Hội Thánh Thánh Thể - Khuôn mặt Thánh Thể của Hội Thánh (1)

Phục Sinh là lễ hiệp thông (của Đức Kitô, của Cha, của các tín hữu). Thánh Thể là sự cử hành có tính cách bí tích của lễ ấy, ơn của nó là sự hiệp thông, là lòng mến.

Một Hội Thánh yêu thương:

  • ‘Đức Kitô tặng điều quí giá’: trong bí tích Ngài, Đức Kitô tặng Hội Thánh điều mà không người yêu nào tặng được: cho Hội Thánh nên một với Ngài, chia sẻ sự chết và sự chào đời của Ngài là điều riêng tư nhất, không thể chia sẻ nhất của Ngài. Hôn lễ này ở trong tình yêu tuyệt đối và thuộc thế giới cách chung. Thánh Thể cử hành khoảnh khắc này trong thời gian để đổ đầy nó bằng sự viên mãn tương lai và để đời sống Hội Thánh được nắm bắt tối đa bởi khoảnh khắc đó.36165_hostia-628x794
  • ‘Hội Thánh yêu mến lại’: Hội Thánh hiệp thông với Đức Kitô trong việc chết cho xác thịt giới hạn và khép kín, trong sự dẹp trừ mọi sự ích kỉ. Hội Thánh chia sẻ đời sống cõi trời của Đức Kitô trong đó Ngài sống lai trong Thánh Thần là mãnh lực yêu thương vô biên. Ngài uống rượu mới là Thánh Thần, trong đó Thần Khí tình yêu ngự trị cách tối thượng.
  • Hội Thánh yêu mến kẻ gần người xa: khi cho con người được yêu mến, Thánh Thể cũng thu xếp tình mến: kẻ tin được hiệp nhất trong lòng mến nảy sinh từ cuộc Vượt Qua của Đức Kitô, trong cái chết cho mình và trong tình mến thánh thiện.
  • Trước hết họ yêu mến những kẻ cùng chia sẻ một bàn tiệc ‘Đức Giêsu bảo Phêrô, Gioan yêu thương như Ngài đã yêu thương họ’.
  • Nhưng họ cũng lo đến mọi kẻ họ có thể giúp đỡ, họ nhớ mọi kẻ ở xa trong “kinh nguyện phổ quát” và trong sự chia sẻ.
  • Mãnh lực tập trung họ vào một điểm là thân mình Đức Kitô và biến cố cứu độ, cũng đồng thời mở ngỏ và phổ quát hóa Hội Thánh.

Một Hội Thánh tin và biết:

Trong cuộc gặp gỡ Thánh Thể, Hội Thánh nhận những ơn đức tin rất quí giá:

  • Vì tin luôn do sự gặp gỡ, sự gắn bó với Đức Kitô, nơi Ngài Thiên Chúa là ơn cứu độ của ta. Thánh Thể là bí tích của sự gặp gỡ, sự tiếp đón, do đó là bí tích của đức tin.
  • Thánh Thể là bí tích sự bền đỗ, là lương thực của các tử đạo và khi không có đổ máu, Thánh Thể giúp đức tin diễn tả thành một chứng tá tột cùng.
  • Thánh Thể giúp tránh sự bất tín, cơn cám dỗ của những thời thiên sai.
  • Khi lí trí dụ dỗ người Kitô hữu xa rời Đức Kitô để theo sự thật của nó, khi những ánh sáng của lí trí lịm tắt, nhờ Thánh Thể Kitô hữu vẫn gắn bó với Đức Kitô là sự thật sâu xa hơn: Ông Simôn Phêrô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. (Ga 6, 68) và vẫn giữ được sự hiệp thông. Không có luận cứ nào đánh đổ được sự hiệp thông ‘như thánh Têrêsa nhỏ khủng hoảng, nghĩ rằng chết là hết, nhưng vì chị yêu mến, chị vẫn tiếp tục tin’.
  • Là vì trong cuộc gặp gỡ của Thánh Thể, Kitô hữu nhận được Thánh Thần là ngọn nguồn đức tin, vì Người là sự hiệp thông.
  • Và vì là một cuộc cử hành do lòng mến, Thánh Thể là nơi ưu tuyển để Thiên Chúa công bố Lời và con người đón nhận Lời. Trong Thánh Thể Thiên Chúa nói và làm cho mình được nghe thấy.
  • Trong Thánh Thể, chính Đức Kitô, Đấng đã không ngừng tin vào Cha, ưng thuận với Cha, với ý định Cha, chìa sẻ đức tin của Ngài với các kẻ hiệp lễ. Vì tất cả tính cách làm con của Ngài đã diễn tả ra trong việc tin nơi Cha. Phục Sinh, đôi với Ngài, là chóp đỉnh tư cách làm con ấy. Từ đây Ngài sống trên đỉnh cuộc đi lên cùng Cha, trong hành vi Vượt Qua khôn sánh của đức tin Ngài. Thánh Thể là bí tích lan truyền Đức Kitô Phục Sinh và đức tin Ngài. Mọi cuộc cử hành Thánh Thể là một lễ vọng Phục Sinh, trong đó “ánh sáng Đức Kitô” rực chiếu giữa các tín hữu.

Đức tin này sáng láng, mang lại sự hiểu biết:

  • Nó không phải là một bức màn, nhưng là một sự mở màn không hoàn toàn, một áng sáng dịu nhẹ bởi thân phận thế tục. bởi con mắt chưa mở hẳn của ta. Nó không là sự mù quáng chấp nhận một lời nói, nhưng là sự gắn bó và hiểu biết nảy sinh trong cuộc gặp gỡ, trong sự bắt đầu chiếm hữu nhau. Nó không nhìn bằng những con mắt nội tâm, những con mắt của cõi lòng hiệp thông. Thánh Thể là bí tích của sự hiểu biết, của mầu nhiệm Vượt Qua, một mấu nhiệm vừa là sự ban mình vừa là sự mặc khải, nó mặc khải vì nó là sự ban mình “Họ nhận ra Ngài khi Ngài bẻ bánh” (Lc 24, 35).

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua

(còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết