Kinh Lạy Cha là nền tảng đời sống cầu nguyện của người Kitô hữu

Bài Tin Mừng thứ Năm 16/6 thuật lại việc Chúa Giêsu dạy các môn đệ lời “Kinh Lạy Cha”. Trong bài giảng Thánh Lễ ban sáng tại nhà nguyện Thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết “Kinh Lạy Cha” là một sự chuẩn bị hữu hiệu cho ‘Ngày của Cha’ được tổ chức vào cuối tuần này ở nhiều quốc gia trên thế giới.

20160617 ĐGH

Theo Vatican Radio, Đức Thánh Cha cho biết Chúa Giêsu luôn luôn dùng lời “Kinh Lạy Cha” trong những khoảnh khắc quan trọng nhất hoặc thách đố nhất trong cuộc đời. Chúa Cha – Đấng “thấu suốt mọi nhu cầu của chúng ta, trước khi chúng ta kêu xin Ngài”. Ngài là một người Cha luôn thấu suốt những điều bí ẩn như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta hãy cầu nguyện nơi kín đáo.

“Chính qua người Cha vĩ đại này mà chúng ta được thừa nhận là những đứa con của Ngài. Và mỗi khi chúng ta thưa lên ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời’ thì chính điều này khẳng định căn tính của mỗi chúng ta: căn tính của mỗi Kitô hữu là được trở nên con cái Thiên Chúa. Đây chính là một hồng ân cao cả mà Chúa Thánh Thần đã ban tặng. Không ai có thể thưa lên ‘Lạy Cha’ mà không có ân sủng của Chúa Thánh Thần. ‘Lạy Cha’ là lời mà Chúa Giêsu đã cất lên trong những khoảnh khắc quan trọng nhất: mỗi khi Chúa Giêsu tràn đầy niềm hân hoan và tâm tình tạ ơn, Ngài đều thốt lên: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã mạc khải những điều này cho những kẻ bé mọn”. Hay những khi Ngài xúc động và ngấn lệ khi chứng kiến cái chết của một người bạn là anh Lazarus: ‘Lạy Cha, con xin ngợi khen Cha vì đã nhậm lời con’, haytrong giây phút cuối cùng trước khi Ngài trút hơi thở sau hết”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh, “nếu chúng ta không cảm nghiệm được rằng chúng ta chính là con cái Thiên Chúa, nếu chúng ta không biết thưa lên lời kinh ‘Lạy Cha’ thì lời cầu nguyện của chúng ta chỉ là những lời lảm nhảm của những kẻ vô đạo”.

Hơn nữa, Đức Thánh Cha còn nhấn mạnh rằng lời “Kinh Lạy Cha” mà chính Chúa Giêsu đã truyền dạy phải là nền tảng của đời sống cầu nguyện của mỗi chúng ta.

Nếu chúng ta không biết bắt đầu cầu nguyện bằng chính lời kinh này, Đức Thánh Cha cảnh báo, “những lời cầu nguyện của chúng ta sẽ trở nên vô nghĩa và chẳng đi đến đâu”.

“‘Lạy Cha’. Khi cất lên lời kinh này, chúng ta cảm nhận được rằng Cha Trên Trời đang nhìn chúng ta, chúng ta cũng sẽ cảm nhận được rằng lời ‘Kinh lạy Cha’ không phải là một sự lãng phí thời gian như những lời cầu nguyện của dân ngoại: đó là một sự kêu cầu đến Cha Trên Trời – Đấng nhìn nhận chúng ta là con cái Ngài. Đây là một chiều kích trong kinh nguyện Kitô giáo – chúng ta có thể dùng lời “Kinh Lạy Cha” để cầu nguyện cùng tất cả các Thánh, các Thiên Thần, chúng ta có thể cất lên lời kinh tuyệt vời này trong các cuộc rước kiệu, các cuộc hành hương … tất cả đều trở nên tuyệt vời, nhưng chúng ta phải luôn luôn ý thức được rằng chúng ta chính là con cái Thiên Chúa và chúng ta có một Cha Trên Trời – Đấng yêu thương chúng ta và Ngài luôn thấu suốt mọi nhu cầu của con cái Ngài. Đây chính là một chiều kích vĩ đại”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng một phần trong lời kinh nguyện này hướng tới sự tha thứ xuất phát từ cùng một niềm xác tín, vì hết thảy chúng ta đều là anh chị em trong cùng một đại gia đình.

Thay vì hành xử như Cain đã ghen ghét người anh trai của mình – Đức Thánh Cha Phanxicô nói – chúng ta phải ghi nhớ một điều rất quan trọng đó chính là sự tha thứ, phải bỏ qua những lời dèm pha, và đó quả thực là một thái độ đúng đắn mỗi khi chúng ta thưa lên ‘xin Cha tha tội cho chúng con’ và không nghĩ tới những thù oán, giận hờn hay sự ham muốn trả thù.

“Mỗi chúng ta cần phải xem xét lại bản thân chính mình về khía cạnh quan trọng này”,  Đức Thánh Cha nói. “Đối với tôi, Thiên Chúa có phải là Cha tôi không? Tôi có thực sự nhận thấy Ngài là Cha của tôi không? Và nếu như tôi không cảm nhận được điều này, tôi phải cầu xin Chúa Thánh Thần dạy tôi để tôi có thể cảm nhận được hồng ân cao cả này. Và tôi có biết tha thứ cho anh em mình không, nếu không, chúng ta hãy cầu xin Chúa Cha: “xin cho những anh em này cùng là con một Cha Trên Trời, những an hem này đã làm hại đến con … xin Cha hãy giúp con để con biết tha thứ cho anh em con? ‘. Chúng ta hãy thử dò xét lại bản thân mình để rồi từ đó, chúng ta sẽ mỗi ngày một trở nên giống như Cha Trên Trời. Những từ ‘Cha’ và ‘chúng con’: giúpchúng ta nhận ra căn tính của mỗi Kitô hữu chính là con cái Thiên Chúa và chúng ta có một gia đình trên hành trình tiến về nhà Cha trên trời”.

Minh Tuệ (theo Zenit)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết