Việc khai thác không được kiểm soát ở các quốc gia Nam Á đã dẫn đến một sự suy giảm nhanh chóng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước và các vấn đề môi trường ngày càng trở nên tồi tệ.
Myanmar và quốc gia láng giềng Bangladesh, hai nước ĐTC Phanxicô sẽ viếng thăm trong thời gian sắp tới (Myanmar, ngày 27-30 tháng 11, Bangladesh, ngày 30 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12), có những thách đố về môi trường rất lớn, vốn đe doạ cuộc sống của hàng chục triệu người dân. Ở đây chúng ta xem xét mức độ thường xuyên của thiên tai cũng như việc lạm dụng môi trường, đã làm cho những quốc gia này dễ bị khai thác và ảnh hưởng đến những người dân sinh sống ở đó.
Tương lai kinh tế của Bangladesh và Myanmar bị che khuất bởi những vấn đề liên tiếp về môi trường. Đây là một chủ đề đi đầu trong chương trình nghị sự của Đức Thánh Cha Phanxicô kể từ khi phát hành Thông điệp mang tính bước ngoặt Laudato Si’, có tiêu đề ‘Chăm sóc Ngôi nhà chung của chúng ta’ vào tháng 6 năm 2015.
Môi trường ngoại biên đang thách thức Myanmar và Bangladesh đối mặt, phần lớn là do vô số vấn đề về nước ở cả hai quốc gia.
Bangladesh nằm trên vùng ngập lũ của hệ thống đồng bằng sông lớn nhất thế giới đổ ra vịnh Bengal. Điều này làm cho Bangladesh dễ bị tổn thương do thiên tai thường xuyên vì sự thay đổi thủy triều, lốc xoáy, và lũ lụt, khiến hàng trăm người thiệt mạng mỗi năm.
Bên cạnh đó, phần lớn dân số Myanmar cũng sinh sống ở đồng bằng sông Irrawaddy. Vịnh Bengal đã chứng kiến 25 trong số 26 cơn lốc xoáy tồi tệ nhất thế giới. Cơn bão Marian năm 1991 đã làm thiệt mạng 139.000 người tại Bangladesh và trong năm 2008 cơn bão Nargis đã làm thiệt mạng ít nhất 138.000 người tại Myanmar và ảnh hưởng tới 2,4 triệu người.
Nông nghiệp, ngành đánh bắt cá, lâm nghiệp, khai khoáng, và năng lượng là những lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Myanmar. Việc khai thác không được kiểm soát phần lớn những lĩnh vực này, đã dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên tự nhiên quốc gia cũng như các vấn đề về suy thoái môi trường.
Phần lớn những sự việc đáng than phiền ở đây là việc quân đội cầm quyền đã điều hành các ngành công nghiệp của cả nước, đồng thời họ cũng là những người vẫn kiểm soát hầu hết các nguồn lực chính. Việc khai thác không được kiểm soát đối với ngọc bích ở bang Kachin đang lan tràn tới mức nhiều khu vực rộng lớn của tiểu bang đã bị cấm lui tới đối với du khách nước ngoài. Thực tế, cuộc xung đột Kachin-Shan được nhấn mạnh bởi một cuộc chiến nhằm kiểm soát việc khai thác ngọc bích và khai thác ruby chẳng khác gì các khu vực rừng núi.
Do hành động khai thác gỗ, những khu rừng tếch của Myanmar đã bị tàn phá gây ra những thiệt hại, kéo theo hệ sinh thái rộng lớn hơn với việc tình trạng xói mòn lan rộng, và trữ lượng cá giảm đáng kể do việc đánh bắt quá mức. Tình trạng đô thị hoá không kiểm soát tại nước này đã dẫn đến những vấn đề riêng của nó, với những thách thức mà các dịch vụ quản lý chất thải đang gặp phải vốn có thể thấy rõ trên các ngả đường phố.
Việc công nghiệp hóa nhanh chóng của Trung Quốc cũng như việc thèm muốn các nguồn tài nguyên đang gây ra nhiều vấn đề đau đầu về môi trường cho Myanmar, cả trong lĩnh vực quản lý thực phẩm và nước. Cũng như các quốc gia khác ở Đông Nam Á như Thái Lan và Lào, các công ty Trung Quốc đang mua và thuê những vùng đất rộng lớn. Để tăng sản lượng cây trồng, các loại hóa chất độc hại được sử dụng xâm nhập vào đất, các mực nước ngầm và các con sông.
Trung Quốc cũng đang xây dựng các con đập trên các con sông của khu vực để khai thác thủy điện. Hai trong số các đường thủy chính dọc theo sông Mê Kông của Đông Nam Á – sông Irrawaddy và Salween – đều chảy qua Myanmar. Chính phủ Myanmar trong năm 2011 đã ngừng việc xây dựng con đập Myitsone trị giá 3,7 triệu đô la Mỹ tại điểm hợp lưu của Maykha và Malikha ở bang Kachin.
Trong khi dự án Myitsone vẫn còn chưa hoàn thành, có hàng loạt những khối bê tông lớn trên con sông nơi mà Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch xây dựng ít nhất sáu con đập hiện đang gây tranh cãi trên sông Salween.
Một trong những vấn đề chính, cùng với sự phản đối quốc tế ngày càng gia tăng đối với vấn đề của người Rohingya, đó là các dự án xây dựng các con đập có thể đưa Myanmar trở lại vòng tay của Trung Quốc.
Điều này là do đòn bẩy ngày càng gia tăng của Trung Quốc, để xây dựng các dự án có nguy cơ hủy diệt môi trường và kinh tế gây ra bởi việc xây dựng các con đập.
Thant Myint-U, tác giả cuốn ‘Where China Meets India: Burma and the New Crossroads of Asia’ (Nơi hội tụ giữa Trung Quốc và Ấn Độ: Miến Điện và Ngã tư đường mới của Châu Á), nhận xét: “Có một nhận thức rộng rãi rằng Trung Quốc đã lợi dụng tình hình của Miến Điện trong những thập kỷ vừa qua”.
“Miến Điện có thể hưởng lợi rất lớn từ thương mại và việc đầu tư của Trung Quốc, nhưng gần như chắc chắn sẽ là phản ứng dữ dội nếu các dự án của Trung Quốc được thực hiện với việc không hề có bất kì một sự minh bạch nào cũng như ít quan tâm đến tác động của chúng đối với các cộng đồng địa phương”.
****
Để có một sự hiểu biết toàn diện về chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Myanmar và Bangladesh và đọc toàn bộ bài báo “Myanmar and Bangladesh: Hai Quốc gia Trung tâm của Châu Á” thì đăng ký La Civilta Cattolica, có ở cả dạng in và kỹ thuật số. UCAN đã xuất bản tờ La Civilta Cattolica bằng tiếng Anh. Đây là một tạp chí hàng tháng rất phổ biến và không chuyên về tôn giáo, thần học, văn hoá và khoa học, văn chương và nghệ thuật, chính trị và xã hội và nổi tiếng là một áp kế tốt nhất để hiểu được nội bộ Vatican.
Minh Tuệ chuyển ngữ