“Vấn đề toàn cầu này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng nhận thức, và đồng thời chúng ta phải kêu gọi hành động từ mọi chính phủ, mọi niềm tin tôn giáo, mọi công ty cũng như mọi tổ chức”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng việc bảo vệ trẻ em khỏi những nguy hiểm trên Internet chính là ưu tiên hàng đầu trong khi nói về “Phẩm giá của trẻ em trong thế giới kỹ thuật số”, sáng hôm thứ Sáu, ngày 6 tháng 10 năm 2017″. Đại hội đã được tổ chức bởi Trung tâm Bảo vệ Trẻ vị thành niên thuộc Đại học Giáo Hoàng Gregoriô của Rome, được tổ chức tại Đại học Giáo Hoàng Gregoriô, từ ngày 3/10 đến 6/10 năm 2017. Mục tiêu của Đại hội đó là nhằm làm nổi bật những nguy hiểm của Internet và đồng thời thúc đẩy hành động để bảo vệ trẻ em và các thanh thiếu niên.
Theo Trung tâm, trẻ em và thanh thiếu niên chiếm khoảng một phần tư trong tổng số hơn 3,2 tỷ người sử dụng Internet trên toàn thế giới. Thế hệ của hơn 800 triệu người sử dụng internet trẻ tuổi đang có nguy cơ trở thành nạn nhân của hành vi bóc lột tình dục qua mạng, nhắn tin quấy rối tình dục, đe doạ trực tuyến và quấy rối tình dục.
Trong bài diễn văn của mình, ĐTC Phanxicô cho biết Ngài ủng hộ các cam kết mà các đại biểu tham dự Đại hội đã đảm nhận để giúp bảo vệ cho các trẻ vị thành niên và đồng thời tái khẳng định tầm quan trọng của việc các tham dự viên tham gia ký kết tuyên bố cam kết vào cuối hội nghị.
Dưới đây là Tuyên bố của Rome do Vatican cung cấp:
Tuyên bố của Rome
Đại hội Thế giới: Phẩm giá của trẻ em trong thế giới kỹ thuật số
Ngày 6 tháng 10 năm 2017
ĐTC Phanxicô – “Một xã hội có thể được đánh giá bằng cách mà họ đối xử với trẻ em”
Cuộc sống của mỗi đứa trẻ là duy nhất, đầy ý nghĩa và quý giá, và mọi trẻ em đều có quyền đối với phẩm giá cũng như sự an toàn của chúng. Tuy nhiên, ngày nay, xã hội toàn cầu hiện đang không làm tròn nhiệm vụ đối với trẻ em. Hàng triệu trẻ em hiện đang bị lạm dụng và bóc lột theo những cách hết sức bi thảm và không thể diễn tả được, với một quy mô chưa từng có trên toàn thế giới.
Sự tiến bộ theo lũy tiến của công nghệ và việc hội nhập cuộc sống hàng ngày của chúng ta không chỉ đang thay đổi những gì chúng ta thực hiện và làm thế nào để chúng ta làm điều đó, nhưng chúng ta là ai. Phần lớn tác động của những thay đổi này là hết sức tích cực. Tuy nhiên, chúng ta phải đối diện với mặt tối của thế giới mới được khám phá ra này, một thế giới vốn đang tạo ra hàng loạt các tệ nạn xã hội gây nguy hại cho những thành viên dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
Trong khi chắc chắn một điều rằng Internet đã tạo ra rất nhiều lợi ích cũng như cơ hội xét về mặt hòa nhập xã hội và những thành tựu đạt được trong lĩnh vực giáo dục, ngày nay, những nội dung vốn hiện đang ngày càng trở nên cực đoan và vô nhân đạo thì lại luôn đầy rẫy, theo nghĩa đen, để trẻ em có thể dễ dàng tiếp cận. Sự phổ biến rộng rãi của các phương tiện truyền thông xã hội đồng nghĩa với việc các hành động ngấm ngầm, chẳng hạn như đe doạ trực tuyến, quấy rối và bóc lột tình dục, hiện đang trở nên ngày càng phổ biến. Cụ thể, phạm vi và mục tiêu của hành vị lạm dụng tình dục trẻ em và bóc lột trực tuyến hiện đang hết sức tồi tệ. Số lượng lớn các hình ảnh lạm dụng tình dục trẻ em và thanh thiếu niên hiện hiện đang tràn ngập trên internet và tiếp tục có chiều hướng ngày một gia tăng.
Tác động nguy hại của những nội dung khiêu dâm lên tâm trí còn non nớt và dễ uốn của trẻ em chính là một tác hại trực tuyến đầy đáng kể khác. Chúng tôi nắm lấy tầm nhìn của mọi người về Internet. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng việc hình thành nên tầm nhìn này phải thừa nhận giá trị vững chắc của việc bảo vệ tất cả mọi trẻ em.
Những thách thức là vô cùng to lớn, nhưng phản ứng của chúng ta không phải là ảm đạm và kinh hoàng. Chúng ta phải cùng nhau nỗ lực để tìm kiếm các giải pháp tích cực, nâng cao vị thế cho tất cả mọi người. Chúng ta phải đảm bảo rằng tất cả mọi trẻ em đều được tiếp cận an toàn với Internet nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gia tăng trao đổi thông tin và kết nối.
Các công ty công nghệ và chính phủ đã chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình trong cuộc chiến này và họ phải tiếp tục đổi mới để bảo vệ trẻ em tốt hơn. Chúng ta cũng phải thức tỉnh các gia đình, những người thân cận, các cộng đồng trên toàn thế giới cũng như chính các trẻ em đối với thực tế của những ảnh hưởng của Internet đối với trẻ em.
Chúng ta đã có các nền tảng toàn cầu có hiệu lực cũng như các nhà lãnh đạo toàn cầu quan trọng đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc hoàn thành những mục tiêu này. Trung tâm Bảo vệ Trẻ em tại Đại học Giáo Hoàng Gregoriô tiến hành công việc bảo vệ an toàn quốc tế tại 30 quốc gia trên khắp bốn châu lục. Liên minh Toàn cầu ‘WePROTECT’, do Vương quốc Anh khởi xướng, với sự hợp tác của Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, liên kết 70 quốc gia, 23 công ty công nghệ và nhiều tổ chức quốc tế trong cuộc chiến này. Liên Hợp Quốc đang dẫn đầu một nỗ lực toàn cầu để đạt được Mục tiêu 16.2 về Phát triển Bền vững của LHQ nhằm xoá bỏ bạo lực đối với trẻ em trước năm 2030, đặc biệt thông qua Đối tác Toàn cầu nhằm chấm dứt bạo lực đối với trẻ em.
Đây là một vấn đề không thể giải quyết được bởi một quốc gia hoặc một công ty hoặc một tôn giáo nào hành động đơn lẻ, đó là một vấn đề toàn cầu vốn đòi hỏi các giải pháp toàn cầu. Vấn đề toàn cầu này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng nhận thức, và đồng thời chúng ta phải kêu gọi hành động từ mọi chính phủ, mọi niềm tin tôn giáo, mọi công ty cũng như mọi tổ chức.
Tuyên bố của Rome đưa ra lời kêu gọi hành động:
1 – Để các nhà lãnh đạo thế giới thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức toàn cầu nhằm giáo dục và thông báo cho mọi người dân trên toàn thế giới về sự trầm trọng cũng như mức độ của việc lạm dụng và bóc lột trẻ em trên thế giới, và đồng thời thúc giục họ yêu cầu hành động từ các nhà lãnh đạo quốc gia.
2 – Để các nhà lãnh đạo các tôn giáo lớn trên toàn thế giới thông báo và vận động các tín đồ của mỗi tín ngưỡng tham gia phong trào toàn cầu để bảo vệ trẻ em trên toàn thế giới.
3 – Để các quốc hội trên toàn thế giới cải thiện luật pháp nhằm bảo vệ tốt hơn trẻ em và đồng thời buộc những kẻ lạm dụng và bóc lột trẻ em phải chịu trách nhiệm.
4 – Để các nhà lãnh đạo các công ty công nghệ cam kết xây dựng và triển khai các công cụ và công nghệ mới để tấn công hành vi phổ biến các hình ảnh lạm dụng tình dục trên Internet và đòng thời ngăn chặn việc tái phân phối những hình ảnh của các nạn nhân là trẻ em đã được xác định danh tính.
5 – Để các Bộ Y tế công cộng trên thế giới và các nhà lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ mở rộng việc giải cứu các nạn nhân trẻ em và đồng thời cải tiến các chương trình điều trị đối với các nạn nhân bị lạm dụng và bóc lột tình dục.
6 – Để các cơ quan chính phủ, xã hội dân sự và cơ quan thực thi pháp luật nỗ lực làm việc nhằm nâng cao nhận thức và xác định các nạn nhân trẻ em, và đồng thời đảm bảo việc giúp đỡ cho vô số các nạn nhân đã bị giấu diếm của các hành vi lạm dụng và bóc lột tình dục trẻ em.
7 – Để các tổ chức thực thi pháp luật thế giới mở rộng sự hợp tác trong khu vực và toàn cầu để cải thiện việc chia sẻ thông tin trong tiến trình điều tra và đồng thời tăng cường nỗ lực hợp tác trong việc giải quyết những tội ác này đối với trẻ em vốn vượt qua ranh giới các quốc gia.
8 – Để các tổ chức y tế trên thế giới tăng cường việc đào tạo cho các chuyên gia y tế trong việc công nhận các chỉ số lạm dụng và bốc lột tình dục, đồng thời cải thiện việc báo cáo và điều trị đối với các hành vi lạm dụng và bóc lột tình dục như vậy.
9 – Để các chính phủ và các tổ chức tư nhân tăng cường các nguồn lực sẵn có cho các chuyên gia điều trị tâm thần và các chuyên gia điều trị khác để mở rộng các dịch vụ điều trị và phục hồi cho trẻ em bị lạm dụng hoặc bị bóc lột.
10 – Để các cơ quan có thẩm quyền hàng đầu trong lĩnh vực y tế công cộng mở rộng nghiên cứu về các tác động đến sức khoẻ việc tiếp xúc của trẻ em và trẻ vị thành niên đối với những nội dung khiêu dâm trên internet.
11 – Để các nhà lãnh đạo của các chính phủ, các cơ quan lập pháp, các cơ sở tư nhân và các tổ chức tôn giáo trên thế giới ủng hộ và thực hiện các kỹ thuật để tránh việc trẻ em và thanh thiếu niên truy cập vào những nội dung internet vốn chỉ phù hợp với người lớn.
12 – Để các chính phủ, các cơ sở tư nhân và các tổ chức tôn giáo thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức toàn cầu hướng đến trẻ em và thanh thiếu niên để giáo dục chúng và cung cấp cho chúng các công cụ cần thiết để sử dụng internet một cách an toàn và có trách nhiệm và đồng thời để tránh những mối nguy hại đang xảy ra đối với các bạn đồng trang lứa của chúng.
13 – Để các chính phủ, các cơ sở tư nhân và các tổ chức tôn giáo thực hiện sáng kiến nâng cao nhận thức toàn cầu nhằm làm cho công dân ở mọi quốc gia cảnh giác và nhận thức hơn đối với việc lạm dụng và bóc lột tình dục trẻ em hơn và đồng thời khuyến khích họ báo cáo những hành vi lạm dụng hoặc bóc lột tình dục như vậy cho các cơ quan có thẩm quyền nếu họ chứng kiến, có thông tin hoặc nghi ngờ về hành động này.
Trong thời đại Internet này, thế giới phải đối mặt với những thách thức chưa từng có nếu như nó là để bảo vệ các quyền và phẩm giá của trẻ em và bảo vệ chúng khỏi bị lạm dụng và bóc lột. Những thách thức này đòi hỏi phải có tư duy và các phương pháp tiếp cận mới, tăng cường nhận thức toàn cầu cũng như sự lãnh đạo đầy cảm hứng. Vì lý do này, Tuyên bố của Rome kêu gọi tất cả mọi người cùng đứng lên để bảo vệ phẩm giá cho tất cả mọi trẻ em.
Được trình bày vào ngày 6 tháng 10 năm 2017.
Minh Tuệ chuyển ngữ