Hàng chục người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình khi đại sứ quán Hoa Kỳ khánh thành tại Giêrusalem

GIÊRUSALEM – Khi đại sứ quán Hoa Kỳ mới được khánh thành tại Giêrusalem hôm 14 tháng Năm, bạo lực đã nổ ra giữa những người biểu tình Palestine và binh lính Israel.

Truyền thông quốc tế báo cáo rằng tại dải Gaza, ít nhất 52 người đã thiệt mạng, trong đó có năm nạn nhân dưới 18 tuổi, và khoảng 2.000 người bị thương. Số người chết dự kiến sẽ gia tăng.

Người dân Palestine tuyên bố Giêrusalem là thủ đô của họ và hiện tại họ cảm thấy rằng Hoa Kỳ không thể là một trung gian công bằng trong tiến trình hòa bình với Israel.

Nhiều người dân Israel nhận thấy việc mở đại sứ quán chính là sự thừa nhận chính thức được chờ đợi từ lâu đối với Giêrusalem như là thủ đô của họ và việc thực hiện lời hứa đã được đưa ra bởi nhiều vị tổng thống Hoa Kỳ để di chuyển đại sứ quán về từ Tel Aviv.

Israel cáo buộc nhiều người biểu tình vì là thành viên của tổ chức Hamas và vì việc sử dụng người dân Palestine như những con tốt trong các cuộc biểu tình bạo lực dọc theo biên giới Gaza, bắt đầu từ ngày 30 tháng Ba. Các lực lượng quốc phòng Israel cho biết rằng nhiều người biểu tình đã bị bắt giữ khi cố gắng vượt qua hàng rào biên giới.

Tại Giáo xứ Thánh Giuse ở Jifna, Bờ Tây, vào ngày 14 tháng 5, linh mục Firas Aridah đã cho kéo chuông nhà thờ ngay giữa trưa để tiếc thương những người bị thương và bị thiệt mạng trong các vụ đụng độ, nhằm đánh dấu sự kiện kỷ niệm ngày mà người dân Palestine gọi là al-Naqba – thảm họa của họ – và để thương tiếc về việc mở đại sứ quán Hoa Kỳ tại Giêrusalem. Ngày 14 tháng 5 năm 1948, Israel tuyên bố độc lập; người dân Palestine kỉ niệm việc 250.000-300.000 người Ả Rập sống ở Anh đã bị buộc phải rời khỏi vùng đất và nhà của họ vào thời điểm đó.

20180514T1210-0260-CNS-PALESTINIANS-PROTEST-ISRAEL-EMBASSY_800-690x450“Giêrusalem là trọng tâm của cuộc xung đột”, linh mục Aridah nói. “Việc mở đại sứ quán Hoa Kỳ mà không giải quyết cuộc xung đột sẽ khiến mọi thứ trở nên cực đoan. Họ có thể giải quyết cuộc xung đột của Giêrusalem và sau đó làm bất cứ điều gì họ muốn. Nhưng tại sao việc chỉ di chuyển đại sứ quán đến Giêrusalem mà lại không giải quyết cuộc xung đột?”.

Vị linh mục cho biết rằng mặc dù các giáo xứ tại Đất Thánh đã kêu gọi giáo dân của họ chống lại việc làm này bằng cách tự đào luyện bản thân và chuẩn bị cho tương lai, thế nhưng người dân tại Gaza lại không thể nhìn thấy tương lai. Linh mục Aridah cho biết rằng ngài có thể nhấn mạnh với các học sinh Kitô giáo và Hồi giáo trong các trường học rằng việc ném đá không đáng để rồi phải thiệt mạng, nhưng người dân ở dải Gaza hiện đang tuyệt vọng.

“Họ không còn gì để mất”, linh mục Aridah nói. “Họ không được sống với phẩm giá con người”

Vào ngày 15 tháng 5, người dân Palestine sẽ dành một phút thinh lặng để tưởng niệm ngày Nakba.

Linh mục Aridah cho biết ngài sẽ thắp nến cùng với các giáo dân của mình sau Thánh lễ vào lúc 6 giờ chiều ngày 15 tháng 5 và có một cuộc diễu hành trong thinh lặng đến trung tâm của ngôi làng. Linh mục Aridah dự đoán rằng các cuộc biểu tình, bao gồm các cuộc biểu tình trên khắp Bờ Tây, sẽ tiếp tục trong một thời gian.

Trong một tuyên bố được đưa ra hôm 14 tháng 5, tổ chức Pax Christi Quốc tế cho biết họ đã công nhận lễ kỷ niệm lần thứ 70 của hai sự kiện lịch sử năm nay: Kỷ niệm 70 năm thành lập Nhà nước Israel và Naqba.

“Hai sự kiện này mãi mãi được nối kết với nhau. Các thành viên Pax Christi và các đối tác sẽ một lần nữa cùng sát cánh trong tinh thần liên đới với người dân Palestine, đặc biệt là những người mà, sau bảy thập kỷ, vẫn còn là những người tị nạn, khi họ đánh dấu sự kiện kỷ niệm đầy trang trọng này”, tuyên bố cho biết. Tổ chức kêu gọi quyền trả lại hoặc bồi thường cho những người tị nạn Palestine như là một điều kiện tiên quyết cho một thỏa thuận hòa bình công bằng giữa Israel và Palestine, mà Pax Christi cho biết rằng một cam kết gia tăng từ cộng đồng quốc tế là “hết sức cần thiết”.

Minh Tuệ chuyển ngữ 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết