Hệ quả của việc Hán hóa: sự sùng bái 'Thần' Tập Cận Bình

Chiến dịch lên kế hoạch phá hủy Thánh giá, thay thế Thánh giá và các hình ảnh tôn giáo bằng hình Tập Cận Bình và quốc kì Trung Quốc. Những điểm tương đồng với Mao Trạch Đông và với các hoàng đế cổ đại. Cho đến năm 2030, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia có số lượng Kitô hữu đông đảo nhất.

Cina-_Xi_Jinping-GesùRome (AsiaNews) – Những người bạn đến từ Trung Quốc đã gửi một bức tranh rất quan trọng đến AsiaNews. Bức ảnh cho thấy nội thất bên trong một ngôi nhà của một gia đình Kitô giáo (với bức hình Chúa Giêsu ở bên phải). Điều gây ấn tượng đó chính là ngay ở trung tâm của những gì có thể được coi như là một kiểu bàn thờ tổ tiên, được bao quanh bởi những câu đối chúc mừng năm mới của Trung Quốc, là hình ảnh của Chủ tịch Tập Cận Bình. Bức ảnh của nhà lãnh đạo đang mỉm cười đã chiếm mất vị trí trung tâm của Chúa Giêsu, và ảnh Chúa Giêsu bị đẩy qua một góc (ảnh 1).

Đây chính là một trong những thành quả của việc Hán hóa, chương trình đồng hóa cưỡng bức các tôn giáo với văn hóa Trung Hoa, mà trong đó bao gồm cả việc tùng phục Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nhưng ở đây không chỉ là việc tùng phục Đảng, mà là việc sùng bái Tập Cận Bình như thể ông ta là một vị thần.

Cina-_Xi-Chiesa-2Trong những lần khác, chúng tôi đã báo cáo về những nỗ lực của đảng để thay thế Thánh giá và những hình ảnh khác bằng hình ảnh của nhà lãnh đạo. Ngoài ra, còn có những quy định buộc phải đặt bức ảnh của Tập Cận Bình thậm chí ngay cả trong các nhà thờ (ảnh 2).

Việc Hán hóa hiện nay buộc nhiều Giáo xứ phải treo cờ Trung Quốc, phá hủy Thánh giá, cầu nguyện với Đảng – chứ phải là với Thiên Chúa – để được nhận lãnh những ân huệ trong cuộc sống.

Tất cả điều này gần giống với thời kỳ mao Trạch Đông, mà trong đó người dân phải cầu nguyện với Bậc Thầy vĩ đại, Vị Lãnh Tụ vĩ đại, Vị Chỉ Huy Tối Cao vĩ đại và Nhà Dìu Dắt vĩ đại như đã được người dân ca tụng để vụ mùa của họ có thể được phát triển trên các cánh đồng và có được vụ thu hoạch bội thu.

Và điều đó cũng nhắc nhớ lại thời kỳ vua chúa, mà trong đó các vị vua ban phước cho việc gieo hạt và các luống cày trên các cánh đồng. Sự khác biệt đó chính là trong khi các hoàng đế tự coi mình bên dưới Thiên Chúa, “được sai đến” để cai trị dân, các quan quyền ngày nay lại nghĩ rằng họ là chính những vị thần.

Từ quan điểm này, việc Hán hóa không phải là một sự tùng phục về mặt chính trị đối với đức tin, mà là một cuộc chiến thực sự về tôn giáo, để lật đổ Thiên Chúa cũng như các vị Thần của các tôn giáo khác để thay thế bằng thần Tập Cận Bình.

Cuộc chiến này đặc biệt hết sức khốc liệt chống lại các tín hữu Tin Lành và Công giáo, con số này tăng lên từng năm. Theo Giáo sư Yang Fenggang, nhà xã hội học đối với các tôn giáo, cho đến năm 2030 Trung Quốc sẽ có khoảng 250 triệu Kitô hữu, sẽ biến quốc gia này trở thành quốc gia có số lượng Kitô hữu lớn nhất thế giới. (BC)

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết