Hungary và Nga sẽ bảo vệ các Kitô hữu bị bách hại tại Trung Đông

Các nhà lãnh đạo Hungary và Nga đã đồng ý hợp tác bảo vệ các Kitô hữu bị bách hại, kể cả ở Syria bị chiến tranh tàn phá và các quốc gia Trung Đông khác. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã thảo luận về vấn đề này tại Budapest, nơi họ cũng đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo Giáo hội đến từ Trung Đông.

Kitô hữu tham dự một phụng vụ Phục sinh Chính thống ở Syria (AFP hoặc người cấp phép)

Các Kitô hữu tham dự nghi thức Phụng vụ Phục sinh của Giáo hội Chính thống tại Syria (Ảnh: AFP)

Phát biểu tại Budapest, Tổng thống Nga Putin đã bày tỏ sự lo ngại về một “cuộc di cư khổng lồ” của các cộng đồng Kitô giáo từ Trung Đông. Ông cho biết rằng các Kitô hữu phải đối mặt với sự bắt bớ và bị giết hại, bị hãm hiếp và bị cướp bóc.

Putin, người mà quân đội của ông phải đối mặt với những chỉ trích về hành vi tại các khu vực chẳng hnaj như Syria, nhấn mạnh rằng việc trợ giúp các Kitô hữu trong các khu vực xung đột hiện là “ưu tiên hàng đầu” đối với Nga.

“Chúng tôi cũng hợp tác với mọi bên liên quan tại Trung Đông và Bắc Phi. Chúng tôi nhận thấy rằng không thể chấp nhận được việc một số thành viên cộng đồng Kitô giáo có thể bị bức hại vì niềm tin tôn giáo của họ”.

Và ông tuyên bố rằng các lực lượng Nga đã trợ giúp các nhóm Do Thái và họ đã khôi phục các nhà thờ Hồi giáo ở khu vực hỗn loạn.

Tổng thống Putin đã cảm ơn thủ tướng Hungary vì đã tổ chức một cuộc họp mặt nơi mà tổng thống Nga đã có thể gặp gỡ các nhà lãnh đạo Giáo hội Trung Đông.

Các nhà lãnh đạo Giáo hội đã bày tỏ sự tuyệt vọng về tình trạng bạo lực nhắm vào các cộng đồng của họ. Điều đó đã thúc giục Putin cho biết rằng ông và những người khác theo dõi những sự việc đang xảy ra với các Kitô hữu tại Trung Đông với những giọt nước mắt.

Nhưng Đức Thượng phụ Ignatius Aphrem II của Giáo hội Chính thống Syriac cảnh báo rằng các nhà lãnh đạo chính phủ cần phải hành động nhanh chóng để ngăn chặn sự biến mất của Kitô giáo trong khu vực bị chiến tranh tàn phá. “Tình hình quả thực hết sức đáng báo động. Hẳn quý vị đã đã nghe nói rằng Iraq đã mất hơn 90% số Kitô hữu của mình”, Đức Thượng phụ Ignatius Aphrem II nói.

Nhiều người rời bỏ Syria

“Từ Syria, tôi có thể nói khoảng, hoặc hơn 50% đã rời bỏ đất nước. Lý do tại sao? Ai được hưởng lợi từ điều đó? Không phải chúng tôi và cũng không phải những người Hồi giáo ở các quốc gia của chúng tôi bởi vì sự hiện diện của Kitô hữu cũng rất quan trọng đối với họ”, Đức Thượng phụ Ignatius Aphrem II nói.

Thủ tướng Hungary Orbán cũng đã bày tỏ quan ngại về hoàn cảnh của các Kitô hữu. Nhưng ông cho biết một cách rõ ràng rằng ông không xem vấn đề di cư như là câu trả lời.

Thay vào đó, chính phủ của ông đã chi hàng chục triệu đô la để xây dựng các bệnh viện, trường học và nhà thờ để khuyến khích họ tiếp tục ở lại Trung Đông và các khu vực khác.

Ông Orbán cũng bày tỏ mối quan ngại đối với khoảng 125.000 người sắc tộc Hungarian ở Ukraine, nhiều người trong số họ thuộc về các Giáo hội Cải cách Công giáo và Hungary.

Ông Orbán khẳng định rằng Hungary đã phủ quyết một tuyên bố của liên minh NATO bởi vì nó không kể đến những hành vi phân biệt đối xử đối với các nhóm thiểu số. “Chúng ta phải làm gì trong tình huống này khi mà các nhóm sắc tộc thiểu số Hungary ở khu vực Carpathian phải chịu sự phân biệt đối xử và họ hiện đang phải sống dưới sự đe dọa?”, ông Orbán tự hỏi.

“Vì vậy, họ phải chịu sự phân biệt đối xử về mặt pháp lý, và khá thường xuyên, họ phải chịu sự tấn công về mặt thể lý. Và nếu như người dân Hungary chúng tôi chấp nhận tài liệu này, thì ít nhất chúng tôi muốn nhận được một số sự đảm bảo trong tài liệu này”, ông Orbán cho biết thêm.

Ngôn ngữ và giáo dục

 Chính phủ của ông Orbán tuyên bố rằng những thay đổi đối với luật giáo dục và ngôn ngữ Ukraine hạn chế quyền của các nhóm thiểu số. Kyiv cũng từ chối cho phép người dân tộc Hungary giữ hai quốc tịch.

Hungary đã cung cấp hàng ngàn hộ chiếu cho những người dân tộc Hung trong những năm gần đây.

Ông Orbán đãbảo vệ mối quan hệ của mình với Nga, bất chấp những lo ngại của phương Tây về các hành động quân sự của họ ở Ukraine.

Thủ tướng Hungary phản đối các lệnh trừng phạt quốc tế trừng phạt Nga.

Ông cũng cho biết Hungary phụ thuộc nhiều vào khí đốt và dầu mỏ tự nhiên của Nga và do đó muốn nối liền đường ống dẫn khí TurkStream để tăng các tuyến cung cấp.

Đường ống dẫn khí gây tranh cãi sẽ đi vòng qua Ukraine trong bối cảnh của sự căng thẳng chính trị đang diễn ra giữa Hungary và quốc gia láng giềng của nó.

Minh Tuệ (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết