Kitô giáo Pakistan: "Đức tin đáng được gìn giữ và bảo vệ"

Thật quả là không dễ dàng chút nào để trở thành một Kitô hữu tại Pakistan và giáo sư Shahid Mobeen nhận biết rõ điều đó. Ông giải thích rằng từ năm 1973, việc sửa đổi liên tục luật chống báng bổ đã khiến điều này trở thành một cửa ngõ cho hận thù. Luật này là kết quả của một cuộc trả thù cũ của những người Hồi giáo, những người không chấp nhận rằng các nhóm thiểu số tôn giáo đã tiến triển qua nhiều năm.

SHAHID MOBEEN

Người sáng lập Hiệp hội Kitô giáo Pakistan tại Ý

“Việc ngược đãi vốn xảy ra như là kết quả của luật này được ghi nhận như là một sự đố kị hoặc ghen tị về mặt xã hội và kinh tế đối với các nhóm thiểu số tôn giáo. Các nhóm tôn giáo thiểu số chính là những người đầu tiên phải chịu đựng thiệt hại bởi luật này, vốn cho phép hành động ngược đãi này”.

Vì luật pháp không có bất kì sự bảo đảm pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào, việc xét xử không bắt buộc việc đưa ai ra tòa. Hơn nữa, đôi khi bị cáo bị giết trước khi người đó có thể bị xét xử. Theo Giáo sư Mobeen, các Kitô hữu có thể tự bảo vệ mình khỏi luật này, nếu họ được thông báo về các quyền của họ.

SHAHID MOBEEN

Người sáng lập Hiệp hội Kitô giáo Pakistan tại Ý

“Ở cấp độ chính phủ, không có gì được thực hiện để thay đổi việc áp dụng luật này. Tuy nhiên, các nhóm tôn giáo thiểu số của Pakistan có thể tránh được các ảnh hưởng tiêu cực của luật này bằng cách cho con em mình đi học. Giáo dục cung cấp khả năng tránh những ảnh hưởng tiêu cực của luật này, bởi vì với việc được giáo dục, các nhóm tôn giáo thiểu số có thể hiểu được khi nào họ là nạn nhân của hành động ngược đãi này”.

Thật không may, giáo dục là một điều xa xỉ mà rất ít người dân Pakistan có thể đạt được. Người ta ước tính chỉ có 40% trẻ em được đi học. Sự thiếu hiểu biết lại một lần nữa là cơ sở sản sinh tốt nhất cho các quan điểm cực đoan. Tuy nhiên, giáo sư Mobeen cho biết rằng các Kitô hữu chưa bao giờ phản ứng lại theo cách thức như vậy. Họ được coi là những công dân hạng hai và thường là mục tiêu của các vụ tấn công vô cùng tàn bạo, chẳng hạn như vụ tấn công hôm Chúa Nhật Phục Sinh năm 2016 tại Lahore.

SHAHID MOBEEN

Người sáng lập Hiệp hội Kitô giáo Pakistan tại Ý

“Khi đối diện với thực tế của một Giáo Hội bị bách hại, đức tin là một điều hết sức quan trọng và nó cần phải được gìn giữ và bảo vệ, thậm chí có thể phải trả bằng giá mạng sống của một người”.

Mặc dù một phần rất lớn của những người Hồi giáo của nước này sẵn sàng chấp nhận luật chống báng bổ cũng như việc giải thích sai lệch của nó, có rất nhiều người khác hiểu được giá trị của việc cùng nhau tồn tại. Một ví dụ điển hình đó chính là thống đốc của tiểu bang Punjab, ông Salman Taseer. Ông là một người Hồi giáo đã bảo vệ một Kitô hữu tên Asia Bibi khỏi bị kết án tử hình. Ông đã bị chính tên cận vệ của mình sát hại với 26 phát súng chí mạng, ông đã được dân chúng ca ngợi như một anh hùng.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết