Hàng trăm ngàn tín hữu lần chuỗi Mân Côi tại biên giới Ba Lan

Các tín hữu cùng nhau quy tụ cầu nguyện dọc theo bờ biển Baltic ở phía bắc cho tới các dãy núi phía nam

Các tín hữu Công giáo Ba Lan đã cùng nhau đọc kinh Mân Côi và cầu nguyện dọc theo đường biên giới dài 2.000 dặm của nước này hôm thứ Bảy vừa qua, cùng nhau khấn xin Đức Trinh Nữ Maria và Thiên Chúa cứu rỗi đất nước Ba Lan và toàn thể thế giới trong một sự kiện quốc gia mà một số người cảm thấy có những ý nghĩa chống Hồi giáo.

People take part in a mass rosary prayer, begging God "to save Poland and the world" from dangers facing them, in Koden Sanctuary, eastern Poland, on the banks of the Bug - a border river between Poland and Belarus on October 7, 2017. Thousands of Polish Catholics joined hands in human chains on their country's borders for the  "Rosary to the Borders". / AFP PHOTO / Wojtek Radwanski        (Photo credit should read WOJTEK RADWANSKI/AFP/Getty Images)

Sự kiện “Lần Chuỗi Mân Côi cầu nguyện cho các khu vực biên giới” (Rosary to the Borders) do các giáo dân Công giáo tổ chức nhưng đồng thời cũng được tán thành bởi các nhà chức trách Giáo hội Ba Lan, với sự tham gia của 320 nhà thờ đến từ 22 Giáo phận trên cả nước. Những buổi cầu nguyện này đã diễn ra dọc theo bờ biển Baltic ở phía bắc đến các dãy núi dọc theo biên giới phía Nam của Ba Lan giáp với Cộng hòa Séc và Slovakia, và dọc theo biên giới của nước này đó là 38 triệu dân, nơi mà hơn 90% dân số tuyên bố mình là người Công giáo.

Các nhà tổ chức cho biết các buổi cầu nguyện đã diễn ra tại khoảng 4.000 địa điểm nhằm kỷ niệm biến cố 100 năm của các cuộc hiện ra tại Fatima, khi ba đứa trẻ chăn cừu tại Bồ Đào Nha cho biết Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với họ.

Nhưng sự kiện này cũng nhằm kỷ niệm trận hải chiến lớn vào thế kỷ 16 tại Lepanto, khi một liên minh Kitô giáo hành động theo nguyện vọng của Đức Giáo Hoàng đã đánh bại các đội quan của Đế quốc Ottoman trên biển Ionian, “vì vậy, chiến thắng này đã cứu châu Âu khỏi chủ nghĩa Hồi giáo”, như các nhà tổ chức đưa ra.

Thủ tướng Beata Szydło đã thể hiện sự ủng hộ của bà bằng cách đăng tải một dòng tweet với hình ảnh chuỗi hạt Mân Côi với Thánh giá, đồng thời gửi lời chào tới tất cả những người tham dự sự kiện này.

Mặc dù các nhà tổ chức đã khẳng định những buổi cầu nguyện hôm thứ Bảy không nhằm vào bất kỳ nhóm nào, nhưng một số người tham gia đã cho thấy những lo ngại về Hồi giáo là một trong số những lý do của việc tổ chức cầu nguyện tại biên giới.

Bà Halina Kotarska, 65 tuổi, đã trải qua 145 dặm từ nhà riêng tại Kwieciszewo, miền trung Ba Lan, để bày tỏ tâm tình tạ ơn của mình sau khi đứa con trai 29 tuổi của bà, thanh niên Slawomir, đã sống sót cách diệu kì sau một vụ tai nạn xe nghiêm trọng trong năm nay. Bà đã mô tả đây như là một phép lạ mà bà cho là nhờ vào lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria.

Bà Kotarska cho biết bà cũng hiệp thông cầu nguyện cho sự sống còn của Kitô giáo tại Ba Lan cũng như Châu Âu chống lại những gì mà bà coi như là một mối đe dọa Hồi giáo mà phương Tây hiện đang phải đối mặt.

“Hồi giáo muốn phá hủy châu Âu”, bà Kotarska chia sẻ. “Chúng muốn chúng ta quay lưng lại với Kitô giáo”.

Người dân Ba Lan cũng đã cầu nguyện tại các nhà nguyện tại các khu vực sân bay, được coi như là những cửa ngõ để vào nước này, trong khi đó, các binh lính người Ba Lan đóng tại Afghanistan cũng đã cầu nguyện tại Bagram Airfield, đài truyền hình TVN đưa tin.

Một chuyên gia hàng đầu của Ba Lan về chủ nghĩa bài ngoại và chủ nghĩa cực đoan, ông Rafał Pankowski, đã xem những buổi cầu nguyện như là một biểu hiện hiện còn chưa rõ của làn sóng chống Hồi được đưa ra vào thời điểm của những quan điểm chống Hồi giáo hiện đang ngày càng gia tăng tại Ba Lan, một hiện tượng xảy ra ngay cả khi dân số Hồi giáo của đất nước này là rất nhỏ.

“Toàn bộ khái niệm về việc thực hiện các buổi cầu nguyện tại các khu vực biên giới củng cố mô hình Tôn giáo – dân tộc (Ethno-religion) cũng như mô hình bài ngoại của bản sắc quốc gia”, ông Pankowski, người đứng đầu Hiệp hội Never Again tại Warsaw, cho biết.

Tại biên giới Ba Lan-Séc gần thị trấn Szklarska Poreba, hàng trăm tín hữu hành hương đã đổ xô đến đây bằng các phương tiện xe buýt và xe ô tô để tham gia cầu nguyện ở dãy núi Karkonosze.

Cuộc rước, trong đó bao gồm cả thanh thiếu niên và những người cao tuổi cùng với các gia đình mang theo trẻ em trên những chiếc xe đẩy, được tạo thành từ những người hành hương tham gia lần chuỗi Mân Côi và cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria, trong cảnh mưa giáo và chịu đựng cái khí hậu giá rét.

“Đó là một điều thực sự hệ trọng đối với chúng tôi”, Basia Sibinska, người đã đi cùng con gái Kasia từ Kalisz ở miền trung Ba Lan, cho biết. “Sự kiện ‘Rosaries to the Border’ có nghĩa là chúng ta muốn cầu nguyện cho đất nước chúng ta. Đó chính là động lực chính để chúng tôi đến đây. Chúng tôi muốn cầu nguyện cho hòa bình, chúng tôi muốn cầu nguyện cho sự an toàn của chúng tôi. Tất nhiên, tất cả mọi người đến đây với một động lực khác nhau. Nhưng điều quan trọng nhất đó chính là tạo ra một điều gì đó giống như một vòng tròn của những lời cầu nguyện cùng với tất cả các anh chị em tín hữu khác trên toàn bộ khu vực biên giới, đầy sốt sắng và tha thiết”.

Tại thành phố Gdansk phía Bắc, các tín hữu cầu nguyện trên một bãi biển được bao bọc bởi những con sóng khi những chú chim hải âu bay lượn phía trên. Krzysztof Januszewski, 45 tuổi, chia sẻ rằng ông lo lắng Kitô giáo tại châu Ân hiện đang bị đe dọa bởi các phần tử Hồi giáo cực đoan cũng như bởi việc đánh mất niềm tin nơi các xã hội Kitô giáo.

“Trong quá khứ, đã có những cuộc bố ráp được tiến hành bởi các vị hoàng đế và những người Turks cùng với những người có niềm tin tôn giáo khác chống lại chúng ta, các Kitô hữu”, Januszewski, một thợ cơ khí đã trải qua 220 dặm để có thể đến được Gdansk từ thị trấn Czerwińsk nad Wisla, cho biết.

“Hiện nay, Hồi giáo đang lấn át chúng ta và chúng tôi cũng e ngại điều này”, anh Januszewski cho biết. “Chúng tôi lo sợ các mối đe dọa khủng bố và chúng tôi e sợ các tín hữu sẽ đánh mất đức tin của mình”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết