Khởi đầu năm 2020 của ĐTC Phanxicô có khả năng bị chi phối bởi các Văn kiện hơn là những hoạt động

Đức Giáo hoàng Phanxicô cầm quyển sách Tin mừng khi ngài cử hành Thánh lễ hiển linh tại Nhà thờ Thánh Peter tại Vatican, Thứ Hai, ngày 6 tháng 1 năm 2020. (Tín dụng: AP Photo / Andrew Medichini)

ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ Chúa Hiển Linh tại Đền thờ Thánh Phêrô tại Vatican, Thứ Hai, ngày 6 tháng 1 năm 2020 (Ảnh: AP/ Andrew Medichini)

Về năm mới của một vị Giáo hoàng, thường người ta sẽ nghĩ đến hoặc là những điều mà Đức Giáo hoàng dự kiến thực hiện trong 12 tháng tới – các chuyến Tông du nước ngoài, và các cuộc bổ nhiệm Giám mục – hoặc là những điều mà Ngài có thể nói, chẳng hạn như các bài phát biểu quan trọng hoặc các cuộc phỏng vấn truyền thông giật gân.

Đó cũng sẽ là những sự kiện của Đức Thánh Cha Phanxicô trong năm 2020, nhưng ít nhất là vào đầu năm nay, có vẻ như những vấn đề gây xôn xao dư luận nhất, thay vào đó, sẽ là những điều mà Ngài dự kiến sẽ công bố, đặc biệt là hai văn bản được háo hức chờ đợi: kết luận của ĐTC Phanxicô về Thượng Hội đồng Giám mục về khu vực Amazon hồi tháng 10 năm ngoái và báo cáo của Vatican về trường hợp của cựu Hồng y và cựu linh mục Theodore McCarrick.

Ngoài ra, trong danh sách được trông đợi của các văn kiện có lẽ sẽ có cả Tông Hiến mới mang tên “Praedicate Evangelium” về cuộc cải cách Giáo triều La Mã được chờ đợi từ lâu của ĐTC Phanxicô, mặc dù văn kiện này có lẽ sẽ không gây bất ngờ như hai văn kiện nói trên. Nhiều kết luận quan trọng của nó đã được công bố, bao gồm cả kế hoạch của ĐTC Phanxicô thực hiện công cuộc loan báo Tin Mừng cũng như việc truyền giáo và động cơ điều khiển đoàn tàu Vatican.

Cả kết luận của Thượng Hội đồng và báo cáo về trường hợp của McCarrick đều có thể được công bố trong quý đầu tiên của năm, và cả hai đều có khả năng gây ra các cuộc tranh luận và tranh cãi trong thời gian tới.

Trong một tuyên bố vào cuối Thượng Hội đồng về khu vực Amazon, các quan chức của tổ chức REPAM, Mạng lưới Giáo hội Pan-Amazonia, một trong những động lực đằng sau cuộc họp, đã kêu gọi sự kiên nhẫn chờ đợi những kết luận của ĐTC Phanxicô từ công việc kéo dài hàng tháng, cho thấy những kết luận này có thể xuất hiện trong một tài liệu vào Tháng Ba sắp tới.

Chắc chắn những điều được dự đoán nhất trong tài liệu sẽ là những nội dung nói về việc phong chức cho các “viri probati”, hoặc những người đàn ông đã kết hôn được coi là xứng hợp, đưa họ vào chức tư tế dựa trên một số nền tảng khu vực hạn chế. Thượng Hội đồng Giám mục tán thành “viri probati” như một giải pháp cho tình trạng thiếu linh mục kéo dài, mặc dù các Giám mục đã định giới hạn đối với ý tưởng này đôi chút bằng cách cho biết rằng những người đàn ông đã có gia đình được mời gọi vào chức tư tế trước tiên phải phục vụ với vai trò Phó tế.

Cuộc tranh luận về việc phong chức linh mục cho những người đã kết hôn đã chi phối các cuộc thảo luận của Thượng Hội đồng Giám mục, khiến cho Đức Phanxicô không khỏi khó chịu ở một mức độ nào đó, và Ngài đã nhấn mạnh rằng chương trình nghị sự thực sự phải xoay quanh các vấn đề xã hội, văn hóa và sinh thái rộng lớn hơn. (Về vấn đề này, sẽ rất thú vị để xem liệu ĐTC Phanxicô có một lần nữa bày tỏ sự thất vọng của mình với những gì mà Ngài coi như là một sự tập trung thiển cận vào một vấn đề nóng bỏng bằng cách đề cập đến vấn đề “viri probati” trong phần chú thích ở phần cuối, như Ngài đã làm đối với vấn đề có được phép Rước Lễ đối với những người Công giáo đã ly dị và tái hôn dân sự trong Tông Huấn “Amoris Laetitia”).

Thượng Hội đồng cũng kêu gọi Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục xem xét vấn đề các Phó tế nữ, và đồng thời tiến hành một nghiên cứu hướng tới việc thiết lập một “nghi thức đặc biệt của Amazon” đối với Thánh lễ Công giáo nhằm tôn vinh di sản văn hóa và tâm linh của các dân tộc bản địa.

Nói về điều không may, vốn cũng có khả năng xảy ra, là phản ứng đối với báo cáo về trường hợp McCarrick của Vatican khi nó xuất hiện. Mặc dù nó có khả năng sẽ nêu tên một số quan chức cấp cao cả ở Roma lẫn ở Hoa Kỳ, những người biết về những tin đồn và lo lắng về vụ McCarrick trong những năm qua, nhưng nó cũng không thể đưa ra bất kỳ “khẩu súng bốc khói” (Smoking gun – được hiểu như là “bằng chứng hiển nhiên”) nào vốn có thể chứng minh một sự bao che thực sự và đồng thời cung cấp cơ sở cho việc xử phạt theo Giáo luật.

Điều đó nói rằng, tài liệu này cũng có khả năng là một sự tiết lộ toàn diện nhất mà Vatican từng đưa ra về các quyết định và phản ứng của mình trong một trường hợp cụ thể, và sẽ làm khơi dậy cuộc tranh luận về trách nhiệm giải trình đối với hành vi bao che các vụ lạm dụng, chứ không chỉ là tội phạm.

Mặc dù chưa có chuyến Tông du nước ngoài nào chính thức theo lịch công tác của ĐTC Phanxicô trong năm 2020, nhưng Đức Thánh Cha liên tục cho biết có hai nơi mà Ngài muốn đến thăm trong năm nay: Nam Sudan, cùng với Tổng Giám mục Justin Welby Địa phận Canterbury, và Iraq.

Trong cả hai trường hợp, ĐTC Phanxicô sẽ cố gắng thúc đẩy một chương trình nghị sự về hòa bình và giải quyết xung đột, mặc dù trong cả hai trường hợp, mong muốn đi của Ngài đối với các chuyến viếng thăm có thể được thúc đẩy bởi những sự cân nhắc về vấn đề an ninh.

Cũng có những đồn đoán về các chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô đến Indonesia, Đông Timor và Malaysia vào một thời điểm nào đó trong năm 2020, cũng như các chuyến viếng thăm có thể xảy ra tới Hungary để tham dự Đại hội Thánh Thể và Cyprus và Lebanon, mặc dù chuyến viếng thăm đó có thể bị trì hoãn tùy thuộc vào diễn biến của sự việc với những sự căng thẳng hiện nay giữa Mỹ và Iran và khả năng xảy ra một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn.

Về các cuộc bổ nhiệm quan trọng, ba vị Hồng y có ảnh hưởng lớn trong năm nay sẽ có tên trong một danh sách mở rộng bao gồm các vị Hoàng tử của Giáo hội đã hơn 75 tuổi và do đó về mặt lý thuyết sẽ phải được thay thế trong các công việc hiện tại của họ: ĐHY Christoph Schönborn Địa phận Vienna, ĐHY Robert Sarah, Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích của Vatican, và ĐHY Vincent Nichols Địa phận Westminster, Anh. Mặc dù chưa có một lý do tức thì nào để tin rằng họ sẽ được bổ nhiệm đi đâu, nhưng đó là một lời nhắc nhở rằng ĐTC Phanxicô có khả năng sẽ bố trí lại cơ cấu theo những cách quan trọng trong năm nay.

Thật vậy, năm 2020 sẽ chứng kiến hai vị Hồng y thực sự bước sang tuổi 80 trong khi vẫn đang đương nhiệm: ĐHY Béchara Boutros Raï của Lebanon, và ĐHY Lorenzo Baldisseri của Ý, hiện đang là người đứng đầu Thượng Hội đồng Giám mục. Một lần nữa, ĐTC Phanxicô dường như có xu hướng tiếp tục giữ cả hai vị trí miễn là họ còn có thể, nhưng sự thay đổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Ở Hoa Kỳ, ĐTC Phanxicô phải đối mặt với những lựa chọn quan trọng tại Atlanta, Philadelphia và St. Louis, tất cả đều là những vị trí tạo ra sắc thái cho Giáo hội trong một khu vực nhất định của đất nước.

Cuối cùng, ĐTC Phanxicô cũng phải đối mặt với một chiếc đồng hồ tích tắc vào năm 2020 về cuộc cải cách tài chính của mình khi Vatican dự kiến sẽ có đợt đánh giá tiếp theo của tổ chức Moneyval, cơ quan chống rửa tiền của Hội đồng Châu Âu và là người gác cổng chính đối với “danh sách trắng” về tài chính toàn cầu. Cơ quan này cũng có thể bày tỏ sự báo động về một số tiến triển gần đây, bao gồm vụ bê bối liên quan đến thỏa thuận mua đất trị giá 220 triệu đô la ở London và sự ra đi của nhân viên chủ chốt, đặc biệt là cựu giám đốc Cơ quan Thông tin Tài chính của Vatican, luật sư người Thụy Sĩ và chuyên gia chống rửa tiền René Brülhart.

Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn có được sự thiện chí đáng kể trên trường quốc tế, thế nhưng những thất bại của cuộc cải cách cho đến nay đã gây ra làn sóng của các vụ bê bối và những tiết lộ đáng xấu hổ, sớm hay muộn, có thể khiến các nhà quan sát tự hỏi liệu Đức Giáo hoàng có thực sự để tâm đến vấn đề đó hay không.

Tất cả những điều này không nói lên bất cứ điều gì về việc Vatican có thể chọn phản ứng thế nào, thậm chí là không tương xứng và gián tiếp, đối với bộ phim chính trị tại Hoa Kỳ trong năm nay, hoặc ĐTC Phanxicô và Vatican đóng vai trò gì khi mà mọi thứ trở nên bạo lực ở Trung Đông giữa bối cảnh của những căng thẳng hiện tại giữa Mỹ và Iran.

Nói cách khác, năm 2020 hứa hẹn sẽ là một năm đầy biến động, đầy chông gai và gây chia rẽ đối với Vatican – có khả năng làm cho nó, do đó, không khác gì so với 6 năm trước Triều đại Giáo hoàng của Đức Phanxicô.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết