Thỏa thuận Tòa Thánh - Trung Quốc bị chỉ trích gay gắt

Những sự cưỡng bức và hạn chế mà cộng đồng Công giáo hầm trú phải chịu đựng đã châm ngòi cho sự chỉ trích đối với thỏa thuận Tòa Thánh – Trung Quốc. Trong khi trên thực tế, các kênh liên lạc giữa Rome và Bắc Kinh đại diện cho một công cụ hiệu quả đối với việc dần dần giải quyết những vấn đề hiện vẫn còn trên bàn thảo luận. 

e3235fca-ec48-11e8-9981-6806a8fc75b0_9e10e19c-ec10-11e8-b54e-bdd77fc02cfe_Clipboard-14796-kPo-U11201194531034ypH-1024x576@LaStampa.it-RUjNVoj4IdtUPe0tFVfcQtJ-1024x576@LaStampa.it

Nếu như ĐTC Phanxicô “sai lầm” trong việc chấp nhận một thỏa thuận với Trung Quốc về việc đề cử các giám mục, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen Ze-kiun) hy vọng rằng chính Ngài sẽ thừa nhận “sai lầm của mình”. Và nếu như điều đó không xảy ra, vị Hồng y 86 tuổi hy vọng “rằng vị Giáo Hoàng kế tiếp sẽ chỉ ra sai lầm” gây ra bởi người tiền nhiệm của mình. Sau cuộc chiến mang tính ngăn chặn của mình chống lại thỏa thuận đó đã không đạt được hiệu quả mong muốn, vị nguyên Giám mục Hồng Kông đã trù hoạch những nhu cầu của mình đối với viễn cảnh tương lai và đối với Mật nghị Hồng y tiếp theo. ĐHY Zen giao phó cho một số Giáo Hoàng sắp tới mong muốn của mình để xem xết các bước được thực hiện bởi Tòa Thánh liên quan đến “hồ sơ” Trung Quốc trong suốt Triều đại Giáo Hoàng của ĐTC Phanxicô đã bị bác bỏ như là sự hiểu lầm ngẫu nhiên và có thể đảo ngược.

Vị Hồng y Hồng Kông thuộc Dòng Salêdiêng đã bày tỏ mong muốn của mình trong một cuộc phỏng vấn gần đây được công bố trên Ucanews, trong đó ngài thừa nhận rằng trong bất kỳ trường hợp nào, quyết định cuối cùng đều tùy thuộc vào Đức Giáo Hoàng, và đồng thời kêu gọi “các huynh đệ tại đại lục” hãy can đảm, và “đừng nổi loạn” . Trong khi đồng thời, ngài quả quyết đối với việc đưa ra những cáo buộc – vô nghĩa khi họ vu khống – đối với các cộng tác viên của Đức Giáo Hoàng (bắt đầu với Đức Hồng y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, ĐHY Pietro Parolin).

Hai tháng sau khi ký kết thỏa thuận, và thậm chí là trước khi được áp dụng và đo lường bằng các hiệu ứng cụ thể của nó, thỏa thuận tạm thời giữa Tòa Thánh và chính phủ Bắc Kinh về những đề cử tương lai đối với các giám mục Trung Quốc tiếp tục bị chỉ trích mạnh mẽ và đã bị vùi dập thậm chí ngay cả bởi các phương tiện và chính trị phương Tây. Mới đây, được dẫn đầu bởi nghị sĩ bảo thủ David Amess, một nhóm người Công giáo đến từ Anh Quốc – nơi mà các giám mục Anh giáo được Nữ hoàng Elizabeth bổ nhiệm – họ đã bày tỏ ‘sự thất vọng sâu sắc của mình’ thông qua tờ tuần báo The Catholic Herald của Anh đối với thỏa thuận tạm thời của Tòa Thánh, mà trong đó ý kiến của họ sẽ cho phép “chính phủ vô thần chính phủ Trung Quốc” giữ vai trò trong việc lựa chọn đối với các giám mục Công giáo, tại một thời điểm khi mà các tín hữu Công giáo Trung Quốc hiện đang “phải chịu đựng sự đàn áp gay gắt nhất trong nhiều thập kỷ”.

Hành trình của Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn

Những người chìm đắm trong thỏa thuận tạm thời giữa Trung Quốc và Tòa Thánh dựa vào những trường hợp áp đặt liên tục do bộ máy chính trị địa phương gây ra cho các thành viên của các gọi là các cộng đồng Công giáo Trung Quốc “hầm trú” (những người tìm cách thoát khỏi những quy tắc và sự kiểm soát được áp đặt bởi chính sách tôn giáo của chính phủ). Ngày 9 tháng 11 vừa qua – hãng tin Ucanews cho hay – một số thành viên của bộ máy chính trị đã đến và bắt giữ Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn, (Shao Zhu-min), Giám mục phụ tá Địa phận Ôn Châu, vốn không được chính phủ công nhận, và cho biết rằng họ mời ngài đi “làm việc” khoảng 10 ngày, mà có lẽ là họ sẽ cố gắng ép ngài phải chấp nhận các thủ tục và công cụ của chính sách tôn giáo của chính phủ. Các linh mục thuộc cộng đồng hầm trú của thành phố xác nhận rằng các viên chức của bộ máy chính phủ đã không thực hiện cách đối xử gây hấn đối với Đức Cha Shao, người sẽ sớm trở về Địa phận của mình. Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn – Ucanews cũng xác nhận – đã tự đồng ý với các quan chức về ngày bắt đầu chuyến đi này, yêu cầu họ hoãn lại cho đến ngày 9 tháng 11 để có thể thực hiện các cam kết đã được sắp xếp trước đó.

Khi đối mặt với những vụ việc tương tự như Đức Giám mục Shao, một số người nổi tiếng cứng rắn trong các cuộc đàm phán Trung-Vatican dường như không thể kìm hãm một chút hưng phấn nào đó, trong khi họ tiếp tục miêu tả công việc của các vị đại diện của Tòa Thánh như là một biểu hiện của sự quy phục đối với bộ máy chính quyền vốn ngược đãi các cộng đồng Công giáo Trung Quốc. Họ cho hay những trường hợp hạn chế và cưỡng bức mới tại Trung Quốc mà các tín hữu và các cộng đồng Công giáo hiện đang phải chịu đựng như là “bằng chứng hết sức mạnh mẽ” rằng thỏa thuận tạm thời gần đây của Trung Quốc-Vatican sẽ không tạo ra bất kỳ ảnh hưởng tích cực nào đối với điều kiện của người Công giáo Trung Quốc.

Trên thực tế, màn khói được bốc lên bởi sự chỉ trích đối với thỏa thuận giữa chính phủ Trung Quốc và Tòa Thánh che dấu những dữ liệu và yếu tố quan trọng để nắm bắt được những sự việc đang thực sự xảy ra trên trục Rome-Bắc Kinh liên quan đến tình trạng bất thường của Giáo Hội ở Trung Quốc. Sự chú ý được rút ra đối với những áp đặt mà các cộng đồng Công giáo Trung Quốc hiện vẫn còn phải đang hứng chịu, chính khi tất cả những bước tiếp theo trong con đường đối thoại sẽ giải quyết vấn đề về các giám mục và chính các cộng đồng  hầm trú (bắt đầu với những người liên quan đến sự công nhận của họ bởi chính quyền dân sự). Các nhà phê bình cũng nhắm đến việc đưa ra những kết quả khách quan của thỏa thuận được ký kết vào ngày 22 tháng 9 đã rơi vào quên lãng trong giới truyền thông. Và trên hết, họ loại trừ khỏi các vị đại diện của họ bất kỳ tham chiếu nào đối với các tiêu chí và tinh thần vốn đã hướng dẫn Tòa Thánh trong các cuộc đàm phán của mình với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Ý định của ĐTC Phanxicô

Tất cả những lời mà Đức Thánh Cha Phanxicô và các cộng sự của Ngài sử dụng về vấn đề Trung Quốc đã nói rõ rằng thỏa thuận tạm thời trước hết với Bắc Kinh đã được Tòa Thánh ký để bảo vệ bản chất Tông truyền và Bí tích của Giáo Hội tại Trung Quốc. Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, các cuộc bổ nhiệm bất hợp pháp đối với các giám mục đã được cử hành mà không có sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng dưới áp lực từ giới thẩm quyền chính trị trong nhiều thập niên đã nuôi dưỡng sự chia rẽ, thậm chí là về mặt Bí tích, giữa các cộng đồng Công giáo Trung Quốc. Đó chính là một sự xuất huyết đầu tiên đối với sự tin tưởng và hy vọng vốn cần phải được chữa lành, sau đó là những nỗ lực để thử và giải quyết những vấn đề khác nữa. Và nếu như một giữ vững lập trường bởi các sự kiện, những ngụ ý đối với thỏa thuận tạm thời đã liên quan đến những thay đổi khách quan và đáng kể về tình trạng hiện tại của Giáo hội Công giáo Trung Quốc. Từ giờ trở đi, ở Trung Quốc, sẽ không có thêm bất kì giám mục bất hợp pháp nào. Các giám mục mới sẽ do Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm, được mọi người công nhận với tư cách là người đứng đầu Giáo Hội. Trong việc lựa chọn những người kế nhiệm mới cho các Giám mục ở Trung Quốc, sự trung thành trọn vẹn với tính chất truyền thống và kỷ luật nghiêm minh của Giáo Hội sẽ được đảm bảo. Và lương tâm Công giáo sẽ không bị thúc ép theo bản năng để bỏ qua hoặc giảm thiểu những tác động của thỏa thuận vốn ảnh hưởng đến những đặc điểm này phù hợp với bản chất Tông truyền và Bí tích của Giáo hội. Những điều tương tự mà người Công giáo Trung Quốc đã tiếp tục nhận ra và thú nhận, thậm chí ngay cả trong những lúc bị bách hại đẫm máu.

Sự tử đạo thầm lặng và kiên nhẫn mỗi ngày

Thỏa thuận với Trung Quốc đã được Tòa thánh ký kết với hy vọng cũng như những sự bối rối và lo lắng, nhưng không có bất kỳ sự tự mãn đắc ý nào. Thậm chí ngay cả những cộng tác viên của Đức Giáo Hoàng, những người tham gia nhiều nhất vào cuộc đối thoại với Trung Quốc – bắt đầu với Đức Hồng y Parolin – không bao giờ quy cho thỏa thuận quyền lực thần thông để giải thể trong tích tắc tất cả những sự ác và những vấn đề vốn làm cho tình trạng của Giáo hội Công giáo Trung Quốc bất thường và đau đớn. Mọi người đều thừa nhận rằng những vụ việc mới phía trước đã được dự đoán trước. Tất cả họ đều khẳng định mà không do dự rằng vẫn còn nhiều nút thắt cần phải được tháo cởi, rằng chúng sẽ phải được giải quyết đồng thời, và không ai có sẵn trong túi các giải pháp đóng gói sẵn của họ để vượt qua những khó khăn và đối chọi vốn đã trở nên phức tạp trong những thập kỷ qua. Nhưng mọi người tự tin rằng các kênh tiếp xúc cởi mở với chính quyền Trung Quốc – vốn có lẽ đã đạt tới mức độ có sức ảnh hưởng đối với chính quyền Trung Quốc chẳng hạn như Mặt trận thống nhất, một bộ máy chủ chốt trong hệ thống Trung Quốc – là công cụ hữu ích để từng bước cố gắng giải quyết những vấn đề vẫn còn trên bàn thảo luận.

Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh không quên bất cứ ai. Ít nhất là đối với tất cả những cộng đồng Công giáo Trung Quốc hiện đang phải tranh đấu với những thách thức hiện nay. Phương pháp tiệm tiến được sử dụng trong các cuộc tiếp xúc với chính phủ Trung Quốc không loại bỏ bất kỳ vấn đề gây tranh cãi nào, tìm kiếm các giải pháp vốn tương thích với nhu cầu kiểm soát chính trị của chính quyền dân sự và bản chất của chính Giáo hội. Hai bên đã cam kết không rời khỏi bàn đàm phán và không thực hiện các sáng kiến đơn phương đối với các vấn đề chưa được giải quyết một cách đồng thuận. Vì lý do này, các kênh liên lạc cũng chính là công cụ trực tiếp nhất để can thiệp và chịu trách nhiệm trong trường hợp các thành viên của hàng giáo sĩ Trung Quốc phải chịu những sự hạn chế trái phép bởi chính quyền địa phương.

Các vị đại diện của Tòa Thánh lưu ý rằng công việc đòi hỏi khắt khe nhất trong quan hệ với chính phủ Trung Quốc bắt đầu từ bây giờ. Họ không tiến hành việc liều lĩnh đánh đổi hoặc tự tin ảo tưởng vào các kỹ  năng đàm phán của họ. Họ chỉ tỏ ra kiên quyết vì họ nhận ra rằng con đường được thực hiện là gợi ý bởi một cái nhìn của đức tin về các sự kiện lịch sử. Một cái nhìn của đức tin nên được theo đuổi, nếu như thực sự muốn giúp đỡ các cộng đồng Công giáo Trung Quốc trong xã hội Trung Quốc hiện nay.

Trong thực tế hiện tại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ và tín hữu, chứ không chỉ riêng thuộc cộng đồng hầm trú, trải nghiệm mỗi ngày là một “sự tử đạo thầm lặng và kiên nhẫn” trong mối tương quan với bộ máy chính trị và hành chính. Nhưng toàn bộ công việc của Giáo hội Công giáo Trung Quốc cho thấy rằng thậm chí ngay cả trong rất nhiều những sự cưỡng bách bên ngoài, đời sống Giáo hội có thể phát triển, và trong những tình huống hiềm thù nhất, theo thời gian, có thể phát triển tốt hơn. Giờ đây, trong hầu hết các Giáo phận Trung Quốc, chính quyền địa phương, thậm chí ngay cả với yêu cầu của họ để bắt buộc tất cả mọi thứ phải được đăng ký và có được sự ủy quyền về mặt chính trị, cũng không cản trở sự phát triển của Giáo Hội nhờ ân sủng, khi mà hàng năm đều có thêm rất nhiều người được rửa tội.

Con đường tử đạo của Giáo hội và các hoạt động của các nhà vận động

Các vị đại diện của Tòa Thánh biết rằng họ được mời gọi để đưa ra những lựa chọn khéo léo, đối với những vấn đề được điều chỉnh bởi sự mâu thuẫn trong tư tưởng, bởi những kỳ vọng và yếu đuối của con người vốn đồng hành với mọi hành trình lịch sử thực sự. Nhưng chúng không di chuyển trên cơ sở ý kiến cá nhân. Đường hướng và tiêu chuẩn họ theo đuổi giống như những điều đã được xem xét và dần dần tập trung vào tính liên tục bền bỉ bởi các Giáo hoàng và Tòa Thánh trong những thập kỷ gần đây, như là điều kiện thực sự của Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc sau nhiều năm của cuộc Cuộc cách mạng Văn hóa đã trở nên nổi tiếng hơn ở Rome. Chính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là người đầu tiên hợp pháp hoá và hoan nghênh đối với sự hiệp thông trọn vẹn của các giám mục Trung Quốc, những người đã được bổ nhiệm mà không có sự ủy nhiệm của Giáo Hoàng. Và vào thời điểm đó, họ không được yêu cầu để từ bỏ các cơ quan được tạo ra bởi chính sách tôn giáo của chính phủ nhằm thực hiện việc kiểm soát Giáo hội, chẳng hạn như Hiệp hội Yêu nước của người Công giáo Trung Quốc.

Các tiêu chuẩn được Tòa Thánh theo đuổi để cùng đồng hành với đường lối và sự tăng trưởng của Giáo Hội ở Trung Quốc về cơ bản giống như những tiêu chuẩn đã được Tòa Thánh hướng dẫn hướng về một Trung Quốc hiện đại kể từ thời của Thông Điệp ‘Maximum Illud’. Nguyên Giáo Hoàng Benedict XV đã công bố Thông Điệp này vào năm 1919 cũng nhằm chấm dứt các cuộc diễn tập của các giáo đoàn phương Tây và các viện truyền giáo trong công việc của họ dường như tính đến lợi ích thuộc địa của các quốc gia tương ứng của họ hơn là lợi ích của các Giáo hội đang nở rộ ở các quốc gia truyền giáo. Thậm chí ngay cả lúc này, khi đó, sự lựa chọn của Tòa Thánh dường như đã được thúc đẩy bởi ý định ủng hộ tất cả mọi thứ vốn có lợi cho sự cứu rỗi linh hồn của các tín hữu Công giáo Trung Quốc và những người đồng bào của họ. Một tiêu chí thống trị và đánh giá mọi cân nhắc khác về bản chất chính trị và địa chính trị, thậm chí ngay cả trong việc đối phó với các cơ quan dân sự hiện đang cai trị Trung Quốc hiện nay.

Những người công kích thỏa thuận Trung Quốc-Vatican cũng nhắm tới việc che giấu tính liên tục bền bỉ của các tiêu chí hướng dẫn được Tòa Thánh theo đuổi đối với vấn đề Trung Quốc. Ngoài việc che dấu những hiệu quả thực sự của thỏa thuận với Trung Quốc về việc đề cử các giám mục – cũng được Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI công khai mong muốn trong Bức Thư gửi người Công giáo Trung Quốc năm 2007 – họ tin rằng họ có thể áp đặt thông qua việc truyền giáo ý tưởng rằng đó chính là một sự kiện tạm thời và có thể đảo ngược, liên kết với một sự nhạy bén cụ thể của Giáo hội. Trong khi họ tiếp tục duy trì sự tập trung đối với những cuộc tranh luận chống lại thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican, họ cố gắng giảm bớt phạm vi của nó bằng cách trình bày nó như là một tác động thoáng qua của các định hướng tạm thời của Vatican, được đặt vào những suy nghĩ tiềm năng và sự đảo ngược chính sách được thúc đẩy thông qua các hoạt động của chính sách Giáo hội (có lẽ trong thời gian trung bình cần thiết để chứng kiến việc các Mật Nghị Hồng y trong tương lai được triệu tập).

Những cuộc đánh cược tai hại

Trong những năm gần đây, lá cờ của những lời chỉ trích có tính chiến đấu đối với thỏa thuận Bắc Kinh-Tòa Thánh đang tiến hành đã đảm bảo tính rõ ràng của các phương tiện truyền thông đối với những người đang thúc đẩy nó. Giờ đây, những nhà hoạch định tương tự dường như đang nghĩ mông lung về sự thất bại của các cuộc đàm phán Trung-Vatican, như những nhà kinh doanh đầu tư thu nhập của họ đánh cược vào các cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước có nguy cơ phá sản. Sự háo hức mà những người có ảnh hưởng đầy tham vọng muốn chứng minh rằng đối với các cộng đồng Công giáo Trung Quốc, không có gì thay đổi bởi vì thỏa thuận có vẻ như, theo nhiều cách thức khác nhau, phản chiếu những khẩu hiệu của bộ máy chính quyền Trung Quốc, ý định cũng lặp đi lặp lại điều đó để Giáo Hội tại Trung Quốc mọi thứ vẫn tiếp tục và sẽ tiếp tục như trước đây. Ngôn ngữ tương tự đã được sử dụng đặc biệt bởi những người mà theo kế hoạch của “cuộc xung đột thường xuyên” giữa Tòa Thánh và chính quyền Trung Quốc, đã đạt được tầm quan trọng cùng với tình trạng chính trị và xã hội. Và có lẽ thậm chí ngay cả “sự hội tụ giữa những sự đối lập” kỳ lạ này là một đầu mối vốn thực sự, đối với Giáo hội Trung Hoa, là một điều gì đó đang bắt đầu thay đổi.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết