmari nói.

Và trong khi cuộc sống trở nên khó khăn đối với mọi người dân Iran, tình hình đối với các Kitô hữu và các nhphát biểu với CNA.

“Họ bị phân biệt đối xử một cách có hệ thống, bị ngăn cấm khỏi các chức vụ công cộng và các vị trí quân sự khác nhau, bị pháp luật ngăn cấm việc khiến ai đó trở lại đạo, và hơn thế nữa”.

Chế độ này cung cấp cho các Kitô hữu và người Do Thái một mức độ “bảo vệ hạng nhì”, ông Ahmari nói, nhưng thậm chí ngay cả “sự bảo vệ giới hạn này chỉ áp dụng cho những người dân như những người Armenian và Assyrian, những người được coi là các Kitô hữu bản địa”.

Những người cải đạo không được bảo vệ bởi vì luật Sharia – vốn là nền tảng của bộ luật hình sự của Iran – coi việc bội giáo đối với Hồi giáo như là một trọng tội có thể bị tử hình.

Trong khi chế độ nói chung không chính thức buộc tội những người cải đạo để trở lại Kitô giáo với tội bội giáo, ông Ahmari nói, thế nhưng “chế độ thường xuyên sách nhiễu họ, theo dõi và tấn công các nhà thờ của họ, và đồng thời bắt giữ và giam cầm các vị Mục tử của họ đối với những cáo buộc mang tính vu khống liên quan vấn đề ‘an ninh quốc gia’”.

Gần một tuần sau khi các cuộc biểu tình bắt đầu, nó vẫn còn duy trì để được nhìn thấy những gì chúng sẽ có hiệu lực, nếu có.. Nhưng ông Ahmari hy vọng rằng bất kỳ thay đổi nào trong chính phủ sẽ bao gồm một sự tôn trọng lớn hơn đối với các nhóm tôn giáo thiểu số.

Cuộc sống trước cuộc cách mạng năm 1979 vốn đưa luật Sharia vào đất nước “không phải là lý tưởng”, ông thừa nhận.

“Nhưng các nhóm thiểu số đã phát triển lớn mạnh, và có một cảm giác rằng Iran không chỉ có Hồi giáo Shiite mà còn cả những yếu tố tiền Hồi giáo. Những người Do Thái, các Kitô hữu, các tín đồ Baha’i và những người khác thuộc về đặc tính này. Họ đã được khoan dung và thậm chí cử hành tín ngưỡng của mình”, ông Ahmari nói.

“Nếu những người biểu tình có thể phục hồi một cái gì đó của chủ nghĩa dân tộc toàn diện, thì các Kitô hữu và các nhóm sắc tộc và các giáo phái thiểu số khác sẽ tốt hơn hiện nay”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết