Khi Kitô giáo đang trên đà phát triển tại Châu Phi, cuộc đàn áp chống Kitô giáo có chiều hướng gia tăng

Trong một bức ảnh, một cậu bé thờ phượng vung nhang trong buổi lễ tại nhà thờ Công giáo Saint Charles, nơi xảy ra vụ đánh bom năm 2014 đổ lỗi cho nhóm Hồi giáo cực đoan Boko Haram, ở khu vực chủ yếu là Kitô giáo của Sabon Gari ở Kano , miền bắc Nigeria Chủ nhật, ngày 17 tháng 2 năm 2019. (Tín dụng: Ben Curtis / AP.)

Trong bức ảnh, một chú giúp lễ đang xông hương trong Thánh lễ sáng tại Nhà thờ Công giáo Saint Charles, nơi xảy ra vụ đánh bom năm 2014 được đổ lỗi cho nhóm Hồi giáo cực đoan Boko Haram, ở khu vực chủ yếu là Kitô giáo của Sabon Gari ở Kano , miền bắc Nigeria vào Chúa nhật, ngày 17 tháng 2 năm 2019 (Ảnh: Ben Curtis/ AP)

YAOUNDÉ, Cameroon – Theo báo cáo mới của Trung tâm nghiên cứu Pew, số lượng Kitô hữu tại châu Phi nhiều hơn bất kỳ lục địa nào khác. Đến năm 2060, 6 trong số 10 quốc gia hàng đầu có dân số Kitô giáo lớn nhất sẽ nằm ở Châu Phi, tăng từ con số 3 quốc gia vào năm 2015.

Nhưng khi Kitô giáo phát triển ở Châu Phi, cuộc đàn áp Kitô hữu cũng đang trên đà gia tăng như vậy.

“Các Kitô hữu người Hồi giáo ngày càng bị coi như là mối đe dọa đối với các vùng đất và chính phủ dưới sự thống trị của Hồi giáo”, theo Dede Laugesen, Giám đốc điều hành của tổ chức mang tên ‘Giải cứu các Kitô hữu bị đàn áp’ (Save the Persecuted Christians), một tổ chức từ thiện của Hoa Kỳ.

“Các vùng lãnh thổ rộng lớn của các khu vực không có người ở, không có chính phủ, cung cấp chỗ ẩn náu dễ dàng cho các hoạt động của nhóm khủng bố Hồi giáo. Kết hợp với tình trạng nghèo đói cùng cực, thất nghiệp và các tuyến đường đã có từ lâu phục vụ việc buôn bán vũ khí và buôn bán nô lệ bất hợp pháp, các nước châu Phi giàu tài nguyên ở phía bắc xích đạo tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các chiến binh Nhà nước Hồi giáo chạy trốn khỏi Trung Đông và tìm kiếm các vùng lãnh thổ mới để thống trị”, ông Dede Laugesen phát biểu với Crux.

Bên dưới đây là cuộc trò chuyện đầy đủ của ông Laugesen với Crux.

 

Crux: Tổ chức ‘Open Doors’, vốn trợ giúp các Kitô hữu bị đàn áp, cho biết: “Tại Châu Phi, các Kitô hữu hiện đang bị đàn áp  dữ dội – và họ đang khao khát Chúa Giêsu”. Liệu đây có phải là một đánh giá công bằng về những gì đang xảy ra với các Kitô hữu tại Châu Phi?

Các Kitô hữu ở châu Phi chính là những người lính bộ binh trên tiền tuyến, hoàn toàn theo nghĩa đen, cho đức tin vào Chúa Kitô. Kitô giáo đang phát triển mạnh mẽ tại châu Phi nhanh hơn bất cứ nơi nào khác trên hành tinh. Đồng thời, sự đàn áp cũng đang gia tăng. Rô-ma 5:20 đã mô tả một cách sâu sắc những sự việc đang xảy ra ở Châu Phi ngày nay. “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội”, Thánh Phaolô nói.

Hiện tượng đàn áp Kitô giáo trên lục địa lan rộng đến mức nào?

Tổ chức Viện trợ các Giáo hội Đau khổ báo cáo rằng 327 triệu Kitô hữu bị đàn áp trên toàn thế giới – một con số gần bằng dân số Hoa Kỳ hiện tại – trong đó có khoảng 245 triệu người, theo tổ chức ‘Open Door Hoa Kỳ’, trải qua cuộc đàn áp nặng nề tại 50 quốc gia hàng đầu, nơi mà việc trở thành người Kitô hữu chính là điều nguy hiểm nhất. 14 trong số các quốc gia này – tức 28% – đều nằm ở Châu Phi.

Những khu vực nào của châu Phi bị ảnh hưởng chủ yếu?

Các nhóm khủng bố thúc đẩy quyền tối thượng của Luật Sharia đang gia tăng và ngày càng phối hợp các hoạt động trên khắp miền bắc châu Phi và Sahel. Khu vực Hồ Chad bao gồm Nigeria, Nigeria, Chad, Cameroon và bao gồm Burkina Faso và Mali nổi bật trong các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo đang gia tăng các hoạt động và ảnh hưởng với những kẻ khủng bố châu Phi đã được củng cố – cung cấp vũ khí và bí quyết nhằm mục đích thiết lập các vùng lãnh thổ mới để chinh phục và bành trướng.

Đặc biệt, cuộc đàn áp của phiến quân Hồi giáo Fulani, Boko Haram và tổ chức Nhà nước Hồi giáo Tây Phi có dấu hiệu phối hợp giữa các nhóm này chính là nguyên nhân đáng báo động. Nhưng, cuộc đàn áp Kitô hữu ở Đông Phi cũng đang gia tăng sức mạnh ở Somalia, Uganda, Mozambique và Cộng hòa Dân chủ Congo, các nhóm thánh chiến và phiến quân chống chính phủ đang phát triển các mạng lưới béo bở phục vụ việc buôn lậu nhằm cung cấp vũ khí và duy trì hoạt động của chúng.

Những yếu tố nào thúc đẩy cuộc đàn áp như vậy?

Bởi vì Kitô giáo đang trải qua sự phát triển lớn nhất ở Châu Phi, các Kitô hữu đang ngày càng bị coi như là mối đe dọa đối với các vùng đất và chính phủ do người Hồi giáo thống trị. Các vùng lãnh thổ rộng lớn thuộc các khu vực không có người ở, không được kiểm soát cung cấp sự che chở và ẩn náu dễ dàng cho các hoạt động của nhóm khủng bố Hồi giáo.

Kết hợp với tình trạng nghèo đói cùng cực, thất nghiệp và các tuyến đường đã có từ lâu phục vụ việc buôn bán vũ khí và buôn bán nô lệ bất hợp pháp, các nước châu Phi giàu tài nguyên ở phía bắc xích đạo tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các chiến binh Nhà nước Hồi giáo chạy trốn khỏi Trung Đông và tìm kiếm các vùng lãnh thổ mới để thống trị.

Một số báo cáo chỉ ra rằng cuộc đàn áp không chỉ được thực hiện bởi những kẻ cực đoan Hồi giáo, mà còn bởi một số chính phủ. Chẳng hạn, Tổng thống Eritrea Isaias Afewerki đã nói rằng ông “lo sợ hoạt động truyền giáo của Kitô giáo bởi vì nó có thể gây ra sự bất ổn và chia rẽ khối đại đoàn kết quốc gia”. Ông phản ứng thế nào với hình thức của sự đàn áp được thực hiện bởi chính phủ?

Sự hỗ trợ của nhà nước đối với các nhóm cực đoan đã bị cáo buộc rộng rãi trong chính phủ liên bang của Nigeria do người Fulani thống trị, vốn dường như không có khả năng, hoặc không muốn, giải quyết tình trạng tàn sát hàng loạt các Kitô hữu và những vụ bắt cóc đòi tiền chuộc tràn lan bởi cái được gọi là những người chăn nuôi gia súc Fulani. Chính phủ Nigeria tiếp tục đưa ra một tường thuật sai lầm về “các cuộc đụng độ giữa những người nông dân với những người chăn nuôi gia súc” với cộng đồng quốc tế, vốn luôn từ chối thừa nhận cơ sở tôn giáo đối với vấn đề bạo lực mà những người bị tổn hại cho biết là nguyên nhân chính và gốc rễ.

 Vào tháng 6, tổ chức ‘Save the Persecuted Christians’ đã đưa các Kitô hữu từ Nigeria đến Washington, D.C. để đưa ra lời chứng về tình trạng bạo lực. Họ chất vấn: “Làm thế nào những vụ tấn công nhắm vào những cộng đồng của những người nông dân bất lực, nghèo khổ, không vũ trang, chủ yếu là Kitô hữu lại có thể bị đóng khung như những cuộc đụng độ giữa những người nông dân và những người chăn gia súc?

Những nhân chứng chủ yếu đến từ bang Kaduna, nơi chứng kiến hơn 400 phụ nữ và trẻ em bị giết hại trong nhiều cuộc phục kích của người Fulani được trang bị vũ trang vào đầu năm 2019, cho biết những cuộc tấn công này là một nỗ lực phối hợp để dọn sạch vùng đất của những người nông dân Kitô giáo. Họ cũng cho biết các hoạt động của những người Fulani và Boko Haram được hỗ trợ và khuyến khích bởi chính phủ liên bang Nigeria và các chính phủ tiểu bang miền bắc cam kết thiết lập Luật Sharia – luật pháp áp bức và độc đoán của Hồi giáo – trên toàn bộ vùng đất.

Thái độ của một số Kitô hữu bị bách hại đã gây ra sự kinh ngạc. Chẳng hạn như, một thiếu nữ người Nigeria, Leah Sharibu, đã từ chối việc từ bỏ đức tin của mình thậm chí ngay cả khi chị vẫn còn bị Boko Haram giam cầm.  Sharibu đã có thể dễ dàng giành lại tự do bằng cách nói không với Chúa Kitô. Làm thế nào sự can đảm của Sharibu đã tác động đến Giáo hội và liệu đây có phải là một thái độ  các Kitô hữu bị bạch hại cần phải đón nhận?

“Leah Sharibu” cần phải trở thành từ ngữ cửa miệng trong các gia đình Kitô giáo trên toàn thế giới. Việc chị kiên quyết từ chối việc chối bỏ đức tin của mình khi đối mặt với những kẻ bắt cóc Boko Haram là một lời chứngvề lòng dũng cảm và cử chỉ anh hùng kiên trung bất khuất.

Rebecca Sharibu, mẹ của Leah, đã đến Washington, D.C. vào tháng 6 theo lời mời của tổ chức ‘ Save the Persecuted Christians’ và Ủy ban Quốc tế về Nigeria để gặp gỡ các thành viên của chính quyền bao gồm văn phòng của Phó Tổng thống Mike Pence. Với những giọt nước mắt tuôn rơi, bà Rebecca nói, “Tôi không biết liệu mình có thể làm những điều con gái tôi đã làm hay không”.

Việc gia tăng đức tin trong những gian nan thử thách là một Mầu nhiệm đức tin của chúng ta, nhưng đó là một thực tế đang diễn ra tại Châu Phi. Chúa Giêsu nói: “Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em”. Là người Kitô hữu, chúng ta được mời gọi đón nhận thập giá của mình và bước theo Chúa Giêsu. Sự bách hại sẽ xảy đến, chúng ta đang chứng kiến điều đó trên toàn cầu. Nhưng đức tin phát triển lớn mạnh giữa bối cảnh của cuộc đàn áp này và chúng ta cũng đang nhận thấy điều đó một cách rõ ràng.

Trên khắp châu Phi, nơi những vùng đất bị đàn áp, đức tin Kitô giáo đang ngày càng phát triển và những câu chuyện như Leah, đang được lan truyền. Chúng tôi cũng được nghe rằng chính Chúa Giêsu đã đến với những người này trong những giấc mơ và thị kiến và hàng ngàn người đang hoán cải và chịu phép Rửa tội nhân danh Chúa Kitô.

Những cải cách nào ở Châu Phi và những thay đổi chính sách nào mà ông nghĩ là bắt buộc để bắt đầu thay đổi tình hình của các Kitô hữu ở Châu Phi?

Trước hết, Hoa Kỳ phải thừa nhận rằng những sự việc đang xảy ra ở Châu Phi mang đặc trưng của nạn diệt chủng, bạo lực dựa trên cơ sở tôn giáo, được ban hành chống lại các Kitô hữu bởi các nhóm cực đoan chủ trương ưu thế của Luật Sharia. Họ cũng phải đồng ý với thực tế là tổ chức Nhà nước Hồi giáo chưa bị đánh bại, mà chỉ đơn thuần chuyển sang lãnh thổ mới ở châu Phi và là mối đe dọa ngày càng gia tăng không chỉ ở đó mà còn, nếu như được phép phát triển, vì lợi ích của Hoa Kỳ, tại Châu Âu và thế giới.

Với sự truyền cảm hứng và khích lệ của cố vấn liên minh lâu năm của chúng tôi, cựu nghị sĩ Frank R. Wolf, tổ chức ‘Save the Persecuted Christians’ ủng hộ việc bổ nhiệm một Đặc phái viên Hoa Kỳ đến Nigeria và khu vực Hồ Chad. Điều đó vô cùng hiệu quả khi mà vào năm 2001, Thượng nghị sĩ John Danforth được Tổng thống Bush bổ nhiệm làm đặc phái viên tại Sudan, nơi mà hơn 2 triệu người đã bị giết hại và các Kitô hữu và những người châu Phi da đen đang bị chế độ Hồi giáo bắt làm nô lệ.

Vì vậy, chúng tôi cũng tin rằng,nỗ lực phối hợp của một đặc phái viên do Tổng thống Trump bổ nhiệm là cần thiết để giải quyết tình trạng mất an ninh ngày càng gia tăng và hoạt động diệt chủng được khuyến khích bởi các nhóm thánh chiến được hỗ trợ bởi những người Hồi giáo trong chính phủ ở Nigeria và khu vực Hồ Chad.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết