Hiệp định Ethiopia-Eritrea: Giáo hội hy vọng về "một thời kỳ tự do và hòa bình"

Mặc dù chỉ là một nhóm thiểu số và bị đàn áp, Giáo hội Công giáo là một trong số ít tiếng nói trong những năm gần đây đã lên án sự đàn áp của chế độ cầm quyền. Đối với những người nỗ lực hoạt động vì một Eritrea tự do, Giáo hội đã trở thành một điểm tham chiếu.

primopiano_6414Sự thận trọng chính là từ ngữ được lưu hành trong môi trường của Giáo hội Công giáo Eritrean về thỏa thuận hòa bình giữa Ethiopia và Eritrea. “Với tư cách là một Giáo hội – linh mục Cha Mussie Zerai, một linh mục thuộc Giáo phận Asmara phát biểu với Agenzia Fides – chúng tôi rất vui mừng đối với thỏa thuận này, nhưng chúng tôi đang chờ đợi những tiến triển sắp tới và cầu nguyện để thỏa thuận giữa Tổng thống Isayas Afeworki và Thủ tướng Abiy Ahmed sẽ mở ra một thời kì hòa bình lâu dài giúp phục hồi sự ổn định và tự do cho tất cả mọi công dân thuộc cả hai quốc gia”.

Thỏa thuận này có thể mở ra những không gian tuyệt vời cho sự phát triển trước hết trong lĩnh vực kinh tế. “Từ quan điểm thương mại – linh mục Mussie nhận xét – cả hai quốc gia đều cần đến nhau. Ethiopia cần các cảng biển của Eritrean để xuất khẩu hàng hóa với chi phí thấp hơn so với các cảng do Djibouti và Sudan áp đặt thuế. Eritrea cần mở cửa nền kinh tế của mình để tái khởi động quá trình sản xuất và tiêu thụ nội địa. Thỏa thuận được soạn thảo chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế của cả hai nước. Chúng tôi hy vọng điều này cũng sẽ có những tác động trở lại đối với dân chúng vốn đã trở nên hết sức nghèo khổ trong những năm qua”.

Liệu hòa bình cũng sẽ đưa đến nền dân chủ ở Eritrea? Đó quả là một vấn đề hết sức nan giải, linh mục Mussie bình luận.

“Chính phủ – linh mục Mussie giải thích – đã trì hoãn việc giới thiệu Hiến pháp năm 1997 trong nhiều năm bởi vì, các bộ trưởng cho biết, tình trạng khẩn cấp đã không cho phép việc giới thiệu một cuộc tranh luận dân chủ thông thường. Giờ thì chẳng còn lý do gì nữa. Hy vọng là Hiến chương cơ bản sẽ sớm có hiệu lực để rồi cuối cùng mọi công dân đều có thể tận hưởng đầy đủ tất cả các quyền của mình. Chúng ta cũng có thể nói điều này tương tự đối với các tổ chức xã hội, cho dù họ là tổ chức thế tục hay tôn giáo. Chúng ta chỉ có thể hy vọng về sự cởi mở lớn hơn và có hiệu lực thay mặt cho người điều hành”.

Sự vui mừng và sự thận trọng cũng đã được chia sẻ bởi Meron Estefanos, người Eritrea, một nhà hoạt động nhân quyền: “Hòa bình làm cho chúng ta không khỏi vui mừng, nhưng chúng ta cũng cần phải hết sức thận trọng. Hiện tại, không có vấn đề nào của Eritrea được giải quyết: Hiến pháp đã không có hiệu lực, các tù nhân chính trị (trong đó bao gồm cả các bộ trưởng bị cầm tù vào năm 2011) đã không được trả tự do, báo chí vẫn im lặng, phe đối lập không được tự do thể hiện chính mình. Mọi thứ vẫn y như cũ. Chúng ta hãy chờ xem những diễn biến sắp tới. Tôi muốn ngỏ lời cảm ơn Giáo hội Công giáo. Mặc dù chỉ là một nhóm thiểu số và bị đàn áp, Giáo hội Công giáo là một trong số ít tiếng nói trong những năm gần đây đã lên án sự đàn áp của chế độ cầm quyền. Đối với những người nỗ lực hoạt động vì một Eritrea tự do, Giáo hội đã trở thành một điểm tham chiếu”.

 Minh Tuệ (theo Fides)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết