Hàn Quốc: Ngày Cổ võ Nông nghiệp Bền vững theo Tinh thần Laudato Si’

primopiano_17161

Trong một thế giới ngày càng mang tính công nghệ và kỹ thuật số, điều đặc biệt quan trọng là phải coi trọng nông nghiệp như một mối quan hệ trực tiếp với đất đai và hoa trái của nó, tôn trọng và thể hiện tinh thần của thông điệp Laudato Sì về việc chăm sóc Ngôi nhà chung của chúng ta. Chính vì lý do này, “Phong trào Đổi mới Nông thôn” do Cha Lee Seung-hyun lãnh đạo tại Tổng Giáo phận Seoul sẽ tổ chức “Ngày Nông dân” vào ngày 16 tháng 7 nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng. Ngày này được Hội đồng Giám mục Hàn Quốc thiết lập vào năm 1995 nhằm khuyến khích sự quan tâm và cầu nguyện của các cộng đồng Kitô hữu đối với nông dân cũng như khuyến khích thực hành tinh thần chia sẻ huynh đệ giữa thành thị và nông thôn.

Trong thông điệp nhân Ngày Nông dân lần thứ 28 năm nay, Đức Giám mục  Park Hyeon-dong, Chủ tịch Ủy ban Môi trường của Hội đồng Giám mục Hàn Quốc, đã nhấn mạnh “tầm quan trọng của nông nghiệp sinh thái trong thời kỳ thảm họa khí hậu” và đồng thời chỉ trích nền nông nghiệp công nghiệp hóa.

Vào Ngày đặc biệt này, Thánh lễ sẽ được cử hành tại Nhà thờ Chính Tòa Seoul, do Đức Giám mục Yoo Gyeong-chon, người chịu trách nhiệm về công tác mục vụ xã hội, chủ sự. Thành phố sẽ tổ chức một phiên chợ nông sản, “Chợ trăng rằm Myeongdong”, nơi người dân sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm, nếm thử và mua trực tiếp từ các trang trại.

Ngoài ra, các hoạt động khác nhau như chiến dịch bảo vệ hạt giống bản địa, chiến dịch văn hóa ăn chay và các hoạt động trao đổi giữa thành thị và nông thôn sẽ được trình bày tại khán đài. Trọng tâm sẽ là Laudato Si’, Thông điệp do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành năm 2015, trong đó có thông tin về cách thức bảo vệ trái đất và sống hài hòa với mọi loài tạo vật.

Nông nghiệp ở Hàn Quốc là một ngành đã trải qua sự thay đổi nhanh chóng. Vào thời điểm mới thành lập trong thời hậu chiến, Hàn Quốc là một quốc gia nông nghiệp điển hình với hơn 80% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp. Sau cải cách ruộng đất và làn sóng tự do hóa thương mại thế giới bắt đầu từ những năm 1980, nông nghiệp Hàn Quốc đã trải qua một sự chuyển đổi căn bản. Sau cải cách ruộng đất và làn sóng tự do hóa thương mại thế giới bắt đầu từ những năm 1980, nông nghiệp Hàn Quốc đã trải qua một sự chuyển đổi triệt để. Hàn Quốc đã trở thành quốc gia tự túc về gạo, lương thực thiết yếu, vào năm 1978 và năm 1996, Hàn Quốc trở thành quốc gia châu Á đầu tiên sau Nhật Bản cơ giới hóa nông nghiệp. Sự phát triển của nền nông nghiệp Hàn Quốc cũng kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan đến nông nghiệp như phân bón, máy móc nông nghiệp, hạt giống. Với chỉ 22% diện tích đất của đất nước được sử dụng cho nông nghiệp, Hàn Quốc có mức độ tự cung tự cấp rất thấp đối với các mặt hàng nông nghiệp, ngoại trừ gạo và khoai tây, trong khi 85% các loại thực phẩm khác được nhập khẩu. Quy mô trang trại khác nhau: từ các doanh nghiệp gia đình nhỏ đến các công ty lớn. Với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Hàn Quốc, tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP của Hàn Quốc đã giảm xuống còn 2,9%.

Với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, dân số nông nghiệp của Hàn Quốc đã dần bị thu hẹp và già đi, để cứu vãn ngành nông nghiệp, cũng nhờ sự quan tâm và tham gia của Giáo hội Công giáo, một phong trào nông nghiệp thân thiện với môi trường và thúc đẩy canh tác hữu cơ đã phát triển theo thời gian, điều đã được phản ánh cả trong lĩnh vực chính trị quốc gia lẫn trong các phong trào của nông dân. Các hợp tác xã nông dân và người tiêu dùng đang góp phần đưa Hàn Quốc trở thành một hình mẫu toàn cầu về nông nghiệp bền vững.

Minh Tuệ (theo Fides)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết