Đại kết tout court, là tập hợp các hành động, suy nghĩ và đối thoại, đề cập đến sự hiệp thông của các Giáo hội. Sau Đức Thánh Cha Phaolô VI, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đưa ra một điểm quan trọng trong triều đại giáo hoàng của Ngài, đó là sự lựa chọn dũng cảm trong việc công bố Thông điệp Ut Sint Unum, Ðể được nên một, về dấn thân đại kết của giáo hội công giáo (1995). Năm 2010, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI nói rằng “đối thoại giữa các Kitô hữu là điều bắt buộc trong giai đoạn hiện nay và là một lựa chọn không thể đảo ngược của Giáo Hội”.
Ngày nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tập hợp các di sản của những người tiền nhiệm của mình, và với lòng nhiệt thành trở thành người quảng bá không mệt mỏi về sự hiệp nhất các Kitô hữu, một sự đại kết mà Ngài khẳng định, phải nói bằng “ngôn ngữ chung của bác ái” (ngày 25 tháng 1 năm 2015) qua lòng thương xót, trong đó “Chúa Giêsu Kitô chính là gương mặt này”.
Chiều kích nữ tính của Giáo hội
Nhưng liệu sự hiệp nhất này, được Thánh Thần linh hứng và được mong muốn mạnh mẽ trong mọi lãnh vực của Kitô giáo, đã suy tư một vai trò cụ thể của phụ nữ trong Giáo Hội?
Về phía Công giáo, từ khi bắt đầu trở thành giáo hoàng, ĐTC Phanxicô đã tố cáo mạnh mẽ về tình trạng của phụ nữ trong Giáo hội và trong xã hội. Gần đây Ngài khẳng định: “Giáo hội” là “phụ nữ” (…) bởi vì Giáo hội là một người mẹ, Giáo hội có “khả năng” sinh con”: linh hồn của Giáo hội là nữ tính vì Giáo hội có thể sinh ra các thái độ, quan điểm phong nhiêu». Nhưng linh hồn nữ tính này bị bạo lực và bị bóc lột mạnh mẽ, vì thói quen chà đạp trên phụ nữ, đây là một căn bệnh ung thư bắt nguồn từ xã hội.
Thảo luận về phụ nữ qua các giai đoạn
Ở mức độ đại kết, phụ nữ đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội có vị trí như thế nào? Từ phía Công giáo, Thượng Hội đồng Giám mục cuối cùng về gia đình đã không lứu ý bất kỳ sự cởi mở nào đối với “thiên tài nữ tính” đã lỗi thời. Tuy nhiên, thực tế phụ nữ Kitô giáo không có ý định im lặng. Bắt đầu từ năm 1965, Công đồng Vatican II, và sau kinh nghiệm của các dự thính viên phụ nữ, ở Vicarello-Bracciano: lần đầu tiên có một loạt các cuộc gặp gỡ, trong những năm tiếp theo, đã trở thành nơi gặp gỡ quốc tế. Vào tháng 8 năm 1978 một hội nghị quan trọng ở Bangalore (Ấn Độ) được diễn ra. Một trong các ủy ban của hội nghị tuyên bố rằng tài liệu chuẩn bị thực sự không đủ liên quan đến vấn đề phụ nữ và do đó, nó cần cấp bách tìm một giải pháp không làm nổi bật khoảng cách giữa phụ nữ và nam giới trong các Giáo hội.
Công việc tiếp tục cho đến tháng 3 năm ngoái, khi phụ nữ Công giáo xuất bản “tuyên ngôn cho phụ nữ trong Giáo hội”, trong đó nổi lên tất cả những suy diễn sai và vô lý đối với nữ tính trong các cộng đồng Kitô hữu khác nhau: thiếu tôn trọng; không thể biểu lộ và sử dụng chính khả năng; khó khăn trong tương quan với các linh mục… Trong bản văn bản này không xuất hiện một đòi hỏi nào về quyền ngoài việc được “công nhận đầy đủ như con Thiên Chúa và là thành viên của cộng đoàn ngang hàng với nam giới”. Vâng, tất nhiên, Chúa Giêsu với giáo huấn của Ngài đã thay đổi lịch sử và đã trao ban lại cho phụ nữ đầy đủ nhân phẩm, đánh dấu trước và sau sự hiện diện nữ tính trong vai trò là môn đệ và trong Giáo Hội. Nhưng những lời của Phao-lô vẫn còn vang lên: có lẽ là “thân thể của Đấng Kitô bị phân chia?” (1 Cr, 12).
Vai trò của phụ nữ trong các Giáo hội Kitô
Ngày nay, phụ nữ có ý nghĩa gì trong các Giáo Hội Kitô Giáo? Đứng trước bằng chứng về việc mở cửa trao thừa tác vụ cho phụ nữ, chúng ta phải tin rằng “thế giới Tin Lành xuất hiện nhiều cởi mở và tôn trọng phụ nữ hơn Công giáo? “
Cuộc điều tra lịch sử và xã hội học cho chúng ta thấy sự hiện diện của những huyền thoại giả trong cùng một cuộc Cải cách. Vì lý do cần đọc bài viết của Natalie Zemon Davis để nhận ra rằng Cải cách, một mặt, rất muốn phụ nữ biết Kinh thánh, mặt khác bãi bỏ các nghi lễ hướng đến các thánh đã lấy đi tất cả nét đẹp của lòng đạo đức và sự sùng bái, những lời cầu nguyện, những hình ảnh, đây là những điều an ủi lớn vào thời điểm sinh con.
Chiều kích nữ tính trong đối thoại đại kết
Do đó, phụ nữ, ở một mức độ hiệu quả – tôn giáo vẫn là lẽ loi, cũng mất phương hướng đối với khuôn mặt của Đức Maria: một hình ảnh nữ tính được ưu tiên để hướng đến. Về vấn đề này, Kasper khẳng định rằng Thánh Mẫu Học “tạo ra một yêu cầu khẩn cấp, cho đến ngày nay hiếm khi thấy trong đối thoại đại kết” và đây là một cơ hội tuyệt vời của đại kết, vì nó sẽ trình bày một Giáo Hội nơi nhận thức chiều kích nữ tính và mẹ của Thiên Chúa, không chỉ là nam tính.
Trong số các hiệp hội cần phải nhớ l’Efcw (The Ecumenical Forum of European Christian Women), bắt đầu từ năm 1982 đã thực hiện 10 cuộc gặp gỡ quốc tế, lần cuối cùng vào tháng 8 tại Soko Grad, Serbia. Khoảng 100 phụ nữ đến từ 24 quốc gia đã cầu nguyện và thảo luận với nhau. Cũng tại lần gặp gỡ này một số vấn đề được nhấn mạnh như: nhân phẩm của phụ nữ bị xúc phạm, chống buôn người và buôn lậu, chống hiếp dâm, lạm dụng và tra tấn phụ nữ và nói đến tầm quan trọng của phụ nữ, vai trò phụ nữ trong việc xây dựng hòa bình. Nhưng điểm mấu chốt là thiếu sự hiện diện của phụ nữ trong các Giáo hội. Ai không hiện diện không thể được bảo vệ. Bạo lực giới “không chỉ là thân thể, mà còn có nhiều nguồn gốc phổ biến và trong thế giới tôn giáo, thường có hình thức lạm dụng tinh thần”. Đây quả là bi kịch và tai họa.
Giáo huấn của Thánh Phaolô rõ ràng: không thể có sự hiệp nhất cho đến khi chúng ta không nhận ra rằng mỗi phần của thân thể là nền tảng cho đời sống Giáo Hội. Giáo hội không thể hiện hữu nếu người phụ nữ bị loại trừ; không thể có hiệp nhất trong thân thể nếu nó bị cắt xén: và phụ nữ là một phần thiết yếu của thân thể này, ngay cả khi trong hầu hết các Giáo hội Kitô, đặc biệt là Giáo hội Công giáo, người ta giả vờ rằng vấn đề không tồn tại.
Ngọc Yến – Vatican