Ngay trong cuộc tạo thành tại cõi thế này, Thiện Chúa đã ban những tặng vật, đã tạo những biểu tượng của tình thương của Người
Cách đây ít lâu những nền triết học khác thay thế triết hoc Aristote và những thuyết khác đã thay thế lối giải thích Kinh viện.
- Vấn đề vẫn là bánh và rượu được thực sư biến đổi mà không có dấu một sự biến đổi.
- Nhưng câu hỏi được đặt cách khác và suy tư có tính nhân học hơn: làm sao bánh rượu được chia sẻ lại thành sự hiện diện chủ vị của Đức Kitô? làm sao Ngài hiện diện diện cho ta bằng viêc ban bánh rượu (Suy tư này không nhắm vào những yếu tố Thánh Thể mà vào những người cử hành là Đức Kitô và tín hữu và vào tín hữu và vào ý nghĩa của tấn kịch phụng vụ).
Các nền thần học này nại đền quyền của con người là “mang lai ý nghĩa” là tạo ra những thực tại mới bằng việc xác định nghĩa mới.
- Chúng phân tích những biểu tưởng mà con người tạo ra. nhất là trong những tương quan yêu đương, ví du:
- Nhẫn cưới có nghĩa khác “nhẫn” đeo chân chim.
- Hoa ngoài đồng bị súc vật coi là cỏ, được người yêu coi là trái tim người yêu.
- Hai người yêu cụng ly rượu: không chỉ là uống rượu, mà còn là uống
- Hôm thứ năm tuần thánh, Đức Giêsu “yêu đến cùng’’ đã đẩy việc tạo ý nghĩa này đến cùng “này là Ta, bị nộp vì các con”.
- Khi Đức Giêsu ban bánh bị bẻ ra, dấu chỉ sư chết của Ngài, Ngài ban chính mình trong một tình thương tuyệt đối. Nhờ đức tin, tín hữu nhìn nhận sự hiện diện này trong biểu tượng. Họ hiệp thông vào sự ban mình trong Đức Kitô. Vậy các yếu tố còn nguyên, nhưng mới mẻ do ý nghĩa, do cứu cánh tính được gán cho chúng (chúng có cứu cánh là giúp người ta hiệp thông vào Đức Kitô). Thay vì nói đến chuyện bản thể, người ta nói đến sự đổi nghĩa hay đối muc đích (Trassignification, transfinalisation).
Lối giải thích này gần cảm tính con người thời nay hơn:
- Nó khẳng định sự hiện diện mà không phải bảo rằng thực tại của bánh và rượu không có và những vẻ bề ngoài của Thánh Thể chỉ là giả dôi.
- Nó kết nhập biểu tượng của bữa ăn cuối cùng, của những lời nói cử chỉ của Đức Giêsu và nhấn mạnh khía cạnh hiệp thông của sự hiện diện.
- Ý tưởng hy tế không bị thêm vào sư hiện diện như yếu tố xa lạ, mà được chứa đựng trong lời và cử chỉ hiến ban.
- Tất cả cộng đoàn tham dự vào việc tao ra ý nghĩa vì tiếp nhận, đáp lại sự hiến ban.
Những khuyết điểm của các thuyết này:
- Đây lại là một nền thần học ngõ cụt, nếu nó có tham vọng cung cấp chìa khóa dễ hiểu, thay vì chỉ nhận mình là một sự minh họa. một sự tiếp cận. Vì những sự tương đồng mà người ta gợi ra để làm dễ hiểu Thánh Thể lai ngăn cấm người ta thừa nhận tính hiện thực của sự hiện diện: Kinh viện thì bảo bánh rượu không còn, chỉ còn bề ngoài của chúng, còn thuyết này bảo bánh rượu không bị thay đổi, nhưng chỉ đươc Thánh Thể hóa trong ý người ban và kẻ nhân.
Vậy là sai với sự biến đổi có thât:
- Khuyết điểm của thuyết này là nại đến sự xác định ý nghĩa, sự tạo ra biểu tượng, như con người vẫn thực hiện trong tương quan giữa người với nhau. Nhưng dù đẩy đến cùng ý tưởng về việc tạo nghĩa do ý hướng con người, không bao giơ người ta sẽ diễn đúng được sự biến đổi của Thánh Thề là sư biến đổi có thât theo đức tin.
- Trong những thực tại đời này, người ta có thể lên tới những đỉnh cao không thể vượt quá (ví du tự giết để ban thịt nuôi người yêu, để tạo dấu chỉ diễn tả tình yêu hết mức: ví dụ riêng) nhưng Thánh Thể là một đỉnh cao không thể đạt tới, nó thuộc bình diện khác, bình diện của Đức Kitô cánh chung, mà sự suy tư dựa trên những thực tại đời này không đạt tới được.
- Thánh Thế là mầu nhiêm vươt xa mọi biểu tương.
- Trong Cựu Ước, người ta đã tao ra những biểu tượng, đã tế lễ cho Thiện Chúa và ăn lễ vật với niềm tin là đồng bàn với Thiện Chúa, tham dự vào sự thánh của Người.
Nhưng thư Do thái nói là những hy tế đó không giúp người ta hiệp thông thật với Thiện Chúa ( 9, 6-10) Và Thánh Phaolô nói những điều đó chỉ là hình ảnh mầu nhiêm sẽ tới (Co 2, 17 – Hr 10. 1)
Thuvêt này không nói đúng về sự hiện diện thât của Đức Kitô:
- Con người tao ra những biểu tượng vì không có khả năng thực hiện sự hiện diện theo mong muôn của tình yếu. Dưới cõi thế, chỉ có sự gần gũi về không gian là trung gian cho cuộc gặp gỡ. nhưng chính nó cũng tạo những rào cản không qua nổi. Con người không bao giờ hiến mình hoàn toàn và tiếp nhận tron vẹn được. Do đó những biểu tương người ta tạo ra là dấu chỉ của sự hiệp thông không thể thực hiện được. Những biểu tương đó thuộc một bình diện bất toàn, chúng diễn tả mong muốn về một sư kết hợp không thể có. Dùng đến biểu tương là bằng chứng mình không thể gặp gỡ người khác.
- Tại sao muốn giải thích sự hiện diện và sự hiệp thông rất có thực của Đức Kitô bằng việc tạo biểu tượng tức là việc giả thiết rằng không thể có việc đôi bên hiện diện hoàn toàn cho nhau?
- Thánh Thể thuộc bình diện những thực tại trọn vẹn mà ta gọi là thực tại cánh chung do Thánh Thần điều khiển, do Đấng mà Tinh Yêu có khả năng tạo ra sự hiện diện hỗ tương mà mình mong muốn. Sự giải thích do thuyết đổi ý nghĩa không biết đến cánh chung và do đó cũng chỉ đị bên cạnh Thánh Thể.
- Thuyết này không thỏa mãn việc ta muốn Đức Kitô hiện diện thật thuyết này có thể làm hài lòng những người trí thức thích chiêm niệm về ý nghĩa hơn là chiêm ngắm thự tại cụ thể. Nhưng đôi với những kẻ yêu nhau thì nguyên biểu tượng không đủ, họ đòi một sự hiện diện đích thân. Đức Kitô và Hội Thánh là lang quân và hiền thê. Thần Khí mà Đức Kitô được vận dụng trong vinh quang Ngài cho Đức Kitô tạo ra điều mà các vợ chồng mong muốn.
- Thánh Thể là một biểu tướng có thât. theo nghĩa người ta nói ngày nay là thân xác là biểu tượng có thật của một người, là sự diễn tả nội tâm người đó, là cơ quan của việc người đó hội nhập vào thế giới. Biểu tượng là thân xác này không được tạo ra nguyên bởi việc “gán ý nghĩa” mà bởi quyền năng tạo dựng của Thiện Chúa (tự nó thân xác là biểu tượng rồi). Thánh Thể cũng vậy.
Vậy thuyết này chỉ là lối minh họa mầu nhiệm, tuy rất đáng để ý. Để giải tỏa nhưng sự mù mờ, cần hỏi những người tặng quà cho nhau và tìm hiểu những thói quen của Thiện Chúa. Ngay trong cuộc tạo thành tại cõi thế này, Thiện Chúa đã ban những tặng vật, đã tạo những biểu tượng của tình thương của Người:
- Ví dụ các thứ tự hoa trái, luơng thực hàng ngày, tình yêu vợ chồng, tình thương của cha mẹ.
- Ý định yêu thương của Thiện Chúa không là yếu tố thêm vào những tặng phẩm này mà nằm ngay trong thực tại chúng: các thứ hoa trái, hạt cơm, tấm bánh, người chồng, người vợ, người cha. người mẹ trong chính hữu thể mình là tặng phẩm của Thiện Chúa, là biểu tương về Thiện Chúa, Đấng là tình yêu. Nơi chính nó, Thánh Thể là sự ban mình của Đức Kitô, chứ khổng phải do ý hướng được thêm vào.
Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.
trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua”
(còn tiếp)