Cuối cùng cần phải đi đến một khía cạnh của Thánh Thể, nói lên đặc ân và vinh quang của Kitô giáo, khác hẳn mọi tôn giáo: đó là sự tham dự của Hội Thánh vào phần rỗi đời đời của mọi người.
Một sự tưởng niệm vì Thiên Chúa
- Theo thư Hipri (7, 25) Đức Kitô luôn chuyển cầu cho ta, luôn nhắc nhớ Thiên Chúa, gây áp lực trên cõi lòng Thiên Chúa. Đây là một ngôn ngữ nhân hình. Nó không đúng vì Thiên Chúa không cần kinh nguyện đó nhớ và để thương xót. sự hiện diện của Đức Kitô tự nó có tính cách cứu độ rồi, vì nó là Mầu Nhiệm Cứu Độ loài người đã trở nên mầu nhiệm nằm trong đời sống Thiên Chúa, nó làm Thiên Chúa trở nên một mầu nhiệm hữu hiệu, mang lại Ơn Cứu Độ hơn là một lời kêu nài Thiên Chúa.
- Về Thánh Thể, còn một ngôn ngữ nhân hình nữa, nhưng ý nghĩa hơn: “sự tưởng niệm”.
- Theo Kinh Thánh, tưởng niệm là dấu chỉ cứu độ, nó nói với Thiên Chúa “xin hãy nhớ” và chuyển cầu trước nhan người. Có nhiều sự tưởng niệm: dâng lễ tế long trọng trước khi đánh trận, vị thượng tế đeo tên mười hai chi tộc khi vào Gian Cực Thánh. Tư tế trích một phần trong lễ vật, đốt cho hương thơm bay lên Thiên Chúa.
- Sự tưởng niệm là một sự nhắc nhớ cho con người và hơn nữa cho Thiên Chúa. Thế mà khi Thiên Chúa nhớ đến, sẽ có một cái gì xảy ra.
- Đức Giêsu trao gởi Thánh Thể như “sự tưởng niệm về Ngài”.
- Đây là sự tưởng niệm cho Hội Thánh, nhưng trước hết cho Thiên Chúa, một sự nhắc nhớ và một lời kêu gọi để Người can thiệp.
- Sự tưởng niệm được đặt để đó, cái chết được công bố trước mặt Thiên Chúa, cái chết đi liền với sự ngự đến vinh hiển. Thánh Thể là lời kêu gọi tha thiết, xin Thiên Chúa can thiệp để tôn vinh Con của Người, để Nước Trời đến. Hội Thánh cử hành Thánh Thể trước hết vì Chúa mình, để chương trình Thiên Sai được thực hiện.
- Nói theo ngôn ngữ các nhà thần học, Thánh Thể có một quyền cầu xin và nhận được Ơn Cứu Độ (khẩn đắc: un pouvoir d’impétration et d’obtention du salut). Nó hội nhập vào Hội Thánh lời chuyển cầu mà Đức Kitô không ngừng dâng lên trong chính mầu nhiệm Thiên Chúa. Tuy tự nó có quyền này, nó không thi thố quyền đó mà không có Hội Thánh. Sự tưởng niệm là tất cả hành vi Thánh Thể, trong đó dĩ nhiên Hội Thánh có phần của mình. Không có sự chuyển cầu Thánh Thể nào mà không có sự cộng tác cầu xin của Hội Thánh. Bí tích là một sự tưởng niệm hữu hiệu trong sự cử hành hiệp thông của Hội Thánh.
Hội Thánh dự phần vào công cuộc cứu độ:
- Khi cử hành Thánh Thể, Hội Thánh nên một với Đấng là sự cứu độ chúng ta, với Đấng đã chết vì mọi người, với cuộc Phục Sinh tức quyền năng cứu độ mọi người, và Hội Thánh nên hiền thê của Chúa mình trong Mầu Nhiệm Cứu Độ.
- Đức Kitô đã không chỉ có được quyền tha tội và ban sự sống đời đời, còn để cho Hội Thánh quyền phân phát, áp dụng các quyền đó để bổ túc công cuộc của Ngài. Không, công cuộc cứu độ chỉ có một và bất khả phân, nó được thực hiện trọn vẹn bởi Đức Kitô trong cuộc Vượt Qua và Ngài liên kết Hội Thánh vào đó. Hội Thánh và Đức Kitô không chia lãnh vực hoạt động, nhưng chỉ khác nhau ở chỗ Đức Kitô có quyền ưu tiên tuyệt đối, còn Hội Thánh tùy thuộc Đức Kitô hoàn toàn.
- Thánh Thể là bí tích của hôn lễ và của mẫu tính của Hội Thánh
- Kết hợp với Chúa mình, Hội Thánh mang nhiều hoa trái cùng với Ngài.
- Chẳng những cả Hội Thánh là mẹ mỗi người, mà nơi từng cá nhân. Hội Thánh cũng là mẹ các linh hồn, một kẻ tin và nói như thánh Têrêxa nhỏ cũng là mẹ các linh hồn, nhờ kết hiệp với Đức Kitô.
Bí Tích của chứng tá
Việc tông đồ của Hội Thánh phát triển theo hai chiều kích: chiều kích “chứng tá hữu hình” và chiều kích “chiều sâu”. Dưới hai khía cạnh này, Thánh Thể là bí tích của việc tông đồ.
- Chứng nhân là một người đã thấy và chứng thực (Phaolô: 1 Cr 9, 1). Thánh Thể là bí tích quang lâm, bí tích của cuộc Đức Kitô ngự đến và cuộc gặp gỡ Đức Kitô trong sự Phục Sinh của Ngài. Thánh Thể là sự tấn phong các chứng nhân. Kẻ hiệp lễ sống trong sự gặp gỡ, họ biết và nói điều mình thấy (x. 1 Ga 1, 3).
- Để khơi lên đức tin Kitô Giáo, nói chưa đủ. vì đức tin còn hơn một sự biết. Tin là người ta đặt niềm tin vào một người nào đó: không phải vào chứng nhân mà vào Đức Kitô.
- Để tin như thế, phải nghe đích thần Đức Kitô (Rm 10, 14) hoặc chứng nhân phải là kẻ trung gian sự hiện diện và sự gặp gỡ Đức Kitô. Tử đạo là chứng nhân ưu việt, vì họ là sự trong sáng của khuôn mặt Vượt Qua. Thánh Phaolô hiểu mình là trung gian sự hiện diện của Đức Kitô Vượt Qua (2 C 4, 10). Thế mà, Thánh Thể là sự hiệp thông đồng nhất hóa với Đức Kitô trong sự chết và sự Phục Sinh của Ngài.
Những chiều sâu của việc tông đồ:
Tuy cố làm chứng đã hơn 2000 năm. Hội Thánh không sao đạt tới mọi người được. Mà dù có đạt thì vẫn còn những giai đoạn đầu tiên thuộc lịch sử Hội Thánh, trong đó nhiều người đâu có được nghe đến Tin Mừng, Ơn Cứu Độ của con người không thể tùy thuộc một mình chứng tá của Hội Thánh, một mình việc tông đồ bên ngoài.
- Hội Thánh biết một việc tông đồ chiều sâu, đó là việc tông đồ của Đức Kitô, Đấng đã xuống đáy mọi sự để làm viên mãn vạn sự (Ep 4, 9). Giữa lòng trần gian có cái lò phổ quát, có Đức Kitô Vượt Qua là biến cố cứu độ. Tuy nhiều người không biêt Ngài, Ngài là cận nhân của mọi người, là nguyên lí trong đó họ được tạo dưng, là sự viên mãn của Thiên Chúa đang tìm cách đổ tràn trên họ., Chính nơi Ngài, tuy không biết, họ múc lấy những hối hận, những ước muôn tốt lành, những chon lựa của mình, cho đến ngày họ để mình được thanh tẩy trong sự hiệp thông với cái chết của Ngài, khi họ chết.
- Thiên Chúa hiện diện trong trần gian và tác động trong trần gian ở nơi đó ở trong Đức Kitô vinh quang.
- Người là lúc đầu và là tận điểm sự tạo thành khi cho sự viên mãn đậu lại nơi Đức Kitô, biến Ngài nên trưởng tử giữa mọi thọ sinh.
- Ngài là vị cứu thế và tạo thành phổ quát nơi con của Người, khi tất cả thần tính đậu lại nơi Ngài
- Chính vì thế, Đức Kitô đã thực sự chết và phục sinh vì mọi người, đã hiện hữu từ đầu nhân loại đến nay.
- Vậy, không phải chỉ một mình Hội Thánh được cứu độ. Nhưng như Thánh Thể làm chứng, chỉ một mình Hội Thánh ngay khi tai thế đã gặp đỉnh cao, gặp trung tâm nơi Đức Kitô là cận nhân của mỗi người vì phần rỗi của họ. Thánh Thể sáp nhập tín hữu vào Đức Kitô trong sự gần gũi mọi người. trong biến cố cứu độ mọi người.
- Tuy chỉ được Kitô hữu cử hành, Thánh Thể không khép kín họ vào mình mà nối kết họ với lương dân. Nhờ Thánh Thể, họ đi vào hiệp thông với những kẻ không hiệp thông với tấm bánh Thánh Thể. Họ nên cận nhân của mọi người. Thánh Thể, mầu nhiệm ở bên trong Hội Thánh, là dây sự thuộc về trần gian và mang lại cho kẻ tin đặc ân của một sự gần gũi phổ quát.
- Kết hợp với Đức Kitô trong cái chết, nơi Ngài ở trung tâm trần gian, Kitô hữu cùng với Đức Kitô có thể chi phối trên quyết định và số phận đời đời của con người. Hiệp thông với Đức Kitô, Hội Thánh trở thành cây nho phổ quát của Ơn Cứu Độ đời đời.
Bởi đó, có lúc Thánh Thần linh ứng cho một số tín hữu đạo hạnh niềm ước muôn lo cho phần rỗi mọi người thuộc mọi thời mọi nơi, bất chấp những cản trở của không gian và thời gian. Những người này chính là sự ưng thuận với đặc ân được ban cho Hội Thánh và họ được nhậm lời trong tất cả mức lường của lòng thành thực của họ. Thánh Thể là bí tích của một việc tông đồ vô giới hạn.
Ta không nên nhắc lại đặc ân này cho những vị cử hành Thánh Thể sao, nhất là vào những năm nghi ngờ này, khi nhiều Kitô hữu không còn biết căn tính mình và mất niềm tự hào về danh xưng Kitô Hữu của mình? Công đồng Vaticanô II đã lấy lai lời một tác giả thuộc thế kỉ thứ ba: “Linh hồn tôi đối với thể xác thế nào, thì Kitô hữu đối với trần gian cũng vậy”. Tin điều đó là chính hành vi tin của Kitô Giáo, tin rằng Thiên Chúa đã nhập thể trong trần gian vì phần rỗi mọi người và do đó Đức Kitô là linh hồn và ánh sáng trần gian, đến độ ngay cả các môn đồ Ngài cùng với Ngài là linh hồn và ánh sáng cho trần gian.
Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.
trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua”
(còn tiếp)