Kế hoạch nên thánh của bạn là gì?

Nên thánh nằm trong tầm tay của bạn nhưng bạn cần có một kế hoạch.

Các Thánh đã về nơi vương quốc vĩnh hằng, đã chuyển trao sứ mạng kế tiếp này cho bạn và tôi. Đã đến lượt chúng ta. Đến lượt chúng ta chiến đấu cho những điều tốt đẹp, đến lượt chúng ta chạy tiếp trên con đường đó, đến lượt chúng ta nắm giữ đức tin. Vậy làm cách nào chúng ta làm được những điều đó?

goalplan

Vấn đề được đặt ra ở đây là: ngay lúc này, bạn đã có một kế hoạch và có đang thực hiện nó hay không? Và liệu rằng, một ngày nào đó bạn cũng sẽ được nên thánh?

Liệu một ngày nào đó sẽ có người muốn tạc tượng hoặc họa lại hình ảnh của bạn nhờ vào cách bạn đã sống? Chúng ta có nguy cơ không nhận ra được cùng đích của cuộc đời là nên thánh. Một nhà văn người Pháp ở thế kỷ thứ mười chín, Léon Bloy đã viết “Nỗi buồn, thất bại và bi kịch lớn nhất của đời người đó chính là không trở thành một vị thánh”.

Một thanh niên vừa được mới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, đã từng tuyên bố rằng: “Bạn biết không, tôi sống được là nhờ có mục tiêu. Tôi là người thành công trong công việc bởi vì tôi luôn đưa ra mục tiêu phía trước cho mình. Mục tiêu giúp tôi kiểm soát được hướng đi của mình”. Và bây giờ anh ta nhận ra mình cần một mục tiêu mới. “Tôi cần một mục tiêu để vượt qua các đợt hóa trị; tôi cần một mục tiêu để vượt qua quá trình điều trị; tôi cần một vài mục tiêu để vợ tôi và tôi trước mắt có thể vượt qua điều này như cùng nhau đi chơi nghỉ mát hay ăn mừng kỷ niệm”. Anh ta đã đúng. Và khi không có gì – giống như căn bệnh ung thư – đánh thức bạn trước thực tế, cái mà cũng quan trọng như các mục tiêu khác – một mục tiêu thực sự, một mục tiêu cuối cùng mà bạn cần phải tập trung đó là sự Cùng Đích, là sự thánh thiện. Nên thánh là vương quốc danh giá của Thiên Chúa, và nó nằm trong tầm tay của bạn. Ân sủng là một sự trao ban. Tất cả những gì nó cần đó là cách bạn hoạt động và cách bạn kết hợp với nó.

Các thánh đã đáp trả lại những điều họ nhìn thấy trong thời đại của mình. Nếu thánh Elizabeth Ann Seton (Mẹ “Seton”) đã không hiện thực hóa những điều cần thiết mà ngài thấy, thì chúng ta đã không có các ngôi trường Công Giáo tại Mỹ ngày nay. Nếu Cha Solanus Casey đã không đáp trả lại tiếng Chúa trong đời sống của mình, thì rất có thể mười ngàn người đã không có dịp tìm gặp và đón nhận sức mạnh chữa lành phi thường từ Thiên Chúa và từ chính tình yêu của Cha Solanus.

Nhiều thế kỷ trước, một thanh niên người Tây Ban Nha – Iñigo là con trong một gia đình mười ba người con. Anh không mong ước bất cứ điều gì từ Thiên Chúa và chắc chắn cũng không khát khao được trở nên thánh thiện. Thay vào đó, anh bị cuốn chìm trong việc theo đuổi vinh quang của bản thân. Anh là một người trăng hoa, một vũ công chuyên nghiệp, và là một người rất ưa làm đẹp. Trong một cuộc thi, đầu gối của anh đã vỡ nhưng vì vẫn muốn mình là một người thu hút phụ nữ nên anh không chịu cách chữa trị mà họ đã làm cho anh – một phần xương đã bị lồi ra– và anh đã điều trị lại. Trong lúc anh đang nghỉ dưỡng, anh đã hỏi mượn vài cuốn sách để đọc cho qua thời gian. Ở đó chỉ có duy nhất hai cuốn sách, một là cuộc sống của Chúa Giêsu và hai là sách về các thánh; và anh đã đọc chúng.

Và rồi Thiên Chúa đã phá vỡ và thay đổi mọi thứ. Ngài đã cho anh thấy được đâu mới là vinh quang, tráng lệ thực sự và đâu là một con người với lòng dũng cảm đích thực. Iñigo đã đổi tên thành Inhaxio, theo tên thánh Inhaxio thành Antiôkhia, một trong những vị anh hùng của Kitô Giáo, và đã thành lập một Cộng đồng xã hội của Chúa Giêsu (Dòng Tên). Trong năm trăm năm qua, hàng trăm triệu người đã đến để được gặp gỡ Chúa Giêsu thực sự nhờ các dịp linh thao – bài tập thiêng liêng.

Các Thánh đã về nơi vương quốc vĩnh hằng, đã chuyển trao sứ mạng kế tiếp này cho bạn và tôi. Đã đến lượt chúng ta. Đến lượt chúng ta chiến đấu cho những điều tốt đẹp, đến lượt chúng ta chạy tiếp trên con đường đó, đến lượt chúng ta nắm giữ đức tin. Vậy làm cách nào chúng ta làm được những điều đó?

Ở đây không có con đường tắt nào cả. Chúng ta phải có trách nhiệm cho những điều chúng ta chuẩn bị làm để đáp trả lại lời mời gọi. Chúng ta phải tiến lên với một kế hoạch, và nếu bạn đã có hãy hoàn thành nó. Chúng ta cần một kế hoạch hành động để nên thánh, nghe ra có vẻ còn lạ lẫm. Làm cách nào để lập ra một kế hoạch nên thánh? Vâng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô nói rằng chúng ta có thể làm được. Trong bức Tông thư Novo Millenio Ineunt – Khởi Đầu Thiên Niên Kỷ Mới, ngài đã viết:

Có thể nào sự thánh thiện được kế hoạch hoá? Từ ngữ “thánh thiện” có nghĩa gì trong bối cảnh của một chương trình mục vụ?…. Hỏi những người tân tòng: “Anh có muốn lãnh nhận bí tích rửa tội không ?” đồng thời có nghĩa là hỏi họ : “Anh có muốn nên thánh không?” Điều đó có nghĩa là đặt họ trước bản chất cơ bản của Bài Giảng Trên Núi : “Anh em hãy nên trọn lành như Cha anh em trên trời là Đấng trọn lành” (Mt 5, 48). Như chính Công Đồng đã giải thích, lý tưởng trọn lành đó không phải được hiểu như nó ngụ ý là một thứ sống khác thường, chỉ thực hiện được bởi một số ít “anh hùng bất thường” của sự thánh thiện. Những con đường nên thánh thì nhiều, tuỳ theo ơn gọi của mỗi người… Đã đến lúc phải hết lòng tái đề nghị cho mọi người tiêu chuẩn cao này của đời sống Kitô hữu bình thường: toàn bộ sự sống của cộng đồng Kitô hữu và của các gia đình Kitô hữu phải dẫn đến hướng đi này. (31)

Vậy một kế hoạch nên thánh sẽ như thế nào? Chúng ta không thể làm một cách vội vàng qua loa mà chúng ta phải viết kế hoạch đó xuống giấy. Dưới đây là một chuỗi gợi mở mà bạn có thể nghĩ đến. Nó không phải là một chuỗi hạng mục nặng nề nhưng chỉ là một cách để chúng ta bắt đầu:

Cầu nguyện: Điều gì tôi cho là lớn lao mỗi khi cầu nguyện? Điều gì tôi nghĩ rằng tôi cần làm mỗi ngày trong lúc cầu nguyện để trở thành một vị thánh? Đừng hỏi “Tôi đã cầu nguyện đủ chưa?” và câu trả lời là: Không, cầu nguyện không bao giờ là đủ. Nhưng hãy hỏi: tôi có đang cầu nguyện nhiều như tôi nên cầu nguyện hay không?

Kinh Thánh: Chỉ khi đọc Kinh Thánh thì tôi mới có thể để Thiên Chúa hướng dẫn, và Ngài sẽ uốn nắn tôi chính nhờ vào lời của Ngài.

Phục vụ: Với tấm lòng rộng mở, tôi có tìm đến các công tác thiện nguyện ngay tại giáo xứ, cộng đồng đang sinh sống và phục vụ người nghèo khổ không?

Xưng tội: Tôi có đặt ra cho mình rằng hai tháng sẽ đi xưng tội một lần hay không? Nếu việc này chưa nằm trong danh sách công việc của bạn thì bây giờ hãy bắt đầu. Và nếu nhiều năm qua bạn chưa tìm đến bí tích giao hòa thì hãy đến và lãnh nhận, hãy quay trở về.

Thánh lễ: Biết rằng chúng ta vẫn thường tham dự thánh lễ Chúa nhật, nhưng hãy tự hỏi: liệu rằng như thế đã đủ để đạt đến sự no thỏa khi chúng ta chỉ lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa duy nhất một lần một tuần? Một khi chúng ta thật sự hiểu được rằng: Bí tích Thánh Thể là nguồn sức mạnh tuyệt với nhất, cái mà chúng ta chưa bao giờ tìm gặp được trong cuộc đời. Thì tại sao chúng ta lại không đến để lãnh nhận nhiều hơn và thường xuyên hơn nữa? Một số người trong chúng ta vì bận rộn công việc nên không thể tham dự thánh lễ nhiều lần trong tuần, nhưng hãy cố gắng tham dự thêm một thánh lễ nữa trong tuần ngoài lễ Chúa Nhật. Có người bắt đầu việc lui tới vài lần trong tuần và bây giờ là mỗi ngày bởi họ dần ý thức được rằng: “Tôi không thể lớn mạnh hơn nếu không tựa nương vào bí tích Thánh Thể. Tôi đã biết mình không đủ mạnh như đã từng nghĩ ”.

Tội lỗi: Đâu là một trong những điều thật sự cản trở đời sống và ý muốn nên thánh của tôi lúc này? Làm cách nào tôi vượt thắng được nó? Hay tôi có đang tự nói với chính mình “Chà, đây chỉ là một phần của con người tôi mà thôi”? Hoặc tôi có đang để Thiên Chúa biến đổi cuộc sống mình?

Ăn chay: Tôi đã bao giờ ăn chay chưa? Chúa Giêsu không nói “Nếu các con ăn chay…” nhưng Ngài lại nói “Khi các con ăn chay…”. Vậy đâu là kế hoạch cho việc này? Vài người trong chúng ta vì lý do sức khỏe nên không thể ăn chay, thế nhưng chúng ta vẫn có thể giữ chay bằng các công việc khác như kìm hãm lại thời gian đọc báo hay lướt mạng trên máy tính hay điện thoại.

Bố thí: Tôi có bố thí không? Tôi có nhìn vào những gì đang có như một phương tiện để tôi có thể giúp đỡ những người nghèo khó? Đức Thánh Cha Phanxicô không ngừng nhắc nhở nhiệm vụ mà chúng ta có thể làm được đó là giúp đỡ người nghèo. Ngài muốn chúng ta quan tâm đến họ không chỉ đơn thuần là một tấm lòng thương cảm, mà hơn hết là nâng đỡ họ và để họ có thể đứng trên đôi chân của mình và sống trọn cuộc đời mình. Đó là điều mà ngài đang cổ vũ từng người chúng ta.

Những ngày phía trước là để bạn tự hỏi chính mình “Tôi đã có một kế hoạch nên thánh hay chưa?” Nếu chưa thì kế hoạch đó sẽ là gì? Sau đó hãy bắt đầu và thực hiện nó. Bạn sẽ bị bất ngờ vào sự hữu hiệu mà nó mang lại.

Vài gợi mở để bạn suy ngẫm:

  1. Đâu là mục tiêu sống của bạn? Có bao giờ bạn nghĩ về việc trở thành một vị thánh? Vì sao hay lý do nào mà bạn lại không nghĩ tới?
  2. Ai là vị thánh mà bạn yêu mến và vì sao? Làm cách nào để bạn có thể trở nên giống ngài?
  3. Bạn đã có một kế hoạch để nên thánh chưa? Nếu rồi thì đó gì? Hoặc nếu chưa, thì kế hoạch đó nên gồm những gì?

Fr. John Riccardo

Chuyển ngữ: Giới Trẻ Chúa Cứu Thế Miền Nam

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết