ĐTC Phanxicô muốn làm cho Giáo hội được trở nên dễ chịu hơn. Ngài không cố gắng vứt bỏ một số thứ chỉ vì mục đích thay đổi, nhưng Ngài cũng không e ngại việc phải đối diện với tất cả những thứ cản trở việc loan báo Tin Mừng.
Bốn vị Hồng Y với năm điểm nghi vấn của họ đã trở lại. Bốn vị Hồng Y cao niên – ĐHY Walter Brandmüller, Raymond Burke, Carlo Caffarra, và Joachim Meisner – đã gửi một bức thư cho ĐTC Phanxicô yêu cầu một cuộc gặp với Ngài, theo Edward Pentin của tờ National Catholic Register. Các Hồng Y muốn biết tại sao ĐTC Phanxicô chưa có một sự trả lời về các điểm nghi vấn của họ.
Để nhớ lại sự kiện này, vào tháng 11 năm ngoái, bốn vị Hồng Y đã gửi một danh sách những điểm nghi vấn, hoặc những câu hỏi, tới cả ĐTC Phanxicô và Tổng Trưởng của Bộ Giáo Lý Đức Tin. Các câu hỏi không phải là những vấn đề thực sự. Thậm chí chúng chỉ như là những cái bẫy, trên hết chúng giảm những vấn đề về mục vụ và thần học phức tạp trở thành những câu trả lời “có” hoặc “không”; kế tiếp chúng cũng đặt ra các câu hỏi sao cho chỉ có một câu trả lời vốn có thể được coi là chính đáng và chính thống. Chẳng hạn, câu hỏi thứ ba như sau: “Sau ‘Amoris Laetitia’ (số 301) có phải vẫn có thể xác định rằng một người thường xuyên sống nghịch lại với luật của Thiên Chúa, như luật cấm ngoại tình (Mt 19, 3-9), thấy mình trong một tình trạng tội trọng khách quan thường xuyên (Hội Đồng Giáo Hoàng về Giải thích Văn bản Giáo luật, ‘Bản tuyên bố’, ngày 24/6/2000) hay không?”. Điều này cũng giống như câu hỏi mưu mẹo trong cuộc họp báo trước kia: “Khi nào thì anh ngừng đánh vợ?”. Không có cách nào hay ho để trả lời điều đó.
Linh mục Louis Cameli, Tổng đại diện và trưởng ủy ban giáo lý đức tin thuộc Tổng Giáo phận Chicago, đã chứng minh một cách dứt khoát trong một bài báo ở Mỹ về lý do vì sao ĐTC Phanxicô lại hết sức đúng đắn khi không phúc đáp những điểm nghi vấn này. Linh mục Cameli viết:
“Các ‘Dubia’ không phải thực sự là những biểu hiện nghi vấn hoặc những câu hỏi, đúng hơn đó là sự khẳng định rằng ‘Amoris Laetitia’ dường như đã từ bỏ hay thay đổi những Giáo huấn then chốt đối với truyền thống Công giáo, đặc biệt những điều đã được Thánh Gioan Phaolô II trình bày trong Thông điệp ‘Veritatis Splendor’ (1993) của mình… Tôi cho rằng các ‘Dubia’ bắt nguồn từ một sự hiểu lầm căn bản về bản chất của ‘Amoris Laetitia’ và thực sự không hiểu hết những sự đổi mới bắt đầu với Công Đồng Vatican II, được tiếp nuôi dưỡng bởi Đức Gioan Phaolô II, trong đó có thông điệp ‘Veritatis Splendor’ của Ngài”.
Những điểm này cho thấy tính toàn diện của vấn đề đặt đối nghịch với ĐTC Phanxicô. Không phải chỉ là họ phản đối vấn đề này hay tuyên bố đó, mặc dù họ làm vậy. Vấn đề là họ đang cố đặt Công đồng Vatican II – được xem như một loại kem đánh răng, trở lại tuýp kem và bởi vì điều đó không phù hợp.
Thông thường, ý tưởng rằng một vị Hồng y đang yêu cầu một cuộc hội kiến với Đức Giáo Hoàng không đáng được đưa lên mặt báo. Người bạn cũ của tôi, TGM Roberto Gonzalez Địa phận San Juan, Puerto Rico, đã có hai cuộc hội kiến với Đức Thánh Cha Phanxicô giống như có nhiều tuần trong tháng Sáu! Nhưng điều khác biệt với yêu cầu từ bốn vị Hồng y này đó chính là việc họ đã công bố lá thư yêu cầu cuộc hội kiến với ĐTC Phanxicô, và đó là điều mà người La Mã gọi là ‘brutta figura’ (một sự đánh lừa)!
Không có gì đáng ngạc nhiên khi bức thư này được tìm thấy nằm trong tay kí giả Edward Pentin để được công bố. Ông Pentin làm việc bán thời gian với tư cách là phóng viên Tòa Thánh tại tờ Register và làm việc bán thời gian với tư cách là người cổ vũ cho việc phản đối ĐTC Phanxicô. Tại Hội nghị Thượng đỉnh, các phóng viên khác đã nhận thấy rằng kí giả Pentin đã tạo ra một đường thẳng trực tiếp cho ĐHY Burke cùng với những sự bất mãn khác sau khi kết thúc mỗi phiên họp.
Không có gì ngạc nhiên khi Raymond Arroyo dành toàn bộ cho cuộc hội kiến trên chương trình EWTN của mình vào tuần trước, khi phỏng vấn kí giả Pentin đầu tiên và sau đó là linh mục Gerald Murray của Tổng Giáo phận New York. Linh mục Murray đã từng là một trong những người chỉ trích thẳng thừng nhất đối với Amoris Laetitia, và dường như linh mục này nghĩ rằng mình, chứ không phải Đức Thánh Cha Phanxicô, là tiếng nói chính thực của Huấn Quyền Của Giáo Hội. Linh mục Murray, cũng giống như bốn vị Hồng y, muốn tất cả mọi thứ và mọi người phải đều phù hợp với những quy tắc Giáo hội mà vị linh mục này cho rằng bất di dịch, và khi cuộc sống không phù hợp với những quy tắc đó, điều đó cũng không tốt đối với những người không chấp nhận hay không thể chịu nổi điều đó. Họ nên chấp nhận và vượt qua điều đó. Ai đó nên nhắc nhở linh mục Murray rằng chúng ta chỉ đưa một người nào đó vào quan tài khi họ đã chết.
Tôi đang sửa lại ngôi nhà nơi tôi đã được nuôi nấng lớn lên. Tôi sẽ thực hiện một số thay đổi quan trọng: Mẹ tôi là một phụ nữ có một thị hiếu tinh tế, nhưng thị hiếu của bà không hoàn toàn thích hợp với tôi. Chẳng hạn như, màu sắc yêu thích của bà là màu xanh lam, và do đó, phòng khách, sảnh lớn và phòng ăn tất cả đều được sơn màu xanh, và phòng ngủ ở tầng dưới, phòng làm việc nhỏ và khu bếp đều có màn che màu xanh hoặc màn cửa màu xanh hết sức nổi bật. Giờ đây, tôi yêu mẹ tôi, và tôi cũng thích màu xanh, nhưng tất cả đã quá đủ rồi: Phòng ăn đã được sơn màu đỏ. Một ngày nọ, chị gái tôi nói rằng giờ này tôi không thể vứt bỏ một món đồ nào đó mà tôi đã đánh dấu để đem quăng ra bãi rác vì nó có một ý nghĩa tình cảm nào đó. Tôi giải thích rằng tôi không hề quan tâm đến việc sống trong một viện bảo tàng, tôi phải biến căn nhà trở thành một nơi thuộc về tôi và làm cho nó trở nên sống động hơn.
Đối với bốn vị Hồng y, cũng như các kí giả Pentin, Arroyo và linh mục Murray, Giáo hội là một viện bảo tàng và không ai có thể thay đổi bất cứ điều gì trong đó. ĐTC Phanxicô muốn làm cho Giáo hội được trở nên dễ chịu hơn. Ngài không cố gắng vứt bỏ một số thứ chỉ vì mục đích thay đổi, nhưng Ngài cũng không e ngại việc phải đối diện với tất cả những thứ cản trở việc loan báo Tin Mừng. ĐTC Phanxicô thừa nhận sự thật về những điều mà John Henry Newman đã nói cách đây rất lâu: “Trong một thế giới cao hơn thì khác, nhưng ở đây sống là để thay đổi, và để được trở nên hoàn hảo thì phải thay đổi thường xuyên”.
Minh Tuệ (theo NCR)