Giáo triều Rôma không phải là một khối bất di bất dịch

Giáo triều Rôma không phải là một tổ chức tự trị nhưng là một công cụ giúp việc cho Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, chỉ có ý nghĩa khi ở trong sự liên kết với Đức Giáo hoàng.

Từ hôm nay, thứ Hai 12/9, đến chiều thứ Tư 14/9, tại Vatican, sẽ diễn ra kỳ họp lần thứ 16 của Hội đồng các Hồng y (quen gọi là C9) với Đức Giáo hoàng. Nội dung các buổi thảo luận lần này sẽ vẫn là về việc cải tổ Giáo triều Rôma. Tiến trình cải tổ này đã được thực hiện khá mạnh với một số  Motu Proprio mà Đức Jorge Mario Bergoglio đã ban hành, theo đó, nhiều cơ quan Giáo triều đã được sáp nhập thành các cơ quan mới.

SS.Francesco - Incontro con i Cardinali Consiglieri  - (Copyright L'OSSERVATORE ROMANO - Servizio Fotografico - photo@ossrom.va)

Đức Thánh Cha và Hội đồng các hồng y – (Copyright L’OSSERVATORE ROMANO – Servizio Fotografico – [email protected])

Cuộc cải tổ Giáo triều Rôma là thực tế. Nó là một quá trình không thể đảo ngược, bắt đầu vào năm 2013 với việc thành lập Hội đồng các Hồng y quen gọi là C9, và thật ra là từ trước đó, với sự từ chức của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và các Mật viện tiếp theo dẫn đến cuộc bầu cử Đức Thánh Cha Phanxicô.

Nói cách ngắn gọn, nó là một con đường được xác định khá rõ ràng, được tiến hành với những thời điểm phân định khôn ngoan, một quá trình mà Đức Bergoglio rất chú tâm thực hiện từng bước một.

Quá trình cải tổ vẫn đang tiếp tục, nhưng không phải bằng cách đổi mới những gì đã tồn tại từ trước. Hoàn toàn khác! Đây là quá trình mở ra, trên thực tế, một cách suy nghĩ khác, và từ đó mới là những cách hành động mới mẻ. Bằng chứng của việc này là các Văn phòng mới (về truyền thông và về kinh tế) và các Bộ mới (Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống và Bộ Thúc đẩy sự Phát triển Con người Toàn diện) thay thế một số Hội đồng Giáo hoàng.

Đó có thể được hiểu như là một sự sắp xếp lại các cơ quan Tòa Thánh theo hướng đơn giản hóa và tạo điều kiện hoạt động hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, đó cũng có thể được hiểu như là sự thực hiện những dự án mang tính sáng tạo, thiết lập các cơ quan mới theo đòi hỏi của tình hình, đáp ứng nhiệm vụ cứu độ của Hội Thánh giữa thế giới. Hai Bộ mới được thành lập là những bằng chứng cho hướng cải tổ này.

Danh xưng của hai Bộ này là: Bộ Giáo dân – Gia đình – Sự sốngBộ Thúc đẩy sự Phát triển Con người Toàn diện. Với các chức năng hoạt động đặc biệt, hai Bộ này là những tổng hợp các chiều kích có liên hệ sâu xa với nhau: giáo dân – gia đình – sự sống; sự phát triển con người toàn diện.

“Sự phát triển con người toàn diện” cho thấy một chân trời hành động rõ ràng, lấy cảm hứng từ sự quy chiếu về ba văn kiện: Populorum Progressio – giáo huấn của Đức Thánh Cha Phaolô VI về phát triển, Caritas in Veritate – giáo huấn của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về chiều kích nhân loại của sự phát triển đó, và Laudato Sì – giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô về sự liên đới và sinh thái toàn diện. Rõ ràng, gốc rễ của cấu trúc mới nằm trong giáo huấn xã hội của Giáo Hội, như Đức Giáo hoàng đã viết trong Motu Proprio thiết lập Bộ Thúc đẩy sự Phát triển Con người Toàn diện.

Chắc chắn sẽ còn nhiều sự thay đổi nữa trong các cơ quan trung ương tại Vatican. Và chúng ta có quyền hy vọng về một sự năng động mới của Giáo Hội đứng trước những đòi hỏi mới của công cuộc Tin Mừng hóa thế giới.

Tân Thanh

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết