‘Hội Thánh nên thân mình Đức Kitô chết và sống lại, khi cùng chết và cùng sống lại với Ngài’
Để nên một thân mình với Đức Kitô, Kitô hữu phải cùng chết và sống lại với Ngài, những người yêu ở trần gian ước mơ mà không sao nên một với người mình yêu được, vì phải biết sinh ra với người ấy, và chết cái chết của người ấy.
- Thánh thể là sự hiệp thông với “Mình bị nộp và máu để ra”. Nó sát nhập Hội Thánh vào Đức Kitô qua sự chia sẻ với cái chết và sự chào đời vĩnh cửu của Ngài, qua việc sống biến cố cứu độ, tức việc cử hành cuộc vượt qua độc nhất của Đức Kitô. Nhờ thế, như Thánh Thể đối với Hội Thánh, Hội Thánh nên mầu nhiệm cứu độ cho trần gian. Hội Thánh vừa được cứu vừa cứu độ.
- Hội Thánh chỉ được cứu khi chia sẻ cái chết vinh hiển này. Nếu Đức Kitô chịu chết thì Ngài không có ảnh hưởng gì, vì Ngài không thể chết thay tôi, vì sự khốn cùng của tôi là chính tôi trong sự tự lập, chỉ tôi ra khỏi đó được. Đức Kitô chỉ chết vì tôi, nếu cái chết của Ngài ngược với sự khốn cùng, sự khép kín của tôi, và nếu Ngài ban mình cho tôi trong sự chia sẻ với cái chết giải phóng của Ngài (Cl 2, 11…). Đức Kitô cứu bằng cách cưới (épouser), trong cái chết trong đó Cha Phục Sinh Ngài.
- Thánh Thể được cử hành mọi lúc mọi nơi để đem Hội Thánh tản mát về một lúc độc nhất: về với Đức Kitô và biến cố Vượt Qua. Đó là cách Đức Kitô phát huy chính mình và phát huy ơn cứu độ trong trần gian: bằng cách quy tụ mọi người trong Ngài và trong cuộc Vượt Qua của Ngài.
- Khi cử hành thánh lễ, Hội Thánh trở thành thánh lễ được Đức Kitô cử hành, trở thành hy tế độc nhất xâm nhâp lịch sử đến ngày cả nhân loai được Đức Kitô dâng lên Cha như một hy tế phổ quát.
- Kitô hữu sống Thánh Thể hằng ngày: nhờ bí tích, tất cả đời sống mỗi kẻ tin vươn lên tới tầm độ Thánh Thể. Kitô hữu đang cử hành thánh lễ khi cố gắng, khi sống đức tin có lúc gian khó, khi sống bác ái, chịu đựng thử thách cho đến lúc cử hành cuối cùng, tức “cùng chết” với Đức Kitô để sống lại trong Ngài.
- Thánh Thể giúp người ta tử đạo: Hội Thánh những thời đầu đã thấy Thánh Thể là bí tích của chứng tá tột cùng, thấy vị tử đạo là người cữ hành Thánh Thể đích thực. Mầu Nhiệm Vượt Qua nằm ở nguồn gốc sự tử đạo, là hậu quả và kết cuộc của việc cử hành Thánh Thể. Kitô hữu nhớ họ uông chén Máu Chúa mỗi ngày để chính mình có thể đổ máu vì Đức Kitô.
- Thánh Thể kêu gọi tới sự tử đạo, mà cũng ban ơn chịu sự tử đạo. Sau khi chết vì Chúa, họ xứng đáng được đặt dưới bàn thờ, vì họ là sự cử hành tột cùng của mầu nhiệm thánh lễ.
- Thánh Thể là mốt lời kêu goi nên thánh. Không kẻ hiệp lễ nào được nói mình đã quảng đại hết mức. Vì không có sự giới hạn trong sự thánh thiện của sự chết của Đức Kitô và trong quyền năng thánh hóa của cuộc Phục Sinh nhưng không cần thánh mới cử hành thánh lễ được, bởi thánh lễ được thiết lập vì những con người yếu đuối. Họ chỉ cần có thiện chí, mở miệng và ưng thuận với ơn ban vô tận, trong một ước muốn họ cố làm cho nên hoàn toàn, xứng với ơn ban.
Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.
trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua”
(còn tiếp)