Học từ người nghèo trong thời khủng hoảng

NgheoThời gian khủng hoảng là cơ hội tốt để tự đánh giá. Khủng hoảng làm chúng ta phải đối diện với cái mà các triết gia gọi là “vấn nạn hiện sinh”. Khi thế giới chúng ta đang đối diện với cơn dịch bệnh hiện nay làm cho cuộc sống của chúng ta ngừng lại, nhiều người đặt câu hỏi tại sao, thế nào và ở đâu cho cuộc sống.

Chúng ta hoang mang vì trong một nháy mắt cuộc sống chúng ta đã thay đổi. Chúng ta đã có quá nhiều cái ‘tự nhiên’ mà có: cuộc sống, sức khoẻ, gia đình, bạn bè, nơi làm việc, hệ thống tài chính, nhà thờ, dịch vụ xã hội, quyền lợi và sự tự do, vv…

Chỉ trong vài ngày, điều đối nghịch đã lấy đi những cái sẵn có của chúng ta và bắt chúng ta phải tuân theo quy luật mới. Chúng ta hi vọng sẽ tạm thời thôi, nhưng vẫn là quy luật mới. Sợ hãi lan tràn khi chỉ một hơi thở tự nhiên thôi cũng có thể đem chúng ta tời gần cái chết hơn.

Tuyệt vọng bắt đầu khi lương thực và việc làm trở nên khan hiếm. Sự ngờ vực thống trị khi chúng ta chứng kiến chính quyền từ từ đánh vào những tự do mà khó khăn lắm mới có được, cả sự tự do tôn giáo (ví  dụ: đóng cửa nhà thờ, cấm tụ tập cử hành việc thờ phượng…), nhân danh vì lợi ích chung của cộng đồng. Cách ly xã hội, tự nguyện hay áp đặt,  làm cho chúng ta mất phương hướng.

Khi tôi chứng kiến những phản ứng và nghe những trao đổi về tình trạng hiện nay, tôi thấy chung một dòng suy nghĩ: mất mát. Ý thức về những gì chúng ta đang mất hay những gì chúng ta đã mất đang gia tăng cực cao. Những gì mất mát có lấy lại được không? Đời sống rồi sẽ trở lại “bình thường”? Sẽ còn bao lâu nữa?

Chúng ta  mong mỏi trở lại thời mà mọi cái đều sẵn có cho chúng ta. Vậy đời sống mới dể dàng và dể chịu hơn. Chúng ta mong mình có thể điều khiển cuộc sống mình nhiều chừng nào có thể. Chúng ta nghĩ không bị hạn chế khiến chúng ta cảm thấy con người hơn.

Một lần nữa, những gì mất mát có lấy lại được không? Đời sống rồi sẽ trở lại “bình thường”? Sẽ còn bao lâu nữa? Tôi nghi ngờ những ai cho những câu trả lời dễ dàng và quá nhanh cho các câu hỏi này. Cho dù nếu đây là cơn khủng hoảng ngắn hạn, không có gì ngăn cản khiến chúng ta có thể không phải trải qua một lần nữa trong một tương lai gần hay điều nào đó khác nhưng đặt chúng ta vào trạng huống tương tự.

Hàng triệu người trên thế giới, và trong nước, chúng ta đang cảm nghiệm sống trong điều kiện mất mát như thực trạng mà họ trải qua trong cuộc sống từng ngày. Người nghèo, người yếu, người bị tước đoạt, người bệnh, người tị nạn và người đang bị giam cầm không sống và không thể sống như thể mọi thứ đã có sẵn.

Khi một người không thể có mọi thứ như có sẵn: cuộc sống, lương thực, sức khoẻ, tự do, hoà bình, việc làm, không gian riêng tư, bè bạn, họ không có chọn lựa nào khác là bám lấy vào những gì khiêm tốn nhất mà họ có thể có được. Khi một người sống mà không được những đặc ân tiêu biểu cho cuộc sống của nhiều người trong hoàn cảnh sung túc giàu có, họ phải chọn phê bình những dư thừa khiến chúng ta không còn quan tâm đến những cái thiết yếu.

Xin hiểu cho tôi. Tôi không lãng mạn hoá cái nghèo, hay bệnh tật, hay đau khổ. Tôi chỉ đơn thuần đề nghị là trong thời khủng hoảng này, chúng ta cần những người hướng dẫn cho hành trình, những người nam hay nữ kín múc từ nguồn của  tranh đấu và bị tước đoạt của họ để giúp chúng ta vượt qua những khó khăn của thời khắc hiện tại và giúp chúng ta gặp gỡ lại chính bản chất con người của chúng ta.

Người nghèo, người yếu, người bị tước đoạt, người bệnh, người tị nạn và người đang bị giam cầm thường là những người khi mọi sự tốt đẹp nhiều người trong chúng ta bỏ quên hay chối từ. Đó là tội xã hội của chúng ta và chúng ta cần hoán cải. Thật mâu thuẫn là trong thời khủng hoảng, có lẽ là những người thích hợp hơn để hướng dẫn chúng ta. Qua họ, chúng ta tìm thấy những con đường đáng ngạc nhiên để gặp gở Thiên Chúa.

Chúng ta hãy đặt mình dưới chân của những người nghèo, những người yếu đuối để học nơi họ trong thời khủng hoảng này. Sau cùng, Chúa Giêsu mời chúng ta gặp gỡ Ngài trong họ.

Hoffman Ospina

Giáo sư phụ khảo về Thần Học và Giáo Dục Tôn Giáo tại Boston College, Boston

Đăng trong The Pilot, Boston’Catholic Newspaper,

Friday, April 3, 2020, Vol. 191, No. 14, trang 14.

Josephine Trần chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết