Hàn Quốc: "Giáo hội Bắc Triều Tiên trong trái tim tôi": Chiến dịch cầu nguyện tại Tổng Giáo phận Seoul

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 29-06-2018 | 15:07:14

Seoul (Agenzia Fides) – “Đối với vấn đề hòa giải thực sự, điều chúng ta cần phải làm đó chính là cầu nguyện. Chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Hòa bình, để qua lời cầu bầu của Mẹ, việc hòa giải thực sự có thể đạt được, vượt qua những nỗi đau khủng khiếp và kí ức về cảnh chiến tranh, và ngọn lửa đức tin ở Bắc Triều Tiên sẽ được sớm khơi dậy”: đây là những điều mà linh mục Kim Nam-woong, một linh mục trẻ của Giáo phận Seoul vừa mới được thụ phong vào năm 2018, và là cha xứ tại nhà thờ Hwayangdong, đã chia sẻ với các tín hữu cùng nhau quy tụ tại Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm, tại Seoul, tham dự “Thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình và hoà giải” lần thứ 1170, được tổ chức bởi “Ủy ban hòa giải nhân dân Hàn Quốc” của Tổng giáo phận Seoul, và cùng đồng tế với linh mục Kim Hun-il, Giám đốc chính trị của Ủy ban.

primopiano_6320“Thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình và hoà giải” đầu tiên được tổ chức vào tháng 3 năm 1995, do Đức Hồng y Kim Su-hwan chủ trì và kể từ đó, tất cả những ai muốn nhớ tới và cầu nguyện cho Giáo Hội ở Bắc Triều Tiên đều cùng nhau quy tụ tại Nhà thờ Chánh Tòa Seoul vào mỗi thứ Ba hàng tuần. Mỗi tuần, trong Thánh Lễ chúng ta đặc biệt nhớ đến 2 trong số 57 giáo xứ đã tồn tại ở Bắc Triều Tiên. Trong Thánh Lễ được cử hành hôm thứ Ba ngày 26 tháng Sáu vừa qua, ý cầu nguyện được dành riêng cho các giáo xứ Daeshinri và Gwanhuri thuộc giáo phận Bình Nhưỡng.

Như một bài thánh ca kết thúc, mọi người hiện diện trong Thánh lễ đều cùng nhau cất lên lời ca “Mong muốn của chúng ta là sự thống nhất”, một bài hát mà người dân Hàn Quốc dùng để chân thành cầu nguyện cho sự thống nhất giữa Bắc và Nam Triều Tiên, tiếp theo là “Kinh Hòa bình” của Thánh Phanxicô Assisi.

Như linh mục Kim Hun-il đã phát biểu với Fides, “quyết định cử hành Thánh lễ hoặc dành một khoảnh khắc nào đó cầu nguyện cho hòa bình và sự hiệp nhất được thực hiện vào ngày 15 tháng 8 năm 1995 trong một cuộc họp giữa Ủy ban Hòa giải nhân dân Hàn Quốc tại Hàn Quốc và” Hiệp hội Công giáo Chosun”, vốn nối kết những người Công giáo của Bắc Triều Tiên, một cơ quan chính thức được chính quyền Bình Nhưỡng công nhận. Kể từ đó, Cha Kim ghi nhận,”các tín đồ ở Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đã cùng nhau cầu nguyện, trong tinh thần hiệp thông tinh thần, duy trì mối liên hệ”.

Hiện tại, “Ủy ban Hòa giải Nhân dân Hàn Quốc” đã phát động một chiến dịch đặc biệt mang tên “Giáo hội Bắc Triều Tiên trong trái tim tôi”: các tín hữu cam kết đọc kinh cầu nguyện cho Giáo hội ở Bắc Triều Tiên mỗi sáng và mỗi tối, và tham dự ít nhất hai Thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình và hòa giải một năm. Ngoài ra, họ tham gia vào các chương trình tình nguyện hoặc bác ái, thường xuyên hoặc thỉnh thoảng.

Theo dữ liệu đã được Tổng giáo phận Seoul cung cấp cho Agenzia Fides, đã có 57 nhà thờ và 52.000 tín hữu Công giáo trung thành ở Bắc Triều Tiên ngay sau khi giành được độc lập từ Nhật Bản (năm 1945). Năm 1943, Hạt Đại diện Tông Tòa Bình Nhưỡng gồm có 19 giáo xứ, 106 cơ sở truyền giáo, 22 trung tâm giáo dục, và 17 cơ sở phúc lợi xã hội, con số các tín hữu được rửa tội là 28.400. Đức Cha Francesco Borgia Yong-ho Hong, Giám mục Địa phận Bình Nhưỡng đã bị chính quyền cộng sản bắt cóc vào năm 1949, và 15 linh mục khác trong giáo phận Bình Nhưỡng cũng đã bị bắt cóc và mất tích, trước và sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Kể từ đó Giáo hội Bắc Triều Tiên đã trở thành một “Giáo hội thầm lặng”.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết