Các Kitô hữu phải đối diện với sự sách nhiễu lan rộng vào năm 2015, nhưng chủ yếu ở các quốc gia Kitô giáo chiếm đa số
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence gần đây đã nhấn mạnh đến cuộc bách hại đối với các Kitô hữu trên khắp thế giới, phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại Washington DC, rằng “không có một dân tộc có đức tin nào ngày nay phải đối diện với thái độ thù địch hoặc hận thù hơn những người tin theo Chúa Kitô”. Trong cùng một bài phát biểu, Phó Tổng thống Pence đã chỉ ra “sự đau khổ của các Kitô hữu tại Trung Đông”, đồng thời hứa hẹn rằng Hoa Kỳ sẽ hành động để bảo vệ các Kitô hữu tại những khu vực đó của thế giới.
Một số tuyên bố của Phó Tổng thống Hoa Kỳ về cuộc bách hại Kitô giáo phù hợp với những dữ liệu từ một báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew về các hạn chế đối với tôn giáo toàn cầu vào năm 2015. Các Kitô hữu đã bị sách nhiễu ở nhiều quốc gia hơn bất kỳ các nhóm tôn giáo nào khác và đã bị sách nhiễu ở nhiều quốc gia nặng về Hồi giáo tại Trung Đông và Bắc Phi. Nhưng báo cáo cũng chỉ ra rằng hành động sách nhiễu rộng rãi này một phần là do quy mô to lớn và sự phân tán rộng rãi về mặt địa lý của các Kitô hữu trên toàn thế giới, và Trung Đông chỉ là một trong số nhiều khu vực nơi mà các Kitô hữu đã phải đối diện với tình trạng bi sách nhiễu.
Báo cáo gần đây của Trung tâm theo dõi hành vi quấy rối đối với các nhóm tôn giáo trên toàn thế giới, nhưng báo cáo này không cố gắng ước lượng số nạn nhân ở mỗi quốc gia. Do đó, nó không đề cập đến mức độ của trình trạng sách nhiễu ở mỗi quốc gia.
Theo báo cáo, các Kitô hữu bị sách nhiễu bởi các chính phủ hoặc các nhóm xã hội trong tổng số 128 quốc gia vào năm 2015 – nhiều quốc gia hơn bất kỳ nhóm tôn giáo nào khác. Nhưng cũng có 2,3 tỷ Kitô hữu vào năm 2015, nhiều hơn bất cứ nhóm tôn giáo nào khác. Các quần thể Kitô hữu rộng lớn có mặt tại tất cả các quốc gia nhưng chỉ nằm ở một vài nơi trên thế giới:chẳng hạn như, có xấp xỉ khoảng hai phần ba các quốc gia trên thế giới có đa số các Kitô hữu.
Ngược lại, các nhóm tôn giáo nhỏ hơn có thể không bị sách nhiễu ở nhiều quốc gia bởi vì họ không có mặt ở nhiều quốc gia. Chẳng hạn như, do tập trung dày đặc ở một số ít quốc gia, 99% các tín đồ Do Thái và Hindu sống trong các quốc gia nơi mà các thành viên trong các nhóm của họ bị sách nhiễu. Và mặc dù là một trong những nhóm tôn giáo phân tán rộng rãi nhất về mặt địa lý, 97% các tín đồ Hồi giáo sống ở những quốc gia mà sự sách nhiễu đối với Hồi giáo xảy ra vào năm 2015 (so với 78% các Kitô hữu sống ở những nơi các Kitô hữu bị sách nhiễu).
Một phần là do phần lớn các quốc gia mà Kitô hữu chiếm đa số, các Kitô hữu đã thực sự bị sách nhiễu phần lớn ở các quốc gia Kitô giáo chiếm đa số. Ở một số quốc gia này, các cộng đồng Kitô giáo chiếm đã số đã bị sách nhiễu, thường là do chính phủ. Chẳng hạn như, tại Nicaragua – nơi ước tính có khoảng 59% dân số là người Công giáo – Giáo hội Công giáo đã báo cáo rằng chính phủ đã theo dõi chặt chẽ các email cũng như các cuộc trò chuyện qua điện thoại và đã nhận hỗ trợ về mặt tài chính dành cho các nhà thờ dựa trên sự liên kết chính trị của hàng giáo sĩ. Giáo hội cũng báo cáo rằng chính phủ Nicaragua đã sử dụng truyền thống Công giáo và các biểu tượng khi quảng bá các chương trình nghị sự chính trị, Giáo Hội cũng cho biết rằng nó đã làm suy yếu thẩm quyền tôn giáo của Giáo Hội.
Ở các quốc gia nơi mà Kitô giáo chiêm đa số khác, các giáo phái thiểu số Kitô giáo đã bị nhắm mục tiêu. Chẳng hạn như, tại Eritrea – nơi mà Kitô giáo Chính thống Eritrea nổi trội về đời sống đức tin – Nhân chứng Jehovah – đã được báo cáo là không thể có được những giấy tờ chứng minh chính thức bởi vì niềm tin tôn giáo của họ. Ngoài ra, phần lớn các tù nhân tôn giáo tại Eritrea vào năm 2015 đều là các tín đồ Tin Lành, cụ thể là các Kitô hữu thuộc các Giáo Hội Ngũ Tuần và Tin Lành.
Mặc dù các Kitô hữu bị sách nhiễu ở các quốc gia vượt xa Trung Đông và Bắc Phi, họ cũng phải đối mặt với sự sách nhiễu đáng kể ở khu vực này. Chẳng hạn như, tại Syria, các Kitô hữu báo cáo rằng tinh thần khoan dung trong xã hội đang có chiều hướng suy giảm khi các nhóm cực đoan đã gia tăng ảnh hưởng.
Và tại Ai Cập, các Kitô hữu đã bị giết hại vì đã cải đạo từ đạo Hồi hoặc đơn giản chỉ vì họ là Kitô hữu. Chẳng hạn như, vào tháng 1 và tháng 2 năm 2015, hai người đang ông Kitô giáo đã bị giết hại – một trong những vụ giết người này đã được tổ chức Nhà nước Hồi giáo tuyên bố nhận trách nhiện – tại thành phố Arish, Bắc Sinai, theo thông tin từ một nhóm ủng hộ Kitô giáo có mặt tại khu vực.
Hoàng Cao (theo Pew Research Center)