Khi nói đến ĐTC Phanxicô, các bình luận trên mạng xã hội không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực tế

Giáo hoàng Francis chào đón các nhà báo trên chuyến bay từ Rome đến Maputo, Mozambique, ngày 4 tháng 9 (Ảnh: CNS/ Paul Haring)

ĐTC Phanxicô chào đón các nhà báo trên chuyến bay từ Rome đến Maputo, Mozambique, ngày 4 tháng 9 (Ảnh: CNS/ Paul Haring)

Trong suốt Triều đại Giáo hoàng của mình, ĐTC Phanxicô đã luôn hoan nghênh cuộc đối thoại vốn dẫn đến những đánh giá thẳng thắn từ các giáo sĩ và các vị cố vấn Giáo hoàng về đường hướng mà Ngài đang vạch ra cho Giáo hội Công giáo.

Cho dù đó là các cuộc thảo luận trong Thượng Hội đồng Giám mục gần đây về khu vực Amazon về khả năng cho phép các giáo sĩ đã kết hôn hoặc việc xử lý cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục trên khắp thế giới, ĐTC Phanxicô đã không từ chối việc lắng nghe mọi người – cả mặt tốt và xấu.

Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực của truyền thông thời hiện đại, cuộc đối thoại đang nổi lên đã được miêu tả như là một Giáo hội đang quay cuồng trong sự bất hòa.

Hơn nữa, một số nhà quan sát Giáo hội thẳng thắn đã giận dữ chỉ trích ĐTC Phanxicô là sai lầm trong đường hướng và thậm chí là “một kẻ bội giáo”.

Việc không đồng ý với Đức Giáo hoàng là chuyện bình thường, các chuyên gia truyền thông Công giáo phát biểu với Catholic News Service khi năm 2019 đã chính thức khép lại. Điều họ quan tâm đó chính là cách thức sự bất đồng được thể hiện bởi vì nó tạo ra sự không chắc chắn giữa những người Công giáo trong các hàng ghế nhà thờ.

Các chuyên gia đã bày tỏ mối quan tâm đặc biệt đối với “cái loa phát thanh” của phương tiện truyền thông xã hội và những bình luận cũng như những ý kiến không có giới hạn của nó rằng trong quá khứ không xa những thứ ấy đã có thể lưu lại trong các lớp học hoặc nhà xứ hoặc một tạp chí không định kỳ.

“Chúng ta đang ở một vị trí nơi mà người ta sử dụng phương tiện truyền thông xã hội thực sự như một ‘bục giảng bắt nạt’”, theo Helen Osman, Chủ tịch của Tổ chức Signis, một hiệp hội quốc tế của các chuyên gia truyền thông giáo dân Công giáo. “Cuộc trò chuyện tôi đã thực hiện cùng với các nhà truyền thông Công giáo đó là mọi người lo lắng về việc phương tiện truyền thông xã hội hiện đang được sử dụng để tạo ra sự mất đoàn kết hoặc gây ra sự chia rẽ… Nó tạo ra một sự nhận thức rằng chúng ta là một Giáo hội mà ngay trong nội bộ đã có những sự căng thẳng và thậm chí có thể là những sự chia rẽ”.

Bà Kim Daniels, Phó giám đốc của tổ chức ‘Sáng kiến về tư tưởng xã hội Công giáo và Đời sống công cộng’ tại Đại học Georgetown và là Cố vấn cho Thánh Bộ Truyền Thông của Vatican, nhận thấy mức độ của sự bất đồng gây tai tiếng là điều đáng tiếc.

“Thay vì là một gia đình trong Đức tin, chúng ta có vẻ như là những đảng phái chính trị, và chúng ta thường để điều đó thúc đẩy đức tin của chúng ta hơn là theo cách thức khác”, bà Kim phát biểu với CNS.

Trong khi ông David Gibson, Giám đốc Trung tâm Tôn giáo và Văn hóa tại Đại học Fordham, mô tả số lượng các nhà phê bình Đức Giáo hoàng là “ít hơn nhiều so với chúng ta nghĩ”. Ông Gibson cho biết rằng họ khéo tổ chức và có vị thế tốt để tạo ra một sự khuấy động.

“Họ có tầm ảnh hưởng trong nhiều trường hợp bởi vì họ có sự kết nối ở những nơi quyền lực tại Vatican, trong các trường đại học và trên phương tiện truyền thông”, ông Gibson nói.

Những chỉ trích cay độc và đôi khi là những bình luận và tuyên bố sai lệch từ các nhà phê bình đã không thoát khỏi sự chú ý của ĐTC Phanxicô. Ít nhất ba lần vào năm 2019, ĐTC Phanxicô đã nhân cơ hội này để đưa ra lời khuyên với các nhà báo, đồng thời thúc giục họ “vạch mặt” tin tức mang tính phá hoại, bảo vệ chống lại việc loan truyền “những tin giả mạo” và thực hiện công việc quan trọng của họ với sự khiêm tốn trong việc tìm kiếm chân lý.

“Vào thời điểm khi mà nhiều tin tức giả mạo được lan truyền, sự khiêm nhường khiến bạn không thể bán thức ăn đã bị ôi thiu bằng cách đưa thông tin sai lệch và đồng thời mời bạn tìm kiếm chân lý”, ĐTC Phanxicô phát biểu với Hiệp hội Báo chí nước ngoài hôm 18 tháng 5. “Một nhà báo khiêm tốn là một nhà báo tự do, không bị áp lực, không có sự thành kiến”.

Trên chuyến bay từ Madagascar trở về Rome hôm 10 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát biểu với các phóng viên rằng trong khi tương lai của các phương tiện truyền thông vẫn còn là ẩn số, sẽ không có tương lai nếu các phóng viên và công chúng không thể phân biệt giữa sự thật và những điều hư cấu.

Chưa đầy hai tuần sau, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các thành viên Hiệp hội Báo chí Công giáo Ý tại Vatican, kêu gọi họ “vạch mặt những lời nói không đúng sự thật và mang tính chất phá hoại” và đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tin của họ đáng tin cậy trong khi đưa ra bối cảnh, sựu diễn giải và tầm quan trọng chính xác của các sự kiện.

Các Giám mục Hoa Kỳ thực hiện chuyến viếng thăm “Ad limina” của họ đến Rome trong những tuần lễ gần đây đã bác bỏ những nỗ lực của một số nhà bình luận truyền thông và các nhà quan sát Giáo hội nhằm thúc đẩy sự chia rẽ rộng rãi giữa họ và Đức Giáo hoàng.

“Một số người, và đó là một nhóm nhỏ, đang tập trung vào Đức Giáo hoàng trong các cuộc công kích khủng khiếp này”, theo Đức Cha Richard Stika, Giám mục Địa phận Knoxville, Tennessee, một trong 37 Giám mục đã hội kiến ĐTC Phanxicô vào ngày 3 tháng 12. Đức Cha Stika cáo buộc rằng những kẻ phỉ báng ĐTC Phanxicô ẩn núp đằng sau các tài khoản Twitter, “đôi khi có sự liên quan với Giáo hội, và họ bày tỏ ý kiến này một cách đầy thù hận”.

Đức Tổng Giám mục Địa phận Milwaukee, Đức Cha Jerome Listecki, đã phát biểu với một phóng viên CNS tại Rome rằng các nhà lãnh đạo Giáo hội sẽ không thể “cùng nhau tiến bước về phía trước” nếu như mọi vấn đề được thảo luận được xem là đang có sự phân cực do những suy nghĩ khác nhau.

“Các cuộc thảo luận cởi mở và thẳng thắn và đôi khi… những sự chỉ trích thích hợp, không mang tính công kích, nhưng mang tính phê bình, thì quả là hữu ích cho Giáo hội”, Đức Cha Listecki nói. “Vậy thì … đây là cuộc đối thoại giúp thúc đẩy mọi thứ tiến triển tốt đẹp. Suy nghĩ của tôi đó là đây cũng chính là điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô muốn thực hiện. Ngài mong muốn cuộc đối thoại cởi mở đó và Ngài thực sự hoan nghênh cuộc đối thoại này. Nhưng khi hoan nghênh điều này, lại có những người khác sẽ diễn giải điều này như một sự phân cực”.

Trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô liên tục đề cập đến vai trò của các nhà báo trong việc đưa những tin tức về Giáo hội, phương tiện truyền thông xã hội đặt ra những thách thức mới bởi vì nó có thể gây ra sự chia rẽ, Linh mục Dòng Tên Paul Soukup, giáo sư về lĩnh vực truyền thông tại Đại học Santa Clara, giải thích.

Linh mục Soukup so sánh việc sử dụng rộng rãi các phương tiện truyền thông xã hội với các chủng loài động vật hoặc thực vật không xuất xứ từ địa phương vốn đã phá vỡ một hệ sinh thái. Linh mục Soukup cũng đã chỉ ra các nguồn tin gây ra sự chia rẽ khác trong lịch sử, chẳng hạn như sự phát triển của báo chí in ấn vốn cho phép việc phân phối rộng rãi “95 luận đề” của Martin Luther vào thế kỷ 16 và sự phát triển của các tờ nhật báo vào giữa thế kỷ 19.

“Chúng ta hiện đang phải đối phó với một hình thức thông tin mới. Chúng ta đã không xây dựng các quy tắc cho nó. Nó đang gây ra sự chia rẽ trong lĩnh vực chính trị theo cùng một cách thức”, Linh mục Soukup nói về phương tiện truyền thông xã hội.

Để đối phó với sự chia rẽ, các nhà truyền thông được liên hệ bởi CNS đều đề nghị các tín hữu trong Giáo hội cần phải hết sức thận trọng khi xem xét các bình luận mang tính phê bình đối với Đức Giáo hoàng và xem xét xem ai là người đưa ra những phê bình đó trước khi chấp nhận chúng như là sự thật.

“Phản ứng phải là hướng ra ngoài, chứ không hướng nội, tập trung vào những điều chúng ta được mời gọi thực hiện, sứ mạng của chúng ta đối với người nghèo và chia sẻ niềm vui Tin Mừng, thay vì tập trung vào những cuộc đàm luận này”, bà Daniels nói.

Đối với ông Gibson, câu trả lời được bắt nguồn từ việc trở nên Công giáo “và ý tưởng rằng chúng ta không nên thù ghét nhau”.

“Kế đến, hãy chuyển sang việc sử dụng truyền thống và các thực hành cơ bản của Công giáo và các đức tính của việc diễn thuyết, cũng như ý tưởng rằng có một thiện ích chung”.

Minh Tuệ (theo NCR)

 

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết