Lao động và vòng vây phí, thuế, lệ, quà

Nạn tham nhũng, chính sách thuế, phí không hợp lý không chỉ đẩy người dân đến sự nghèo đói vật chất, mà họ còn bị xúc phạm phẩm giá. 

An employee works at the production line of an automobile factory in Dalian, Liaoning province, October 18, 2014. China's economic growth slowed in the third quarter to its weakest since the 2008/09 global financial crisis as a slumping property market dragged on manufacturing and investment, adding to concerns about flagging global growth. Picture taken October 18, 2014. REUTERS/Stringer (CHINA - Tags: BUSINESS TRANSPORT) CHINA OUT. NO COMMERCIAL OR EDITORIAL SALES IN CHINA - RTR4AWQW

                                                                                  Hình: Internet

Lao động gắn liền với phẩm giá con người

Khái niệm “lao động” – chân tay và trí óc – không quá khó hiểu đối với nhiều người, nhưng nhìn dưới góc độ lao động gắn liền với nhân phẩm, có lẽ cũng không nhiều người để tâm suy tư. 

Không đơn thuần là các hoạt động theo bản năng như ở loài vật, lao động của con người là một hoạt động trong ý chí tự do, có mục đích, và chỉ riêng con người mới có ý thức lao động. Bằng lao động, con người diễn tả óc sáng tạo, bản ngã cũng như tình yêu. Qua công việc, con người phát triển thiên hướng và năng lực của mình, cũng như tham gia vào sự tiến bộ về kinh tế, xã hội và văn hoá. Chính khả năng lao động giúp con người vượt trỗi lên, tách xã hội loài người ra khỏi thế giới các con vật. Con người dùng lao động để tạo ra của cải vật chất và những phương tiện sống, dùng lao động để mưu cầu hạnh phúc và tạo nên sự phong phú cho cho xã hội. Lao động làm nên nét cao quý của con người và góp phần vào sự độc đáo của phẩm giá,  một phẩm giá không thể sánh ví với bất kỳ thụ tạo nào. 

Chính vì tất cả những điều ấy, lao động là một đặc quyền của mỗi con người và không ai được phép tước đoạt. Khi lâm vào cảnh thất nghiệp, không được cần tới, người ta cảm thấy mặc cảm tự ti. Vì khi không được lao động, cuộc sống con người bị đe doạ về nhiều mặt: khó khăn về chỗ ở, mất đi cơ hội được đào tạo phát triển, gia đình và việc nuôi dạy con cái trở nên bấp bênh, đói kém và thiếu thốn. Các nhu cầu thiết yếu về y tế, văn hoá, tâm linh…, cũng không được đáp ứng cách tử tế. Có khi họ phải sống và kiếm ăn bằng đủ thứ phương thức không thể gọi là “nghề” ( nhặt rác, ăn xin, thậm chí bán thân…), trong những môi trường không đảm bảo sự tôn trọng. Tóm lại, họ không đủ điều kiện để sống xứng với phẩm giá của một con người.  Đó là cách mà họ bị xúc phạm phẩm giá. 

Doanh nghiệp và người lao động làm thuê đang bị dồn vào chân tường

Nhìn vào những biến động xã hội Việt Nam đang diễn ra, người có tầm quan sát có đủ cơ sở để nhận định rằng nhà chức trách đang loay hoay với những giải pháp tạm thời, mà bỏ qua những chiến lược phát triển bền vững.

Đối phó với tình hình lạm phát tăng nhanh do tình trạng bội chi ngân sách và nạn tham nhũng hoành hành, thay vì cải tổ tận căn, đẩy lùi tham nhũng, tinh giảm bộ máy quản lý và cắt giảm chi tiêu để cân đối ngân sách, nhà chức trách lại chọn giải pháp tăng thuế, phí, giá xăng dầu, điện nước…, và tạo thêm vô số những loại  thuế, phí mới để tận thu từ nguồn lực của dân. Điều này khiến người dân và các doanh nghiệp khốn đốn. Bởi một mặt, người dân và các doanh nghiệp phải đối diện với chính sách đầy khó khăn của nhà nước, mặt khác phải chịu đựng các thứ “lệ bất thành văn” trong giao dịch với cấp trên và các cấp lãnh đạo để “bôi trơn”: phong bì, quà cáp, quỹ đen, quỹ đỏ, tiếp khách, tiệc tùng… Các vụ án tham ô, thất thoát ngân sách gần đây đã phơi bày những điều “thầm kín” này. 

Một giải pháp thiếu bền vững và chưa nhìn đến chiều kích con người

Nhiều nhà quan sát cho rằng việc gia tăng các loại thuế, phí, tăng giá nguyên – nhiên liệu dẫn đến giá cả dịch vụ và hàng hoá tăng lên là một giải pháp thiếu khôn ngoan về cả kinh tế lẫn chính trị. 

Về kinh tế, giải pháp này đẩy các doanh nghiệp đến chỗ phá sản, làm suy yếu sản xuất trong nước và bần cùng hoá người dân. Con đường này sẽ đưa đến các loại tệ nạn xã hội và gia tăng tội phạm. 

Về mặt chính trị, sự nghèo đói, bất ổn xã hội cộng với một nền luật pháp thiếu chân chính và không đặt nền trên công lý, sẽ làm lòng dân thêm bất mãn, mất lòng tin vào chế độ. Hỗn loạn, đấu đá, phân hoá nội bộ là những điều đang diễn ra ngày một rõ hơn. 

Một sự phát triển thật sự và bền vững đòi hỏi những giải pháp đem lại no ấm cho người dân, phẩm giá con người được tôn trọng và giúp xã hội văn minh, nhân bản hơn. 

Trên tất cả, các giải pháp cần được xem xét ở tận căn vấn đề: các đường lối, chủ trương cần hướng đến đích điểm là phát triển con người. Con người phải là trung tâm của tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… ‘Con người’ đó phải là con người xét trên bình diện toàn xã hội. Một khi lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm chưa được đẩy lùi về phía sau lợi ích của quốc gia, dân tộc, thì tình trạng tham nhũng sẽ còn hoành hành, xã hội vẫn bất ổn, khó có thể phát triển nhân bản và bền vững. 

Thuận Kiệt

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết