Một cuộc gỡ giữa ĐTC Phanxicô, các bệnh nhân và các nhà nghiên cứu để nhìn nhận việc làm thế nào để hai lĩnh vực có thể giúp đỡ lẫn nhau.
Dilia là người lớn tuổi nhất trong đám đông hiếm có bao gồm những người sẽ được gặp gỡ ĐTC Phanxicô vào tuần này tại Vatican. Bà vợ góa 79 tuổi đến từ vùng nông thôn Colombia đã kết hôn trong một gia đình có các thành viên mang gen di truyền căn bệnh Huntington, một chứng rối loạn thoái hóa thần kinh di truyền. Định mệnh thật hết sức tàn nhẫn. Trong số 11 người con của bà, 9 người bị di truyền căn bệnh này. Năm người đã chết và 4 người còn lại suốt ngày đau yếu. Thế hệ tiếp theo cũng sẽ bị ảnh hưởng. Một đứa cháu đã chết và năm người nữa đã cho thấy các triệu chứng.
Các triệu chứng – những cử động không tự chủ, ngớ ngẩn kèm theo sự thay đổi về tâm trạng và suy giảm nhận thức – đều có tính hung hăng và cho thấy những dấu hiệu bệnh. Bệnh nhân và gia đình họ thường sống xa cách nhau và trong những điều kiện khủng khiếp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ngôi làng của bà Dilia hạn chế được tiếp cận với nước sinh hoạt.
Bất chấp những khó khăn riêng của họ, nhiều người đã giúp tiến hành nghiên cứu điều kiện – với một phần thưởng nhỏ. Hầu hết trong số họ là người Công giáo, vì vậy cuộc gặp gỡ của họ với ĐTC Phanxicô là lời cảm ơn từ các nhà khoa học đã sắp xếp sự kiện. Các nhà nghiên cứu này nhận thức sâu sắc về việc họ đã dựa vào bệnh nhân như thế nào – gen gây ra căn bệnh Huntington được phát hiện nhờ việc hiến mô từ các gia đình những người Venezuela nghèo – và họ không thể thực hiện bất cứ điều gì để có thể thay đổi tình trạng nguy kịch của họ.
Thực tế là ĐTC Phanxicô đã nhanh chóng đồng ý việc gặp gỡ các gia đình nói theo triết lý của Ngài về việc tiếp cận những người nghèo khổ và những người thiệt thòi. Nhưng nó cũng là một bằng chứng nữa cho thấy một sự cởi mở mới đối với khoa học, theo sau thông điệp năm 2015 – một bức thư hướng dẫn về các chủ đề cụ thể của ĐTC Phanxicô viết cho các Giám mục – được biết đến với tên gọi là ‘Laudato si’. Thông điệp này lập luận về việc quản lý tốt hơn đối với hành tinh và làm hào hứng các nhà khoa học với những tuyên bố thẳng thắn về nhu cầu kiểm soát khí nhà kính và với sự chấp nhận ngầm của nó đối với các nguyên tắc của tiến hoá trong việc thảo luận đầy đủ về nhu cầu bảo vệ đa dạng sinh học.
Sự kiện về căn bệnh Huntington là một cử chỉ cho thấy một bước tiến tuy nhỏ nhưng đáng kể mà trong đó các nhà lãnh đạo tôn giáo và khoa học có thể cùng cộng tác với nhau hướng tới một mục đích chung.
Trong khi Vatican đã hỗ trợ Viện hàn lâm Khoa học Giáo hoàng trong hơn 80 năm, các sáng kiến cơ sở khác đang nổi bật lên. Chẳng hạn như, hồi tháng trước, các nhà nghiên cứu Ý đã hợp tác với tuần san The Lancet để tổ chức một hội nghị ở Rôma được biết đến với tên gọi là (với một niềm tự hào không thể phủ nhận) ‘Tương lai của nhân loại qua các ống kính của Khoa học y tế’. Với sự tham dự của các nhà khoa học đoạt giải Nobel và các quan chức Vatican, các cuộc thảo luận trong hội nghị này đã vượt ra ngoài lĩnh vực y sinh học để bao trùm các chủ đề như việc biến đổi khí hậu và vấn đề di dân, phản chiếu quang phổ của thông điệp ‘Laudato si’.
Có một khoảng cách giữa tôn giáo và khoa học vốn không thể có những cầu nối. Đối với tất cả sự thân thiện khoa học hiển nhiên của nó, thông điệp Laudato si gắn kết với triết học truyền thống của Vatican rằng các phương pháp khoa học không thể cung cấp sự thật đầy đủ về thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần phải thảo luận về việc mỗi bên có thể giúp bên kia thế nào để có thể quy về những mục tiêu chung.
Giáo hội Công giáo có hơn 1,2 tỷ tín hữu và vì vậy Giáo hội có thể có những ảnh hưởng rộng rãi đến việc chấp nhận những thực tế rằng một số chính trị gia chọn cách để bóp méo – chẳng hạn như sự tồn tại của việc biến đổi khí hậu do con người gây ra. Các nhà khoa học có thể cung cấp các giải pháp kỹ thuật cho những người nghèo cũng như những người đau yếu, qua đó có thể hỗ trợ công việc của các nhà truyền giáo.
Tại Rome, các nhà nghiên cứu căn bệnh Huntington vẫn đang tuyệt vọng tìm cách điều trị căn bệnh này sẽ có cơ hội để thảo luận với Đức Thánh Cha Phanxicô về vấn đề nhạy cảm liên quan đến việc tránh bệnh, đó là việc tránh thai và lựa chọn phôi thai. ĐTC Phanxicô hiếm khi bỏ lỡ một cơ hội để nhắc lại quan điểm của Ngài về tính thánh thiêng của một phôi thai của con người (một lập trường của Vatican vốn đang gây tranh cãi về mặt thần học đã cản trở việc nghiên cứu tế bào gốc quan trọng ở một số quốc gia) nhưng ĐTC Phanxicô dường như vẫn giữ vững quan điểm của mình về việc ngừa thai – bị Giáo hội nghiêm cấm – vẫn còn khá mơ hồ. Một cuộc tiếp kiến đặc biệt có thể giúp khuyến khích một động thái rất cần thiết từ Vatican hướng tới Lòng thương xót (và thực tế – người Công giáo ở các quốc gia giàu có thường bỏ qua luật cấm này) cuối cùng cho phép các tín hữu, kể cả những người bị căn bệnh di truyền tàn phá, để kiểm soát việc sinh sản của họ.
Minh Tuệ chuyển ngữ