Khuôn mặt ngấn lệ của Giáo hội Trung Quốc

Các tín hữu và linh mục đã phải bật khóc khi chứng kiến việc nhà thờ Tiền Dương (Qianyang) bị chính quyền phá hủy. Trong khi đó, tại Mân Đông (tỉnh Phúc Kiến), việc đăng ký với Hiệp hội Yêu nước đối với các Giám mục và linh mục thuộc cộng đồng hầm trú là bắt buộc, vi phạm thỏa thuận Trung Quốc-Vatican. “Các chuyên gia Trung-Vatican, những người đặt hy vọng cao” cần phải lắng nghe “những tiếng kêu ai oán từ những người vô tội bị áp bức (các Kitô hữu)”.

20190409 Chinese Church

Bắc Kinh (AsiaNews) – Ở đây chúng tôi đăng tải một bình luận của linh mục blogger Shanren Shenfu (“linh mục núi”), về một số tin tức nổi cộm từ Giáo hội ở Trung Quốc, chẳng hạn như việc phá hủy nhà thờ ở Tiền Dương (Thiểm Tây) và sự phản đối của chính phủ trong việc công nhận Đức Cha Vinh Sơn Quách Tích Kim (Guo Xijin) làm Giám mục phụ tá tại Mân Đông (Phúc Kiến).

Một ngôi nhà thờ mới, hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng, nằm ở Tiền Dương thuộc Giáo phận Phượng Tường (Thiểm Tây), đã bị san bằng cách đây bốn ngày. Trong một số video được thực hiện tại hiện trường, các tín hữu địa phương đã cố gắng với tất cả sức lực của họ để bảo vệ ngôi nhà thờ này khỏi bị phá hủy. Tuy nhiên, từ tiếng kêu khóc đau đớn và ai oán của một số tín hữu hiện diện chứng kiến vụ việc, người ta hiểu rằng những nỗ lực của họ là vô ích.

Việc xây dựng một ngôi Thánh đường mới đối với cộng đồng chính là một sự tiếp nối và thể hiện đức tin của một người, nó cũng nhằm mục đích giải quyết nhu cầu có được một nơi để các tín hữu có thể thực hiện các hoạt động tôn giáo. Các khoản đóng góp được thu thập chắc chắn là rất lớn, nhưng cũng không thể đánh giá thấp sự cam kết và sự tham gia hăng hái của các tín hữu. Sự tham dự của chính quyền trong buổi lễ khởi công xây dựng nhà thờ cũng đã được dự liệu: điều này có nghĩa là không có gì được giấu kín. Vào thời điểm khi mà ngôi Thánh đường gần kết thúc quá trình xây dựng, kết cuộc bi thảm đã xảy ra và điều đó đã khiến các tín hữu không khỏi đau buồn. Nhiều linh mục chia sẻ rằng họ đã bật khóc và vô cùng đau buồn khi xem những cảnh phá hủy nhà thờ này trên các đoạn video.

Sau khi thỏa thuận tạm thời được ký kết bởi Trung Quốc và Vatican, chúng tôi, những người sống trong Giáo hội Trung Quốc, không còn dám kỳ vọng nữa, bởi vì chúng tôi đã được nói rằng cuộc hành trình của chúng tôi vẫn còn dài và theo yêu cầu của Tòa thánh, chúng tôi – vốn là một phần của Giáo hội Trung Quốc – cần phải kiên nhẫn và phải có những hy sinh cụ thể.

Tuy nhiên, việc tuân theo thỏa thuận chính là điều kiện tiên quyết cho tất cả các hành động của chúng tôi (ĐTC Phanxicô tuyên bố đã ký thỏa thuận, do đó, Ngài chịu trách nhiệm). Nội dung của thỏa thuận đã ký chưa bao giờ được công khai (Vatican cho biết rằng họ đã không công bố nội dung theo yêu cầu của Trung Quốc), do đó, những gì chính quyền Trung Quốc đã hứa hẹn lần lượt vẫn tiếp tục bị che giấu trong bí mật.

Hiện tại Tòa Thánh đã hợp pháp hóa, theo những điều khoản quy định riêng của thỏa thuận, bảy Giám mục bị vạ tuyệt thông và đồng thời đề nghị hai Giám mục từ chức để nhưỡng chỗ cho hai giám mục mới được công nhận. Tuy nhiên, trước những sự việc đã xảy ra cho đến nay, chúng tôi chưa bao giờ thấy các nhà chức trách chính thức nới lỏng sự kiểm soát chặt chẽ của họ đối với Giáo hội Trung Quốc.

Theo các nguồn tin gần đây, mặc dù Đức Giám mục Giáo phận Mân Đông đã từ chức để hợp nhất Giáo phận, các linh mục hầm trú và Đức Cha Vinh Sơn Quách Tích Kim vẫn chưa được công nhận. Bước đầu tiên hướng tới ánh sáng đó chính là việc hiểu được cách làm thế nào để vượt qua những khó khăn gian khổ mà họ đã chống lại trong 60 năm, hoặc đăng ký vào Hiệp hội Yêu nước, nhưng trong “thời kỳ hậu thỏa thuận”, thì vấn đề đã bị làm cho trở nên trầm trọng thêm, không có chỗ cho việc đàm phán. Vì vậy, chính phủ Trung Quốc sẵn thưởng 200.000 nhân dân tệ (khoảng 27.000 euro) cho những người tham gia Hiệp hội Yêu nước, ngõ hầu việc sáp nhập Giáo phận Mân Đông có thể được dàn xếp thành công.

Tòa Thánh tin rằng, sự tủi hổ mà Giáo hội Trung Quốc phải chịu chính là cái giá mà họ phải trả để thỏa thuận Trung-Vatican được tiếp tục. Do đó, các Giáo phận được yêu cầu phải tuân thủ lệnh cấm cho phép trẻ vị thành niên bước vào nhà thờ hoặc tổ chức các lớp Giáo lý. Tia hy vọng le lói cuối cùng đó chính là chờ đợi thời điểm khi mà Vatican nhận ra những khía cạnh tích cực đạt được đối với Giáo hội Trung Quốc thông qua thỏa thuận, và hy vọng rằng thời điểm này sẽ đến sớm nhất có thể.

Mặt khác, cho đến lúc đó, các chuyên gia Trung-Vatican, những người luôn đặt hy vọng cao đối với thỏa thuận này, tiếp tục xem nỗi thống khổ này và sự tổn thất mà chúng ta phải chịu là một điều ác cần thiết, như thể họ hoàn toàn bị điếc trước tiếng kêu khóc của Giáo hội Trung Quốc, và tiếng kêu ai oán của những người vô tội bị áp bức (các Kitô hữu).

Nếu như Tòa Thánh đã lắng nghe những lời than thở cũng như sự đau khổ của các Giám mục bị vạ tuyệt thông và đã đón nhận họ trong sự hiệp thông với một trái tim nhân hậu thương xót của Chúa Cha, làm thế nào họ có thể chịu đựng tiếng kêu khóc của những người vô tội, buộc họ phải vác thập giá?

Tôi nhắc lại quan điểm vững chắc của tôi: Các Kitô hữu Trung Quốc yêu mến quê hương đất nước của họ và họ tiếp tục đi trên con đường của Chúa Giêsu Kitô hướng tới hòa bình, tình yêu và lòng thương xót. Tuy nhiên, việc phá hủy ngôi Thánh đường mới ở Tiền Dương (Giáo phận Phượng Tường) và dấu niêm phong trên cánh cửa giờ đây chính là sự thật cháy bỏng nhất, do đó làm tổn thương tâm hồn của nhiều người yêu mến “Sự thật”!

Minh Tuệ (theo AsiaNews)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết