Các nhà lãnh đạo Zimbabwe và đại diện của các tổ chức học thuật và phi chính phủ khác nhau đã tham dự ‘Hội nghị quốc gia về Nạn buôn người 2019’ và cam kết ‘cộng tác’ cùng với các cơ quan chính phủ để chống lại tai họa của ‘nạn buôn người’ (TIP).
Trong số các nghị quyết quan trọng mà các đại biểu đưa ra đó chính là quyết định cam kết nghiên cứu và hợp tác nhiều hơn, mà theo họ là vô cùng quan trọng trong việc chống lại một trong những tội ác ghê tởm nhất trên trái đất vốn ảnh hưởng đến hàng trăm nạn nhân nam nữ đang tuyệt vọng.
Hội nghị gần đây được tổ chức tại Harare tại Đại học Dòng Tên Arrupe: Diễn đàn Châu Phi về Giáo huấn xã hội Công giáo (AFCAST) hợp tác với Đại học Nottingham của Vương quốc Anh.
Những người sống sót chia sẻ câu chuyện của họ
Rất nhiều câu chuyện được chia sẻ bởi những nạn nhân sống sót của nạn buôn người đã đánh động tâm hồn của các đại biểu và đồng thời thúc đẩy lời kêu gọi đối với sự nhận thức rõ hơn về nạn buôn người đối với các thành viên của công chúng.
Giải thích về công việc của Ban thư ký TIP của Zimbabwe, Chiedza Bindu, cho biết rằng nạn buôn người “là một hiện tượng phức tạp bởi vì nó liên quan đến rất nhiều tội ác”. Do đó, hành động, mục đích và phương tiện là vô cùng quan trọng trong việc xác định cách thức giải quyết đối với các trường hợp khác nhau đã thực hiện.
Liên Hợp Quốc định nghĩa tội ác của nạn buôn người như là “việc tuyển dụng, vận chuyển, chuyển nhượng, chứa chấp hoặc tiếp nhận người, bằng cách đe dọa hoặc sử dụng vũ lực hoặc các hình thức cưỡng chế khác, bắt cóc, lừa gạt, lừa đảo, lạm dụng quyền lực hoặc lợi dụng vị thế dễ bị tổn thương hoặc cho hoặc nhận các khoản thanh toán hoặc lợi ích để đạt được sự đồng ý của một người có quyền kiểm soát người khác, vì mục đích lợi dụng bóc lột”.
Bà Dadirai Chikwekwete, tại Diễn đàn Châu Phi về Giáo huấn xã hội Công giáo, đã khen ngợi các nạn nhân của nạn buôn người vì sự dũng cảm của họ trong việc chia sẻ những câu chuyện và cam kết “ủng hộ” việc chống lại tội ác này.
Nạn buôn người là một tội phạm phức tạp
Bà Anna Medeiros, Điều phối viên về Di cư và Phát triển của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) nhấn mạnh quan điểm rằng “việc nhận thức những gì đủ điều kiện là việc buôn người có thể khá phức tạp và đôi khi có thể liên quan đến các tội phạm khác; do đó những quan niệm sai lầm về tội ác này là khá phổ biến”, bà giải thích.
Bà giải thích thêm về động lực di cư và nạn buôn người bằng cách lưu ý rằng “bản thân quá trình di cư có liên quan đến những sự rủi ro đối với những người di cư chẳng hạn như mất giấy tờ, những bệnh tâm lý nghiêm trọng và việc bị lợi dụng bóc lột”.
Cảnh sát Cộng hòa Zimbabwe kêu gọi sự hợp tác lớn hơn
Trong các cuộc thảo luận tại hội nghị, các đại biểu nói chung đồng ý rằng mặc dù cả nam và nữ đều có thể trở thành nạn nhân, “nhưng cần chú ý nhiều hơn để hỗ trợ phụ nữ” bởi vì các số liệu hiện tại phản ánh về tính dễ bị tổn thương của họ.
Bất chấp sự phức tạp trong việc xác định và phát hiện nạn buôn người, Cảnh sát Cộng hòa Zimbabwe kêu gọi tất cả các thành viên của cộng đồng và các bên liên quan hợp tác với Cảnh sát “để phát hiện và báo cáo các trường hợp buôn người”.
“Chúng ta hãy làm việc như một đội ngũ, chúng ta đừng chỉ tay vào bất kỳ ai – chúng ta có thể cùng nhau giải quyết nạn buôn người”, theo Maria Phiri thuộc Cảnh sát Cộng hòa Zimbabwe cho biết.
Phá vỡ văn hóa của sự im lặng
Thuyết trình về những nỗ lực được thực hiện bởi Hội đồng Giám mục Công giáo Zimbabwe, Thư ký Ủy ban Giáo dục trực thuộc HĐGM, Nữ tu Theresa Nyadombo, cho biết rằng xã hội “phải phá vỡ văn hóa của sự im lặng”. Sơ Nyadombo nhận xét rằng “tất cả mọi người phải phá vỡ văn hóa của sự im lặng. Chúng ta phải có nhận thức về nạn buôn người, một mạng lưới bao gồm tất cả mọi người đóng vai trò của họ trong việc chấm dứt vấn nạn này và thứ vũ khí quan trọng đó chính là giáo dục nơi mà chúng ta có thể thúc đẩy các giá trị hòa bình, tình yêu và trách nhiệm”, Sơ Nyadombo nói, đồng thời cũng cho biết thêm rằng nơi một đất nước có nền kinh tế suy yếu, ngày càng có nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, có chiều hướng sa vào những tội ác chẳng hạn như lao động cưỡng bức và nạn buôn người.
Hội thảo có sự tham gia của nhiều quan chức chính phủ cấp cao, các tổ chức phi chính phủ, đại diện Giáo hội, thành viên của các đoàn ngoại giao và các quan chức của Đại học Nottingham tại Vương quốc Anh.
Zimbabwe đã đưa ra Đạo luật buôn bán người vào năm 2014.
Minh Tuệ (theo Vatican News)