Giáo hội Iraq kêu gọi ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình

Đức Thượng Phụ Chaldean đưa ra lời kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình. Đối với ĐHY Sako, vấn đề Iraq Iraq không chỉ là vấn đề về chính trị, mà cả về văn hóa và tinh thần. Số người chết là 320 người và 16.000 người khác bị thương. Đức Giám mục phụ tá Địa phận Baghdad cảnh báo rằng rất ít hành động được thực hiện đối với tương lai của thanh thiếu niên và người nghèo. Giới trẻ Iraq đã vượt qua những sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo.

 IRAQ_-_manifestazioni_e_chiesa_digiuno

Baghdad (AsiaNews) – Iraq và hầu hết các nước Ả Rập đều phải đối mặt với vấn đề “về văn hóa và tinh thần”, chứ không phải là vấn đề “thuần túy chính trị”. Tình trạng trộm cướp, lừa đảo, cực đoan và bạo ngược thống trị bởi vì không có một động lực về tôn giáo, tinh thần và luân lý mạnh mẽ và vững chắc”, theo Đức Thượng Phụ Chaldean, ĐHY Louis Raphael Sako, trong một thông điệp gửi tới AsiaNews.

Đối với Đức Hồng y Sako, vấn đề gắn liền với việc giáo dục “trong gia đình và cộng đồng, vốn đầy rẫy những định kiến, phong tục và tập quán lỗi thời” vốn “không dựa trên sự suy luận và phân tích”.

Một lần nữa phát biểu về các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra vào tháng trước, một lần nữa diễn ra trong hai tuần qua sau khi tạm lắng, Đức Thượng Phụ Chaldean bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về sự tàn bạo của cảnh sát, vốn đã khiến ít nhất 319 người chết, chủ yếu là thường dân.

Giữa bối cảnh của tình trạng bạo lực và căng thẳng, ĐHY Sako kêu gọi các Kitô hữu Iraq cùng nhau ăn chay trong ba ngày, bắt đầu từ sáng thứ Hai ngày 11/11 cho đến tối thứ Tư ngày 13 tháng 11 “để cầu nguyện cho hòa bình và sự trở lại ổn định”.

Cùng với việc ăn chay, ĐHY Sako mong muốn các tín hữu cùng nhau hiệp ý cầu nguyện với lời nguyện mà ngài đã đọc vào ngày 4 tháng 11 tại Nhà thờ Thánh Giuse tại  Baghdad, trong một cuộc gặp gỡ đại kết vì hòa bình được thúc đẩy bởi các nhà lãnh đạo Giáo hội Iraq.

Đối với ĐHY Sako, “Điều chúng ta cần đó chính là sự hiểu biết cẩn trọng về Iraq sau cuộc xâm lược của Hoa Kỳ vào năm 2003. Cuộc biểu tình trong vài tuần qua là một phản ứng tự phát” đối với những đau khổ trong những năm qua. Chúng đang diễn ra “dưới lá cờ của Iraq”, chứ không phải là “những biểu ngữ của nhiều đảng phái hay phe phái khác nhau” với việc những người biểu tình “vượt qua chủ nghĩa giáo phái” để đoàn kết nên một với nhau, chia sẻ cùng một “bản sắc dân tộc”.

ĐHY Sako cảnh báo chính phủ rằng họ phải “giành được sự tin tưởng” của những người trẻ tuổi và đồng thời tham gia vào “cuộc đối thoại can đảm” và “cuộc cải cách kinh tế” vốn có thể phân phối lại sự giàu có.

Sự quan ngại của ĐHY Sako cũng đã được chia sẻ bởi Đức Giám mục phụ tá Địa phận Baghdad, Đức Cha Shlemon Warduni. Theo quan điểm của Đức Cha Warduni, có quá nhiều người “theo đuổi sở thích cá nhân của riêng họ”, và “chẳng hề quan tâm đến thiện ích chung, đặc biệt là tình trạng của những người trẻ và những người nghèo”.

“Những người Iraq trẻ tuổi chính là động lực chính đằng sau cuộc biểu tình. Họ đã học xong, nhưng không có công ăn việc làm và chẳng biết làm gì”, Đức Cha Warduni phát biểu với AsiaNews.

“Có rất nhiều sự hỗn loạn và hoang mang trên các đường phố. Các cuộc biểu tình cho thế giới thấy rằng chúng ta đang ở trong tình trạng vô cùng thảm khốc và chúng ta không biết phải làm gì bởi vì mọi người không tìm kiếm thiện ích chung. Họ không quan tâm đến lợi ích của mọi người”.

Vị Giám chức lo lắng về sự leo thang của tình trạng bạo lực, “vốn đã khiến hơn 300 người thiệt mạng và 16.000 người bị thương. Chúng ta không thể chỉ đứng bên cạnh ngó nhìn. Với tư cách là một Giáo hội, phản ứng của chúng ta đó chính là ăn chay và cầu nguyện”.

Đối với vị Giám chức, điều quan trọng đó chính là việc chứng kiến “những người Iraq trẻ tuổi biểu tình trên đường phố đằng sau lá cờ Iraq chung. Họ không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, mà chỉ mong muốn lợi ích chung của cả đất nước, thậm chí ngay cả khi họ lo lắng về các cuộc tấn công chống lại họ và các vụ bắt cóc thường dân của các băng đảng vũ trang”.

Trên bình diện quốc tế, khi tình trạng căng thẳng tiếp tục gia tăng, các cường quốc phương Tây và các tổ chức nước ngoài đang theo dõi chặt chẽ tình hình. Để chấm dứt cuộc khủng hoảng, Hoa Kỳ đang kêu gọi các cuộc bầu cử và cải cách mới, trong khi các nhóm nhân quyền khác nhau cảnh báo rằng đất nước này có thể rơi vào “một cuộc đổ máu”.

Cảnh báo rằng “bầu không khí sợ hãi đã xảy ra”, phái đoàn Liên Hợp Quốc tại Iraq (UNAMI) đã kêu gọi các lực lượng an ninh thể hiện “sự kiềm chế tối đa trong việc xử lý các cuộc biểu tình, bao gồm việc không sử dụng đạn dược sống, cấm sử dụng không đúng cách các thiết bị không gây chết người (chẳng hạn như hộp hơi cay)”.

UNAMI cũng đã yêu cầu phóng thích những người biểu tình bị bắt trong những tuần lễ gần đây và một cuộc điều tra về vụ bắt cóc các nhà hoạt động và các bác sĩ, những người đã đã bị lực lượng an ninh hoặc các nhóm vũ trang bắt giữ.

Cơ quan LHQ hy vọng sẽ chứng kiến một loạt các biện pháp được thực hiện trong vài tuần hoặc vài tháng tới, bao gồm việc cải cách bầu cử và hiến pháp, truy tố những người bị cáo buộc tội tham nhũng và ban hành luật để ngăn chặn việc đút lót hối lộ.

Minh Tuệ (theo Asia News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết