“Okay din si Duterte!” (Duterte cũng được đấy chứ!), bố tôi nói câu ấy cách đồng thuận. Khi mọi người ngồi quanh bàn ăn tối cùng nhau, cuộc nói chuyện về vị tổng thống Philipin hiếu chiến đã làm nóng bầu khí bữa ăn gia đình tôi.
Năm ngoái, trong khoảng thời gian diễn ra cuộc bầu cử ở Philipin, tất cả những người trưởng thành xung quanh tôi chỉ bàn tán về ông Rodrigo Duterte, một ứng viên tổng thống đầy hứa hẹn, một thị trưởng đến từ thành phố Davao. Họ cũng có đồng quan điểm như bố tôi. Phải có một biện pháp nào đó đối với các tội phạm, sự nghèo đói và các bất công xã hội chứ. Vì đó là lí do đã khiến rất nhiều người chúng tôi phải di cư. Phương tiện dường như đã trở thành cứu cánh.
Duterte đã thề sẽ tiêu diệt tội phạm và xóa bỏ tham nhũng một lần và mãi mãi. Ông đưa ra một giải pháp triệt để cho những ai dám đứng ngoài vòng pháp luật – đó là cái chết.
Một số người đã rất ấn tượng với vị lãnh đạo có những phát ngôn cứng rắn, nhưng tiếng nói mạnh mẽ mà không sợ hãi đi ngược lại với khuynh hướng của xã hội. Kể từ thời điểm Duterte được bầu làm tổng thống, Giáo hội Công giáo Philipin đã đảm nhận vai trò phản đối chính thức.
Đức Tổng Giám mục Philipin Sacrates Villegas phản đối các đạo luật và sư thách thức người Công giáo của Duterte: “Có biết bao nhiêu người Công giáo đã tuyên bố cách công khai và rộng rãi rằng ‘tôi là một người Công giáo nhưng tôi cũng đồng ý rằng những kẻ nghiện ma túy phải bị giết hết vì chúng thật vô dụng. Tôi là người Công giáo nhưng tôi ủng hộ án tử hình.’ ”
Chúng ta chứng kiến Giáo hội Công giáo phản đối lại chính quyền khi nhân phẩm bị xâm phạm nhân danh công lý. Chúng ta cũng nên nhớ rằng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và vai trò của Giáo hội trong sự sụp đổ của cộng sản Đông Âu. Ở Syria, các linh lục và nữ tu đã và đang phải tử vì đạo bởi Nhà nước Hồi giáo vì dám đứng lên chống lại sự áp bức cải đạo của Hồi giáo.
Chúng ta cũng nhớ đến lời nói của Đức Chân Phước Mẹ Têrêsa khi Mẹ nhận giải Nobel Hòa bình năm 1979. Mẹ đã công khai chỉ trích nạn phá thai và yêu cầu các nhà lãnh đạo “bảo vệ những đứa trẻ chưa được sinh ra.”
Và hiện nay ở Canada, Giáo hội cũng đang ủng hộ các bác sĩ Công giáo giữ vững đức tin trong việc chống lại phương pháp an tử và trợ tử.
Việc xa rời quê hương khiến cho tôi không thể nắm rõ tình hình chính trị của Philipin. Nhưng chứng kiến cuộc đấu tranh của Giáo hội chống lại lội ác cấp độ quốc gia này đã thúc đẩy tôi hành động.
Trong một xã hội mà các thủ tục được xem trọng hơn mạng sống con người, chúng ta nên chống lại nền văn hóa của cái chết và sự giết chóc nhân danh công lý và tự do. Các vị Thánh Tông đồ và Thánh Tử đạo Công giáo đã dạy chúng ta rằng là một người bước đi theo Chúa Kitô và Giáo hội của Người, chúng ta được mời gọi trở thành những người lính đấu tranh cho lòng nhân ái và là những chiến binh bảo vệ các linh hồn.
Trong tháng 3, Chính phủ Philipin đã tiến thêm một bước trong việc khôi phục án tử hình sau hơn một thập niên bãi bỏ. Trong gần một năm dưới thời tổng thống Duterte, hơn 8000 người đã bị thiệt mạng.
Được mệnh danh là Kẻ trừng phạt, biệt đội sát thủ của Duterte tiếp tục thủ tiêu các cá nhân có liên quan đến thế giới ma túy. Với những linh hồn lạc lối như vậy, chúng ta hãy cùng cầu nguyện “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đưa các linh hồn lên Thiêng đàng, nhất là những linh hồn cần đến Lòng Chúa Thương Xót hơn.”
(Goquiolay, 24 tuổi, là một cây viết tự do ở Toronto.)
Huỳnh Phi chuyển ngữ