Kế hoạch 5 bước của Đức Phanxicô cho một nền hòa bình lâu dài tại Colombia

Những câu trả lời của ĐTC Phanxicô ngày hôm qua 8/9 đối với những người đã phải chịu đựng đau khổ trong cuộc xung đột kéo dài 50 năm tại Colombia đã được chuẩn bị cẩn thận, trong đó bao gồm năm yếu tố then chốt để đất nước tiến lên phía trước trên con đường hoà bình. Chúng được áp dụng không chỉ đối với Colombia mà còn đối với bất kỳ bối cảnh nào sau cuộc xung đột.

Một cách để xây dựng chuyến viếng thăm mang tính chất xây dựng hoà bình của ĐTC Phanxicô đối với Colombia đó chính là Ngài hiện diện ở đó không phải là để xây dựng sự đồng thuận đối với một thỏa thuận hòa bình đầy sự tranh cãi, thậm chí là để dạy cho mọi người dân cách sống với nhau trong hòa bình.

Đó là một nhiệm vụ lâu dài và khó khăn hơn, đặc biệt là sau một thập kỷ dài của cuộc xung đột, khi mà những lời ai oán sâu kín vẫn còn day dứt rất lâu sau khi các thi thể đã được chôn cất và mọi tiền súng đều đã lặng câm.

Hòa bình đã được thỏa thuận: FARC (Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia) đã bàn giao vũ khí, và ELN (Quân Giải phóng Quốc gia) cũng đã đồng ý làm như vậy. Nhưng các điều khoản của nó vẫn còn gây nhiều tranh cãi: cử tri bỏ phiếu cho một cuộc trưng cầu dân ý vào năm ngoái – vốn đã thất bại trong việc đưa ra một “sự đồng thuận” đối với hiệp ước – dưới 40%. Nó chỉ tồn tại được bởi vì lệnh ngừng bắn đã được tổ chức trong khi một hiệp ước mới được sửa đổi qua loa đã khép lại thông qua cơ quan lập pháp đầy rạn nứt của Colombia, vốn hầu như chẳng ai vừa lòng.

Pope Francis embraces man who spoke during a national reconciliation prayer meeting at Las Malocas Park in Villavicencio, Colombia, Sept. 8. (CNS photo/Paul Haring) See POPE-COLOMBIA-RECONCILIATION Sept. 8, 2017.

Nhưng đó chính là lĩnh vực chính trị, vốn luôn luôn là cái nôi của những xung đột về lợi ích và quan điểm. Câu hỏi đặt ra cho Colombia là những bất đồng về hiệp ước sẽ diễn ra như thế nào, cho dù chúng sẽ chứa đựng và sản sinh những hoa trái, hay liệu chúng có bị phân tán và phân cực hay không. Và nếu như câu hỏi thứ hai: cho dù trong một xã hội vốn đã quen thuộc với bạo lực, đồng nghĩa với việc tiếp cận lại với vũ khí.

Năm ngoái, khi tôi chia sẻ với Đức Tổng Giám mục Địa phận Bogotá, ĐHY Rubén Salazar, vào đêm trước cuộc trưng cầu ý kiến về hòa ước, rõ ràng là Ngài rất mong muốn ĐTC Phanxicô sẽ tới thăm đất nước.

Bất kể kết quả là gì – và chính các Giám mục đã không đồng ý với hiệp ước này – ĐHY Salazar cho biết Colombia đã quyết định để bước đi trên con đường hoà bình. “Sự độc lập tuyệt đối và quyền lực đặc biệt” của ĐTC Phanxicô, ĐHY Salazar nói với tôi, chính là chìa khóa để Colombia ở lại trên con đường đó. ĐTC Phanxicô sẽ đến, ĐHY Salazar nói nói, “để đem đến cho chúng ta những yếu tố then chốt để chúng ta có thể bắt đầu xây dựng một quốc gia hoàn toàn khác – một đất nước mà trong đó tất cả chúng ta đều thích nghi”.

Đứng dưới hình ảnh xúc động của bức tượng chịu nạn tại Bojayá – những vết sẹo gây ra bởi bom đạn đối với bức tượng chịu nạn trong ngôi Thánh đường nơi mà FARC đã thảm sát hàng chục người dân vào năm 1982 – ĐTC Phanxicô đã cảm nhận như một sự kiện mới xảy ra ngày hôm qua, ĐTC Phanxicô đã đưa ra 5 thông điệp quan trọng vốn không chỉ là sự khôn ngoan của Ngài, nhưng còn là kết quả của những thập kỷ dấn thân cho hòa bình của Hội Thánh trên các tuyến tiền tuyến của người dân Colombia.

Tất cả các yếu tố này đã được ĐTC Phanxicô thêm vào và tạo nên 5 điểm trong việc kiến tạo hoà bình bền vững nói chung chứ không chỉ riêng đối với Colombia.

1.  Thừa nhận những vết thương

Xã hội không thể tiến lên phía trước trừ khi nó chấp nhận rằng bạo lực đã để lại những vết sẹo cho toàn thể xã hội. Hầu hết mọi người dân Colombia đều đã bị ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi vấn đề bạo lực, thậm chí ngay cả khi họ không sử dụng đến bất kì một khẩu súng hay một viên đạn nào; nhưng quan trọng hơn, xã hội nói chung đã bị tổn thương.

Bằng việc bắt đầu đề cập đến Colombia như “một vùng đất được tưới gội bởi máu của hàng ngàn nạn nhân” với “những vết thương khó có thể chữa lành và làm tổn thương tất cả mỗi người chúng ta” bởi vì “mọi cái chết tàn bạo đều hạ thấp chúng ta với tư cách là một con người”, ĐTC Phanxicô đã mời gọi một sự thừa nhận quan trọng, với một hệ quả rõ ràng: Tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng; tất cả chúng ta đều phải tìm ra một lối thoát.

 2. Xem những vết thương như sự cứu rỗi

Đề cập đến bức tượng chịu nạn tại Bojayá, ĐTC Phanxicô kế đến mời gọi mọi người chiêm ngắm Chúa Kitô nơi những vết thương đó. Cũng giống như cây Thánh giá đó, Chúa Kitô vừa như đang chịu đau khổ, lại vừa là nạn nhân của bạo lực. Thiên Chúa không nằm bên ngoài bóng đêm tối đen của Colombia.

“Ngài đã đến để chịu đau khổ cho con người và cùng với con người”, ĐTC Phanxicô nói, để cho thấy rằng hận thù không có quyết định cuối cùng và tình yêu mạnh hơn sự chết. “Ngài dạy chúng ta biến sự đau khổ trở thành nguồn sống và sự sống lại để rồi cùng với Ngài, chúng ta có thể học hỏi được sức mạnh của sự tha thứ, sự cao cả của tình yêu thương”.

Những vết thương không nên bị lãng quên hoặc chôn giấu; chúng có thể và phải được chuộc lại, để chữa lành và mang lại cuộc sống mới, và đồng phá vỡ vòng lẩn quẩn của sự thù hận.

ĐTC Phanxicô khen ngợi chị Luz Dary vì đã giúp tái xây dựng phẩm giá của các nạn nhân khác và đồng thời ghi nhận rằng hành động bước ra bên ngoài bản than này đã làm phong phú đời sống của chị và mang lại sự bình an và thanh thản cho chị. Phản ứng của Luz Dary về sự kế thừa của cuộc xung đột chính là mô hình tương lai của Colombia.

3. Công lý đích thực ít phụ thuộc vào việc đền bù thiệt hại hơn là sự biến đổi

Một trong những điểm mâu thuẫn gây tranh cãi tại Colombia, cũng giống như bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào khác, chính là vấn đề bồi thường cho những sự bất công. Không có sự đền bù nào có thể là đủ; khi giá cả quá cao, nó sẽ trở thành một sự trả thù và cái vòng lẩn quẩn này cứ lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, nó xúc phạm công lý tự khi chứng kiến những kẻ gây ra những tội ác khủng khiếp dường như lại được tưởng thưởng.

Để trả lời Deisy và Juan Carlos, ĐTC Phanxicô đang tái cân nhắc toàn bộ vấn đề công lý chứ không phải là vấn đề bồi thường thiệ hại – nếu có thể – nhưng là việc biến đổi. Bước đầu tiên để thay đổi đó là chấp nhận rằng điều đó là hoàn toàn có thể.

“Cũng có những hy vọng cho những người đã làm những việc sai trái”, ĐTC Phanxicô nói. “Đó chính là lý do vì sao Chúa Giêsu đến thế gian. Tất cả đều sẽ không bị hư mất”.

Điều mà công lý đòi hỏi, đó chính là “những kẻ gây ra những điều sai trái phải trải qua một sự đổi mới về luân lý và tinh thần”.

ĐTC Phanxicô không đề cập đến vấn đề phạt tù, tiền phạt hay các hành động biểu tượng liên quan đến việc bồi thường, vốn là những vấn đề tranh chấp trong hòa ước, nhưng nhấn mạnh điều thực sự quan trọng cho hòa bình lâu dài: đó chính là sự biến đổi cá nhân.

Tất nhiên, đây chính là điều mà tiến trình hòa bình đề cập đến – các lực lượng du kích và bán quân sự và sĩ quan quân đội thực hiện những hành động thú tội và các hành vi bồi thường công khai.

Một trong những điều đáng lưu ý nhất chính là thủ phạm chính của cuộc tàn sát ở Bojayá, được biết đến với cái tên “Mục sư Alape”, người mà vào tháng 9 năm 2015 đã trở lại ngôi làng để cầu xin sự tha thứ.

4. Tin vào khả năng hoán cải, thậm chí ngay cả khi nó không phải là hiển nhiên

Tuy nhiên, nhiều cựu du kích và những người tham gia tổ chức bán quân sự đã thú nhận những hành động sai trái của mình và cầu xin sự tha thứ, vẫn còn tồn tại một sự nghi ngờ rằng họ đang làm việc đó để bảo toàn tính mạng của họ hoặc để đạt được lợi thế về chính trị.

ĐTC Phanxicô đã thẳng thắn thừa nhận điều này, đồng thời đồng cảm với sự hoài nghi của hàng triệu người dân Colombia đã bỏ phiếu chống lại hiệp ước.

Họ đã gật đầu giận dữ khi ĐTC Phanxicô nói: “Có thể khó tin rằng việc thay đổi là hoàn toàn có thể đối với những người kêu gọi một hành động bạo lực tàn nhẫn nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự riêng của họ, bảo vệ những hoạt động bất hợp pháp của họ để họ có thể có được sự giàu có hoặc tuyên bố một cách không trung thực rằng họ đang bảo vệ cuộc sống cho các anh chị em của mình”.

Thực tế khó khăn là mọi người chỉ thay đổi một cách từ từ và vẫn chưa hoàn thiện. Một trong những nhà thương thuyết hòa bình hàng đầu của Giáo hội Colombia, linh mục Dario Echeverri, đã mô tả với tôi vào năm ngoái rằng những thay đổi mà Ngài đã chứng kiến nơi những người tham gia cuộc hội đàm ở Havana. 

Lúc đầu, linh mục Echeverri cho biết, họ nhận thấy mình như những nạn nhân của người khác, từ chối thừa nhận những hành vi sai trái của mình, nhưng dần dần đôi mắt của họ đã được khai mở bởi những lời chứng về những điều họ đã làm.

Để hướng đến việc bàn giao vũ khí, như họ đã làmvào hồi tháng 6, đòi hỏi phải có một sự thay đổi nội bộ đáng kể. Tuy nhiên, như linh mục dòng Tên Francisco de Roux, một nhà thương thuyết hòa bình khác trên các tiền tuyến của Colombia, đã chia sẻ với tôi, “chúng ta đang nói về những thay đổi nơi con người nơi đây. Điều đó là không thể như thể họ sẽ trở thành những vị Thánh ngay ngày hôm sau. Điều đó cũng giống như khi anh là một linh mục và một người đàn ông đến thưa với anh rằng ông ta đã uống rượu và lừa dối vợ mình – hẳn anh nhận ra rằng ông ta có ý tốt, nhưng đó chính là hai bước để thăng tiến và để quay trở lại. Việc thoát ra khỏi điều đó cần phải mất một khoảng thời gian”.

ĐTC Phanxicô đã đề xuất một cách chấp nhận sự thay đổi đó sẽ mất thời gian qua việc sử dụng hình ảnh của một cánh đồng trong đó có xen lẫn cả cỏ dại. “Hãy chăm sóc đồng lúa mì”, ĐTC Phanxicô nói, “và đừng để mình mất bình an vì đám cỏ dại”. Thậm chí ngay cả khi có những cảm giác đau đớn và sự trả thù vẫn còn tồn tại, hãy giữ cho những cánh cửa luôn luôn rộng mở, để mà những người sẵn sàng thay đổi có thể tìm đến.

Nhưng cuối cùng, đừng vứt bỏ đi phần thưởng hòa bình vì không phải tất cả mọi người đều sẵn sàng.

5. Không thể có công lý và Lòng thương xót nếu như không có chân lý

Cuối cùng, ĐTC Phanxicô nói, chân lý phải đi cùng với tiến trình này ở mọi giai đoạn. Việc từ chối chính là kẻ cũng như những đau khổ. Cuộc nội chiến ở Colombia là vô cùng phức tạp, xen lồng vào các lực lượng du kích những kẻ buôn lậu ma túy, các lực lượng bán quân sự với những chủ đất, và quân đội với các chính trị gia tham nhũng. Việc giải quyết vấn đề đối với các mạng lưới mờ ám này sẽ phải mất nhiều năm.

Nhưng trên hết, nó có nghĩa là thừa nhận những gì đã được thực hiện đối với các nạn nhân. “Chân lý có nghĩa là nói với các gia đình đã bị xâu xé bởi nỗi đau điều đã xảy ra với những người họ hàng thân thích đã mất tích của họ”, ĐTC Phanxicô nói. “Chân lý có nghĩa là thú nhận điều đã xảy ra với các trẻ vị thành niên đã được tuyển dụng bởi những kẻ bạo lực. Chân lý nghĩa là thừa nhận nỗi đau của những người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực và bạo hành”.

Thế nhưng chân lý phải dẫn đến sự tha thứ chứ không phải hành động trả đũa. Sau cùng, đó là một vấn đề đối với tâm hồn và ý chí con người – đó là lý do tại sao nó là một vấn đề tôn giáo. “Bây giờ là lúc để hàn gắn những vết thương, để xây dựng những cầu nối, để vượt qua những sự khác biệt”, ĐTC Phanxicô nói. 

Hòa bình sau cùng chính là một quyết định phản ánh các nguồn sức mạnh để tạo ra điều mà ĐTC Phanxicô gọi là “một nền văn hoá thực sự của cuộc gặp gỡ đầy tình huynh đệ”.

Hòa bình là một sự lựa chọn. ĐTC Phanxicô đến Colombia để nhấn mạnh rằng: hiện nay chính là thời khắc thuận lợi. Hãy nắm bắt lấy nó.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết