Giáo hội trên bờ vực của cuộc đấu tranh tự do

Trong một xu hướng báo động đối với các nhà tư tưởng Công giáo, năm thứ 11 liên tiếp, vấn đề tự do trên khắp thế giới đã giảm vào năm 2016. 

Một báo cáo hàng năm của Viện nghiên cứu Hoa Kỳ ‘Freedom House’ cho thấy chỉ có 45% trong số 195 quốc gia được khảo sát là tự do. 30% còn lại “tự do một phần” và một phần tư các quốc gia trên thế giới được đánh giá là “không tự do”. 

Tin tốt lành cho Canada đó chính là nước này hiện vẫn còn là một nơi vô cùng tự do (với chỉ số xếp hạng 99 trên 100 từ Freedom House, so với con số 89 đối với Hoa Kỳ và 95 đối với Vương quốc Anh), thế nhưng Canada không phải là tiêu chuẩn.

Các quốc gia như Brazin, Đan Mạch, Pháp và Mỹ tất cả đều đã suy giảm từ năm trước theo thang đo đánh giá các quyền về chính trị và tự do dân sự. Đối với nhiều người, kể cả những người Công giáo nổi bật, có nhiều bằng chứng đối với việc dân chủ đang bị đe dọa, vốn làm dấy lên mối lo ngại cho tương lai của Giáo hội Công giáo và các giá trị của Giáo hội.

“Vấn đề Dân chủ tự do đang bị đe doạ, và tất cả những ai yêu mến nó phải có biện pháp bảo vệ”, một văn kiện được biết đến với tên gọi là ‘Prague Appeal for Democratic Renewal’ (Lời kêu gọi Prague đối với việc Đổi mới Dân chủ), được công bố vào tháng 5 năm ngoái, tuyên bố. Bóng ma của một “trật tự thế giới hậu dân chủ” đã gây ra một sự xáo trộn đối với hơn 170 chính khách, các nhà khoa học và nghệ sĩ trên khắp thế giới tham gia vào việc ký kết Lời kêu gọi Prague.

08b6be2b9641889afd8c63fbbe16a7c2_XLNhững người kí tên bao gồm nhà văn người Mỹ viết tiểu sử về Thánh Gioan Phalô II, George Weigel, Đức Giám mục Công giáo Greco-Catholic Địa phận Paris, Đức Cha Borys Gudziak, cũng như cựu Thủ tướng Canada Kim Campbell và Irwin Cotler, cựu Bộ trưởng Tư pháp Công lý và Bộ Tư pháp.

Sau khi theo dõi việc Hoa Kỳ bầu chọn Donald Trump, Đảng Luật pháp và Công lý Ba Lan đã làm suy yếu hệ thống pháp lý và hiến pháp của nước này, và mối lo sợ của người Anh về vấn đề nhập cư đã dẫn đến sự kiện Brexit, Đức Giám mục Gudziak cảnh báo rằng khi chúng ta từ bỏ chế độ dân chủ, chúng ta sẽ phải lâm vào cảnh lo sợ.

“Ngày nay, trên toàn cầu, đã có một sự gia tăng đối với chế độ độc tài”, Đức Cha Gudziak phát biểu với The Catholic Register. “Điều thực sự là nền tảng, củng cố mong muốn đó – một mong muốn không lành mạnh – Giáo hội hiện trên bờ vực của cuộc tự do đấu tranh cho một trật tự vốn dẫn chúng ta ra khỏi chế độ dân chủ đó là sự sợ hãi”.

“Nguy cơ mà tất cả chúng ta phải đối mặt – kể cả người Công giáo hay không Công giáo – đó chính là sự trỗi dậy của các hình thức chủ nghĩa độc tài mới ở cả cánh tả lẫn cánh hữu”, nhà văn Weigel cho biết trong một email gửi The Catholic Register.

ĐTC Phanxicô đã bày tỏ lo lắng về chiều sâu cũng như sự chân thật của nền dân chủ hiện đại. Vào mùa xuân, ĐTC Phanxicô đã phát biểu với tờ Die Zeit của Đức, “chủ nghĩa dân túy là điều tà ác và đã chấm dứt một cách tồi tệ, như thế kỷ vừa qua đã cho thấy”.

Nhưng Giáo Hội không phải lúc nào cũng là người bảo vệ vĩ đại nhất cho nền dân chủ.

“Thật khó để nói rằng Giáo hội luôn chấp nhận dân chủ”, giáo sư thần học chính trị tại Đại học St Mark’s, Nick Olkovich, Vancouver nói. “Rõ ràng là sau khi cuộc cách mạng Pháp xảy ra, chủ nghĩa tự do là một từ nhơ nhuốc”.

Giáo hội, tất nhiên, không phải là một nền dân chủ. Trong suốt thế kỷ 19, các Giám mục Công Giáo và các nhà thần học đã chế giễu những lý tưởng cách mạng của Pháp về Lý tưởng “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” (“Liberté, Égalité, Fraternité”) và căm ghét mọi trường hợp của cái họ gọi là “chủ nghĩa thân Mỹ”, với sự thiếu vắng một tầng lớp quý tộc đã được củng cố.

Thông điệp ‘Syllabus of Errors’ năm 1864 của Đức Giáo Hoàng Piô về những sự sai lệch và chỉ mục bao gồm những cuốn sách bị cấm theo sau cuộc cách mạng đã khiến mọi thứ trở nên rõ ràng điều mà Vatican nghĩ về tự do báo chí.

“Giáo hội thực sự đã không thể phân biệt giữa cái tốt và cái xấu, giữa những điều tích cực và tiêu cực (trong các nền dân chủ hiến định). Họ đã vứt bỏ một điều gì đó quý báu cùng với điều mà họ không thích”, giáo sư Olkovich nói. “Một số người vẫn muốn rút khỏi cam kết trong nền chính trị hiện đại. Họ có xu hướng nghĩ về nền dân chủ và chủ nghĩa tự do chủ yếu theo cách tiêu cực mà Giáo hội đã lên án”.

Tuy nhiên, kể từ khi Đức Giáo Hoàng Lêô XIII bắt đầu ban hành các Thông điệp vào cuối những năm 1800 (85 trong số những Thông điệp đó, bắt đầu bằng một Thông điệp về “những tệ nạn xã hội”) đã có một sự khai mở dần dần về nền dân chủ trong Giáo huấn xã hội Công giáo.

“Để nói rằng dân chủ là cần thiết và tự do tôn giáo là một yêu cầu gắn liền với phẩm giá con người – đó là điều mà Giáo hội được kêu gọi để bảo vệ một cách đặc biệt”, giáo sư Olkovich nói.

Chính các cuộc Thế chiến đã thúc đẩy Giáo hội phải xem xét lại thái độ của mình.

 “Hình thức dân chủ của chính phủ dường đối với nhiều người như là một định đề về tự nhiên do chính lý trí áp đặt”, Đức Giáo Hoàng Piô XII nhấn mạnh trong Sứ điệp Giáng sinh năm 1944 của mình.

Đức Giáo Hoàng Piô đã chứng kiến Đảng Quốc xã phá hoại các thể chế dân chủ của nền cộng hòa Weimar Đức và theo dõi sự gia tăng của chủ nghĩa dân túy của Mussolini đối với việc phát xít kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống ở Ý, bao gồm cả Giáo hội. Ngài đã đến để chứng kiến bất kỳ hình thức chính phủ nào thao túng quần chúng như là một mối nguy hiểm đối với phẩm giá con người.

“Phẩm giá của con người chính là phẩm giá của cộng đồng luân lý mà Thiên Chúa muốn”, Đức Piô nhấn mạnh. “Phẩm giá của các nhà chức trách chính trị chính là phẩm giá bắt nguồn từ việc chia sẻ quyền lực của Thiên Chúa … một nền dân chủ chính thức thuần túy có thể thường được sử dụng như một dấu hiệu đối với tất cả những gì trong thực tế là kém dân chủ nhất”. 

Công việc tiên phong thực sự về dân chủ và mối quan hệ giữa đức tin và tự do xuất phát từ phía ngoài của Giáo hội hơn là trung tâm của nó.

Khi Giáo hội Công giáo Byzantine Ukraina trải qua 5 thập kỷ chính thức bị trục xuất và áp bức dưới chế độ Xô viết, người Công giáo Ukraina đã nhìn về phương Tây dân chủ với lý tưởng để có thể duy trì Giáo hội.

Khi nền dân chủ hậu Xô-viết còn non nớt, đầy thiếu sót và thậm chí là tham nhũng của Ukraina đang bị đe dọa bởi một thỏa thuận tối tăm với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào năm 2014, chính những người Công giáo Ukraina, những người đã chiếm đóng quảng trường trung tâm Kiev cho cái mà họ gọi là “cuộc cách mạng nhân phẩm”.

“Một cách hết sức hoài nghi, các chính trị gia – đặc biệt là trong thời hiện đại – đã kêu gọi nỗi sợ hãi đó khiến mọi người phải tống khứ đi sự tự do của họ”, Đức Cha Gudziak nói. “Đó là lý do tại sao Tin Mừng về Đức Kitô, Đấng giải thoát chúng ta ra khỏi sự sợ hãi, lại hết sức lớn lao đối với những đặc điểm cơ bản về dân chủ”.

Đặc điểm cơ bản đó chính là cốt lõi những Giáo huấn của Thánh Gioan Phaolô II khi Ngài đối mặt với quyền lực Xô viết tại Ba Lan.

“Con người là một sinh vật tự do và có lý trí. Đó là những con người có hiểu biết và có trách nhiệm. Họ có thể và phải, với sức mạnh tư duy cá nhân, đến để nhận biết sự thật. Họ có thể và phải chọn lựa và quyết định”, Thánh Gioan Phaolô II nói.

 Khi người Công giáo ủng hộ một cách có phản xạ các chính trị gia, những người hứa hẹn sẽ khôi phục lại một số trật tự cũ hoặc hòa bình xã hội đã qua rồi, điều đó thậm chí còn khiến nhà văn Weigel không khỏi tức giận. Người Mỹ bảo thủ chỉ đơn giản là không ủng hộ ứng cử viên Donald Trump đã đưa ra các cử tri Công giáo về phá thai và tự do tôn giáo vào năm 2016.

“Quan điểm cho rằng Donald Trump, người tự xưng là một người ngưỡng mộ Vladimir Putin, sẽ bảo vệ các Kitô hữu bị bách hại tại Trung Đông là điều lố bịch khi tuyên bố rằng ông Putin, từng là kẻ sát nhân của KGB và một tên tham quan hiện tại, chẳng hề bận tâm gì đối với các nạn nhân Kitô giáo của tổ chức ISIS”, Đức Cha Gudziak viết trong cuốn First Things ngay trước cuộc bầu cử năm ngoái ở Mỹ .

Khi các Giám mục Ba Lan chúc lành cho những người phản động ủng hộ dân chủ trong Đảng Luật pháp và Công lý, điều đó sẽ để lại sự tức giận và chát chúa đối với nhà văn Weigel. “Các Giám mục Ba Lan thiếu óc phê bình đối với đảng Luật pháp và Công lý đã không tuân theo Giáo huấn Xã hội của Đức Gioan Phaolô II, nhưng lại phụ thuộc vào mô hình tương tác giữa Giáo hội và nhà nước vào những năm 1950 và những năm 1930 tại Ba Lan”, Đức Cha Gudziak nói.

“Tôi nhận thấy một số tương đồng (giữa thời đại ngày hôm nay và thời đại Hitler, Mussolini và Stalin)”, Robert Ventresca, giáo sư lịch sử của King’s University College thuộc Đại học Western London, Ontario nói. “Nó nằm trong trong mối lo ngại về xã hội, văn hoá, kinh tế và nhân khẩu học dường như đang tiếp nhiên liệu, ít nhất một phần, cho các phong trào, các ý tưởng, và các nhân vật dân túy.

“Nó cũng dường như đang thúc đẩy sự tín nhiệm của những kẻ mị dân, giống như những kẻ mị dân trong thế kỷ vừa qua, những người đang đưa ra các giải pháp đơn giản nhưng quyến rũ cho những điều gây phiền não trên thế giới – hay những gì mà mọi người nghĩ là gây phiền não đối với thế giới ngày nay”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết