Đức Thượng phụ Chính thống Syria: Người Kitô hữu Đông Phương di cư đến Tây Phương vẫn có thể giữ gìn những nét bản sắc của họ.
Sự khác biệt văn hóa giữa các Kitô hữu Đông Phương vàTây Phương đã được nâng lên thành một vấn nạn, ” tuyệt nhiên là văn hóa Đông Phương sẽ khác hoàn toàn với những gì người ta thấy ở Tây Phương. Sự khác biệt này lộ rõ nơi những khó khăn mà những người tị nạn phải đối mặt trong việc hòa nhập vào xã hội Tây phương”.
Về vấn đề này, các Kitô hữu dù đã được rửa tội ở Đông Phương khi di cư sang các nước phương Tây vẫn có thể được phép giữ gìn bản sắc của họ là Kitô hữu của Đông Phương, nhằm tránh việc các nét bản sắc của họ sẽ bị mai một khi chịu sự tác động của các nền văn hóa Tây Phương. Đây là một số gợi ý hùng hồn trong Thông Điệp gửi cho các tín hữu của Đức Thượng Phụ Mor Ignatius Aphrem II, Giám Mục Giáo Hội Chính Thống Syria, vào dịp đầu Mùa Chay.
Đại từ nhân xưng “Chúng ta” được Đức Thượng Phụ Chính thống Syria nhấn mạnh trong văn bản: “Chúng ta cũng cần phải làm việc về vấn đề hòa hợp nhiều khía cạnh của nền văn hóa của chúng ta với các xã hội Tây Phương mà không bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa vô thần Tây Phương và chủ nghĩa thế tục, vốn có thể xung đột với các giá trị Kitô giáo của chúng ta”.
Trong Thông điệp gửi đến cho Agenzia Fides, Đức Thượng Phụ Ignatius Ephrem II quan tâm sâu sắc việc dẹp bỏ cửa các cơ chế cũng như phản ứng bài ngoại đang xảy ra ở các nước phương Tây trước dòng di cư toàn cầu.
Đức Thượng Phụ cho biết: các quan chức và các nhà lãnh đạo chính trị đã bắt đầu thảo luận về các phương tiện luật pháp để hạn chế tổ chức và kiểm soát di cư. Họ đang phải làm như vậy bởi vì nhập cư đã trở thành một công cụ để gây áp lực lên các nước tiếp nhận người nhập cư. Một số người tị nạn đang gây ra nhiều vấn đề đối với các nước tiếp nhận dân nhập cư, dẫn đến chủ nghĩa cực đoan dân tộc ngày càng mạnh hơn và sự cuồng tín quốc gia ngày càng tăng. Một số khác lại chính trị hóa vấn đề này để gây áp lực đối với các nước. Họ quên mất nhân phẩm khi bàn về vấn đề này và quên mất sự cần thiết phải đối diện với những người tị nạn và di dân như là những người cần sự giúp đỡ, cần sự chấp nhận và đáng được quan tâm”.
Trong Thông điệp của mình, Đức Thượng phụ Chính thống cũng lên án việc “hành hạ, phân biệt đối xử”, mà những người tị nạn phải chịu đựng, và kêu gọi mọi người ý thức về “những trường hợp bị bách hại chỉ vì họ khác biệt tôn giáo trong các trại tị nạn ở châu Âu”.
Bút dịch (Nguồn:fides.org)